Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương, trong điều kiện cạnh tranh tự do trên thị trường tiền

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại nhtmcp sài gòn công thương, trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường tiền tệ việt nam hiện nay (Trang 94 - 99)

- Nguyên nhân chủ quan

3.2.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương, trong điều kiện cạnh tranh tự do trên thị trường tiền

VIỆT NAM HIỆN NAY

3.2.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương, trong điều kiện cạnh tranh tự do trên thị trường tiền

Công Thương, trong điều kiện cạnh tranh tự do trên thị trường tiền tệ Việt Nam

3.2.1.Nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP Sài Gòn công thương

3.2.1.1. Nâng cao năng lực tài chính

Chất lượng tài chính của một ngân hàng khẳng định uy tín của ngân hàng đó trên thị trường tiền tệ. Để có được năng lực tài chính tốt NHTMCP Sài Gòn Công Thương đã lỗ lực làm tốt các chỉ tiêu tài chính như nâng cao chất lượng tài sản, nguồn vốn, các chỉ tiêu sinh lời của ngân hàng.

Nâng cao quy mô vốn điều lệ

Theo chuyên gia tài chính, ngân hàng mà ít vốn giống như người mở cửa hàng mà không có hàng bày ra bán. Vốn điều lệ là cơ sở để ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ mới. Vốn cũng

là điều kiện để hút khách hàng, đứng vững trước rủi ro. Việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp các ngân hàng tăng trưởng nhanh hơn về quy mô kinh doanh và khả năng sinh lời. Vì vậy các ngân hàng đang không ngừng phát triển về quy mô tài sản lần vốn điều lệ. Theo xu hướng đó, SGB cần tăng vốn điều lệ để đáp ứng nhu cầu phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời đáp ứng số vốn tối thiểu 3000 tỷ đồng đến cuối năm 2010 theo quy định của NHNN. Dấu hiệu tăng vốn điều lệ cho thấy hệ số an toàn tài chính của SHB đang được cải thiện đáng kể, tiềm lực tài chính lành mạnh hơn và thể hiện rằng các DN trong nước cũng tin tưởng hơn vào ngân hàng bằng việc đầu tư nhiều hơn vào hệ thống này (mua cổ phiếu, gửi và vay tiền). Tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu, trích lập từ Quỹ dự phòng chung, đánh giá lại tài sản cố định, các nguồn huy động vốn vay dài hạn khác từ các tổ chức định chế tài chính.

Giải pháp làm sạch bảng cânđối kế toán

Thực hiện giải pháp làm “sạch” bảng cân đối kế toán, SGB nên tách bạch phần nợ xấu ra khỏi ngân hàng. Nội dung của giải pháp này SGB chuyển toàn bộ phần nợ xấu (cả nội bảng và ngoại bảng) sang một Công ty chuyên trách tiếp nhận và xử lý nợ xấu (Công ty mua bán nợ và tài sản). Chính vì SGB đã thực hiện mua bán nợ với Công ty mua bán nợ và tài sản do chính phủ thành lập, hoàn toàn độc lập với các NHTM, có quy mô vốn lớn và có đủ quyền để giải quyết các vấn đề phức tạp trong việc xử lý nợ, sẽ chuyên mua bán các tài sản tồn đọng, tạo điều kiện để các ngân hàng thu hồi vốn. Sau đó Công ty này sẽ khai thác, làm tăng giá trị tài sản rồi bán đi, thu hồi vốn để mua tiếp các khoản nợ khác.

Đối với những khoản nợ xấu của các doanh nghiệp mà NHTMCP Sài Gòn Công Thương không chuyển giao cho Công ty mua bán nợ thì SGB có thể chủ động áp dụng các biện pháp cơ cấu lại tài chính và hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, SGB cần tăng cường hoạt động với các cơ quan ban ngành liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu. Trong đó, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mãi tài sản, xử lý tài sản là đất đai, bất động sản; khâu thi hành án, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý của tài sản.

Nâng cao chất lượng tài sản

Tài sản của 1 NHTM thể hiện ở bên tài sản có trên Bảng cân đối kế toán của NHTM đó. Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản có sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM mà tài sản có bao gồm tài sản sinh lời (Chiếm từ 80-90% tổng tài sản có) và tài sản không sinh lời (chiếm từ 10-20% tổng tài sản có). Tài sản sinh lời gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính và các khoản đầu tư vào giấy tờ có giá chứng khoán, góp vốn liên doanh liên kết… Chất lượng tài sản của NHTM là 1 chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về tài chính, năng lực quản lý của một tổ chức tín dụng. Hầu hết rủi ro trong kinh doanh tiền tệ đều tập trung ở tài sản có

Vì vậy NHTMCP Sài Gòn Công Thương đã tăng cường hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp có uy tín, đồng thời giảm các khoản phải thu khách hàng, đầu tư tài sản cố định phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Nâng cao khả năng thanh toán và khả năng sinh lời

Bảo đảm an toán vốn trong hoạt động kinh doanh của 1 NHTM: Đảm bảo khả năng thanh toán là khả năng sẵn sàng chi trả, thanh toán cho khách hàng của NHTM và khả năng bù đắp những tổn thất khi xảy ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Vì vậy,các chỉ tiêu này NHTMCP Sài Gòn Công Thương luôn thực hiện tốt trong tương lai, các chỉ tiêu sinh lời như ROA, ROE đều tăng qua các năm, có được điều này là do ngân hàng tăng doanh thu, lợi nhuận qua các năm do hoạt động đầu tư tài chính, chênh lệch tiền lãi. Đồng thời ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh toán thì SGB đã tăng tài sản ngắn hạn và giảm các khoản nợ phải trả

3.2.1.2. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ phù hợp nhu cầu thị trường

Hiện nay, NHTMCP Sài Gòn Công Thương đã triển khai nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng để tăng cường khả năng huy động vốn như miễn phí mở tài khoản, đăng ký sử dụng thẻ ATM của ngân hàng. Để khuyến khích việc sử dụng thẻ ngân hàng đã xây dựng các tiện ích cho thẻ như sử dụng thẻ để thanh toán trực tuyến, thanh toán hàng hóa tại các siêu thị, thực hiện giao dịch trên internet,…Như vậy sẽ tăng lượng tiền gửi mà chi phí tiền gửi sẽ thấp.

Ngoài ra NHTMCP Sài Gòn Công Thương đã triển khai các dịch vụ chuyển tiền trong nước, kinh doanh ngoại hối, dịch vụ ngân quỹ, thu chi hộ, xác nhận khả năng tài chính rất tiện ích cho khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của ngan hàng

Trong thời gian tới, theo xu thế phát triển - hội nhập của hệ thống NH Thương mại Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương sẽ liên tục đổi mới hoạt động: cung ứng thêm nhiều sản phẩm dịch vụ, thay đổi phong cách phục vụ, ưu đãi các khách hàng giao dịch thường xuyên, mở rộng mạng lưới hoạt động, hướng tới phục vụ khách hàng bằng những sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại với chất lượng tốt nhất dựa trên nền tảng công nghệ NH tiên tiến … nhằm thực hiện thành công mục tiêu là một trong những Ngân hàng TMCP lớn mạnh hàng đầu trong hệ thống NHTMCP

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các NHTM đều lựa chọn dịch vụ bán lẻ là mục tiêu đầu tư, gây khó khăn cho SGB khi triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Đặt ra yêu cầu SGB cần có chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ. Xác định thị trường mục tiêu, đối tượng, nhu cầu, thị hiếu khách hàng để xây dựng định hướng phát triển dịch vụ phù hợp. Nghiên cứa, triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, mang tính khác biệt như: tư vấn về quản trị tiền mặt cho khách hàng, quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài

chính cho cá nhân và doanh nghiệp. Xác định rõ cơ cấu hoạt động dịch vụ, phát triển các dịch vụ phát huy được lợi ích, thế mạnh mạng lưới, công nghệ… của SGB. Nghiên cứu chính sách phí dịch vụ phù hợp. Tăng cường nghiên cứu, tạo các tiện ích mới cho các sản phẩm dịch vụ hiện có tạo sự thuận lợi và thu hút khách hàng, mở rộng các sản phẩm dịch vụ được tin dùng như: Về chiến lược thu hút tiền gửi, cần xây dựng một hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp nhằm tạo cho dân chúng thói quen sử dụng tài khoản ngân hàng. Giảm bớt những thủ tục rắc rối để tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng 3.2.1.3. Đổi mới phương thức chăm sóc khách hàng.

Để đổi mới phương thức chăm sóc khách hàng các chi nhanh của NHTM Sài Gòn Công Thương đã sử dụng một đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng nhiệt tình, am hiểu các nghiệp vụ của ngân hàng luôn tận tình với khách hàng. Các ngân hàng trong doanh nghiệp luôn tuyển các nhân viên chăm sóc khách hàng trẻ tuổi, có trình độ. Giao dịch viên tại các chi nhanh của SGB đều là những nhân viên trẻ tuổi, nhanh nhẹn và nhiệt tình chăm sóc khách hàng. Ngân hàng đang từng bước đổi mới cách chăm sóc khách hàng của mình theo hướng hiện đại.

3.2.1.4. Xây dựng uy tín và thương hiệu bền vững

NHTMCP Sài Gòn Công Thương đã bằng nhiều biện pháp để tạo uy tín cho mình bằng cách có gắng xây dựng giá trị thương hiệu, liên kết với một mạng lưới ngân hàng rộng lớn trong nước và các quốc gia khác.

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương có quan hệ đại lý với 649 ngân hàng và chi nhánh tại 75 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Hiện nay Saigonbank là đại lý thanh toán thẻ Visa, Master Card, JCB, CUP… và là đại lý chuyển tiền kiều hối Moneygram.

Sau hơn 22 năm hoạt động, ngoài việc đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có chất lượng, phù hợp với nhu cầu khách hàng, mở rộng mạng lưới

hoạt động… với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SGCTNH còn quan tâm và mở rộng các hoạt động đến các đối tượng khách hàng là các cá nhân, công ty liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài … hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, hỗ trợ sự phát triển các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống tại các địa phương trong cả nước.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại nhtmcp sài gòn công thương, trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường tiền tệ việt nam hiện nay (Trang 94 - 99)