Hiệu quả cho vay và các tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại nhtmcp sài gòn công thương, trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường tiền tệ việt nam hiện nay (Trang 26 - 30)

1.2.2.1 Khái niệm về hiệu quả cho vay

Hiệu quả cho vay là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra.

Tuy nhiên trong mỗi lĩnh vực khác nhau thì khái niệm về hiệu quả được phản ánh khác nhau.

HQCV là tập hợp các tiêu chí chỉ rõ sự gia tăng của dư nợ cho vay với sản phẩm cho vay đa dạng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của nền kinh tế với rủi ro cho vay thấp nhất.

1.2.2.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay của NHTM

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của bất cứ tổ chức kinh doanh nào cũng phải mang lại hiệu quả, nếu đơn vị đó không mang lại hiệu quả thì đơn vị đó sẽ không tồn tại lâu được và việc giải thể là điều không thể tránh khỏi. Không chỉ riêng Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận mà ngay cả Ngân hàng cũng hoạt động trên cơ sở này. Bởi vì đó là điều kiện quyết định sự phát triển lâu dài của của đơn vị. Để thấy được hiệu quả ta cần phân tích một số chỉ tiêu tài chính làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả cho vay của Ngân hàng.

a/ Tỷ lệ vốn được sử dụng

Tỷ lệ vốn được sử dụng được tính tỷ lệ giữa tổng dư nợ cho vay và tổng vốn đầu tư trên tổng huy động vốn.

Tỷ lệ vốn được sử dụng = Tổng dư nợ cho vay+ tổng vốn đầu tư Tổng vốn huy động

Tính toán được tỷ lệ vốn được sử dụng trong một kỳ kinh doanh thì NHTM mới đầu tư cho vay đạt hiệu quả và thu được lợi nhuận

b/ Rủi ro cho vay

Rủi ro cho vay là rủi ro phát sinh khi một hoặc các bên tham gia hợp đồng tín dụng không có khả năng thanh toán cho các bên còn lại

Rủi ro cho vay là loại rủi ro cơ bản nhất của ngân hàng. Nguyên nhân gây nên rủi ro thường do:

- Người vay vốn lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tài chính nên không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng

- Do thiếu thông tin về khách hàng nên ngân hàng đã cho khách hàng kinh doanh kém hiệu quả vay vốn, nên việc thi nợ gặp nhiều khó khăn đến hạn khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng

- Cán bộ ngân hàng bất cập về trình độ, vi phạm đạo đức trong kinh doanh, dẫn đến cho vay khống , cho vay không đúng mục đích kinh doanh…

- Giá trị đảm bảo tiền vay không đáp ứng được yêu cầu thu nợ của ngân hàng….

c/ Rủi ro lãi suất

Lãi suất là giá cả của sản phẩm ngân hàng, nên có tác dụng trực tiếp đến giá trị tài sản Có, tài sản Nợ của ngân hàng. Mọi sự thay đổi của lãi suất đều có thể tác động đến việc tăng, giảm thu nhập, chi phí và lợi nhuận của ngân hàng.

Rủi ro lãi suất là rủi ro do sự biến động của lãi suất gây lên. Nếu ngân hàng có tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất lớn hơn tài sản Có nhạy cảm với lãi suất, thì khi lãi suất tăng thì lợi nhuận cỉa ngân hàng sẽ bị giảm. Ngược lại lãi

suất giảm sẽ làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. d/ Rủi ro hối đoái

Rủi ro hối đoái là rủi ro do sự biến động của tỷ giá hổi đoái gây nên. Những rủi ro này có thể phát sinh trong tất cả cac nghiệp vụ có liên quan đến ngoại tệ của ngân hàng như: cho vay, huy động vốn bằng ngoại tệ, mua bán ngoại tệ, đầu tư chứng khoán bằng ngoại tệ….

e/ Một số chỉ tiêu khác

- Chỉ tiêu lơi nhuận thu được từ hoạt động cho vay: Là tỷ số giữa lơi nhuận thu được từ hoạt động cho vay với tổng thu nhập của đơn vị trong một thời kỳ

Tỷ lệ lợi nhuận từ

hoạt động tín dụng = Thu nhập từ hoạt động tín dụng Tổng thu nhập

Công thức trên đã chỉ rõ các tiêu thức chủ yếu liên quan trực tiếp đến lợi nhuận thu được của hoạt động cho vay là lơi nhuận từ hoạt động cho vay trên tổng thu nhập. Trong đó nhân tố lợi nhuận từ hoạt động cho vay giữ vai trò quan trọng nhất đến hiệu quả cho vay.

Ngoài các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay ở năm tài chính nói trên người ta còn sử dụng đến một số chỉ tiêu khác khi xem xét mặt hoạt động này trong một quá trình nhiều năm đến thời điểm nghiên cứu, cụ thể là:

Phân tích tình hình nợ quá hạn để biết thêm chất lượng tín dụng, khả năng rủi ro, hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng, từ đó có biện pháp khắc phục trong tương lai

Tỷ lệ nợ quá hạn = nợ quá hạn Tổng dư nợ

Tỷ lệ thu hổi nợ quá hạn trong kỳ: Tỷ lệ này cho ta biết mức độ quản lý nội bộ của ngân hàng đối với nợ quá hạn.

Tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn =

Doanh số thu nợ quá hạn trong kỳ Dư nợ quá hạn đầu kỳ+ DS chuyển nợ

quá hạn trong kỳ

Chỉ tiêu quay vòng vốn cho vay: được tính bằng doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân.

Vòng quay vốn cho vay

= Doanh số thu nợ

Dư nợ bình quân

Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, đồng thời thu hồi nợ nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì việc đưa vốn vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng càng đạt hiệu quả.

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn: Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ giữa tổng dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động.

Hiệu suất sử dụng vốn

= Tổng dư nợ cho vay

Tổng nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này thể hiện số phần trăm vốn huy động được sử dụng cho hoạt động cho vay. Trong bảng tổng kết tài sản của ngân hàng, hoạt động cho vay thường chiếm tới 70% tổng tài sản Có của ngân hàng.

1.2.2.3 Ý nghĩa nâng cao hiệu quả cho vay vủa NHTM - Đối với ngân hàng

Nâng cao hiệu quả cho vay ngân hàng sẽ làm tăng uy tín của mình, từ đó thu hút được nhiều khách hàng, tăng nguồn vốn tín dụng và khả năng cung cấp dịch vụ của ngân hàng. Hơn thế nữa nâng cao hiệu quả tín dụng còn giúp ngân hàng thực hiện tốt hai mục tiêu đặt ra là lợi nhuận và an toàn.

Nâng cao hiệu quả cho vay giúp ngân hàng nâng cao trình độ nghiệp vụ, có thêm kinh nghiệm quý trong việc xử lý tình huống, có óc phán đoán tốt từ đó nâng cao uy tín của ngân hàng, mở rộng môi trường hoạt động của mình.

Nâng cao hiệu quả cho vay giúp cho ngân hàng thực hiện tố nhiệm vụ cấp trên giao, góp phần thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế đất nước.

- Đối với đơn vị vay vốn ngân hàng

Nâng cao hiệu quả cho vay sẽ giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh …mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tăng lợi nhuận doanh nghiệp và tiếp tục được ngân hàng cấp vốn với mức lãi suất ưu đãi hơn.

Nâng cao hiệu quả cho vay đối với các đơn vị vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh như các doanh nghiệp bán lẻ, chế biến thực phẩm, các công ty chế biến nông sản…hoặc các doanh nghiệp có vòng vốn quay vốn lưu động thậm chí các khoản vốn vay nhận được từ ngân hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp cho quá tình sản xuất kinh doanh được liên tục, không bị gián đoạn.

- Đối với nền kinh tế xã hội

Nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng góp phần hoàn thành tốt các mục tiêu kinh tế xã hội như ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, thay đổi cơ cấu và tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, tăng năng suất lao động xã hội, giải quyết việc làm cho dân cư trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại nhtmcp sài gòn công thương, trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường tiền tệ việt nam hiện nay (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w