Ảnh hưởng của cạnh tranh tự do đến hiệu quả tín dụng của NHTM

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại nhtmcp sài gòn công thương, trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường tiền tệ việt nam hiện nay (Trang 38 - 41)

1.3.2.1 Các nhân tố tác động đến hiệu quả huy động vốn a/ Các nhân tố khách quan.

Sự phát triển của nền kinh tế

Theo các lý thuyết kinh tế thì sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế quyết định đến thu nhập của các tổ chức cá nhân, như vậy sẽ có hoặc không có một khoản tiền nhàn rỗi đưa vào tích lũy bằng cách gửi vào Ngân hàng. Đây là yếu tố quyết định khả năng huy động vốn của Ngân hàng.

Khi nền kinh tế phát triển ổn định, đảm bảo được giá trị của đồng tiền từ đó tiền gửi vào Ngân hàng của khách hàng được an toàn, tạo được sự an tâm về tâm lý cho khách hàng mở ra tiềm năng và mở rộng phạm vi đầu tư, lĩnh vực kinh doanh cho NHTM. Ngược lại khi nền kinh tế phát triển không ổn định, sản xuất bị đình trệ,…nhân dân sẽ mất lòng tin vào giá trị của đồng tiền dẫn đến mất an toàn và rủi ro cho đồng vốn kinh doanh của NHTM và khả năng huy động vốn cũng bị thu hẹp.

Môi trường pháp lý

Cơ chế chính sách pháp luật của nhà nước rất chặt chẽ, đồng bộ các định hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước mang tính ổn định lâu dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh.

NHTM là tổ chức chịu sự tác động rất lớn của môi trường pháp lý nhất là các chính sách của nhà nước. Các bộ luật tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng như: luật các tổ chức tín dụng, luật NHNN,…, luật đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó là chính sách tiền tệ cũng ảnh

hưởng không nhỏ, ví dụ khi lạm phát nền kinh tế tăng, Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thì lúc đó NHTM sẽ huy động vốn dễ dàng hơn. Như vậy mục tiêu hoạt động của NHTM được xây dựng vào các quy định, quy chế của Nhà nước để đảm bảo an toàn và nâng cao niềm tin từ khách hàng.

Nhu cầu về vốn của nền kinh tế

NHTM là trung gian tập trung và phân phối vốn cho nền kinh tế, khi nhu cầu vay vốn giảm thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng cũng giảm theo.

Tâm lý, thói quen của khách hàng

Khách hàng vừa là người gửi tiền vừa là người sử dụng vốn, thu nhập ảnh hưởng đến nguồn vốn tiềm tàng mà Ngân hàng có thể huy động trong tương lai, còn yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự biến động ra vào của các nguồn tiền. Tâm lý tin tưởng vào tương lai của khách hàng có tác dụng làm ổn định lượng tiền gửi vào, rút ra và ngược lại. Một điểm quan trọng nữa là mức độ thường xuyên của việc sử dụng các dịch vụ Ngân hàng của khách hàng, mức độ này càng cao thì điều kiện mở rộng huy động vốn càng trở nên dễ dàng hơn.

b/ Các nhân tố chủ quan

Uy tín của Ngân hàng

Với bất kỳ một khách hàng có tiền nhàn rỗi cần gửi vào Ngân hàng thì điều họ cần biết đầu tiên là Ngân hàng đó có thật sự tin cậy không, nếu Ngân hàng có uy tín cao trên thị trường thì việc đắn đo trong lựa chọn của khách hàng không còn là vấn đề khó nữa. Thông thường uy tín này thể hiện ở mức độ thâm niên của Ngân hàng, thâm niên càng cao thì khách hàng càng tin tưởng để gửi tiền.

Chính sách khách hàng

Đây là điều kiện thứ hai mà khách hàng quan tâm đến sau uy tín của Ngân hàng. Như mọi doanh nghiệp khác, Ngân hàng biết rằng “khách hàng là

thượng đế” và các chính sách ưu đãi cho họ là cần thiết để thu hút tiền nhàn rỗi, Ngân hàng nào mà nhanh nhạy thấu đáo điều này thì sẽ giành được thị phần nhiều hơn.

Chính sách Marketing

Đây là chính sách rất quan trọng đối với các loại hình doanh nghiệp đặc biệt là trong ngành Ngân hàng hiện nay. Để khách hàng biết đến mình, hiểu về những chính sách của mình… thì các Ngân hàng phải quảng bá mình trên mọi phương tiện thông tin đại chúng, trên cả pano, áp phích, tờ rơi…

Các hình thức huy động vốn

Các Ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn thì trước hết phải đa dạng hóa hình thức huy động vốn, mức độ đa dạng càng cao thì dễ dàng đáp ứng một cách tối đa nhu cầu của dân cư vì họ đều tìm thấy cho mình một hình thức gửi tiền phù hợp mà lại an toàn. Do vậy các Ngân hàng thường cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi đưa vào áp dụng một hình thức mới.

Chính sách lãi suất cạnh tranh

Các Ngân hàng cạnh tranh giành vốn không chỉ với các Ngân hàng khác mà còn với các tổ chức tiết kiệm, các thị trường tiền tệ và với những người phát hành các công cụ tài chính khác nhau trong thị trường tiền tệ. Khi mức lãi suất tối đa bị loại bỏ trong quá trình nới lỏng các quy định việc duy trì mức lãi suất cạnh tranh càng trở nên gay gắt đặc biệt trong giai đoạn khan hiếm tiền tệ, đủ cho những khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy người gửi tiền tiết kiệm và nhà đầu tư chuyển vốn từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác hay từ công cụ này sang công cụ khác.

Năng lực, trình độ cán bộ Ngân hàng

+) Về mặt quản lý: trình độ quản lý tốt sẽ có khả năng tư vấn phù hợp cho khách hàng thu hút được khách hàng đến với mình đồng thời đảm bảo được an toàn vốn, tăng uy tín.

+) Về trình độ nghiệp vụ: ảnh hưởng lớn tới chất lượng phục vụ.

Công nghệ Ngân hàng:

+) Các loại dịch vụ mà Ngân hàng cung ứng

+) Trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên của Ngân hàng

+) Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Các dịch vụ cung ứng của Ngân hàng

Một Ngân hàng có dịch vụ tốt và đa dạng có lợi thế hơn so với các Ngân hàng có dịch vụ hạn chế, đây là điểm mạnh để các Ngân hàng giành lợi thế trong cạnh tranh.

Ví dụ: Một Ngân hàng có giao dịch mặt đường trên các phố chính, có hệ thống rút tiền tự động làm việc ngày đêm, cán bộ giao dịch niềm nở, có trách nhiệm là lợi thế rất lớn.

Mạng lưới phục vụ cho việc huy động vốn

Mạng lưới này thể hiện qua việc tổ chức các quỹ tiết kiệm, không chỉ xuất hiện tại các trung tâm kinh tế lớn mà nó còn được phân phối tại những nơi cách xa trung tâm như nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Trên đây là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại, với mỗi Ngân hàng khác nhau, trong từng thời kỳ khác nhau mức độ ảnh hưởng là khác nhau. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà các Ngân hàng xây dựng cho mình một chiến lược huy động thích hợp.

1.3.2.2 Các nhân tố tác động đến hiệu quả cho vay

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại, có thể phân thành hai nhóm yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.

1.3.4.2.1. Yếu tố chủ quan :

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại nhtmcp sài gòn công thương, trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường tiền tệ việt nam hiện nay (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w