Cạnh tranh giữa các NHTM trên thị trường vốn Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại nhtmcp sài gòn công thương, trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường tiền tệ việt nam hiện nay (Trang 30 - 38)

1.3.1.1 Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh là điều tất yếu và là đặc trưng cơ bản nhất của nền kinh tế thị trường. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia kinh doanh cũng đều đối mặt với cạnh tranh. Trong xu thế nền kinh tế ngày càng phát triển, thì cạnh tranh đã trở thành một vấn đề trọng tâm trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Bởi chỉ có khả năng cạnh tranh thì mới có thể đứng vững được trên thị trường.

Từ khi nền kinh tế vận hành, cạnh tranh đã trở thành vấn đề được nhiều nhà kinh tế và các nhà nghiên cứu quan tâm. Đến nay, khái niệm “cạnh tranh” được tiếp cận theo nhiều góc độ, được đứng trên nhiều quan điểm khác nhau.

Trước đây, khi mới bắt đầu nghiên cứu về cạnh tranh, người ta đã quan niệm một cách máy móc và cho rằng cạnh tranh là một thuộc tính cố hữu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Cách hiểu này chỉ phản ánh được một cách phiến diện của khái niệm cạnh tranh, bởi lúc đó, người ta đã bỏ ngỏ cạnh tranh dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, và cho rằng dưới chế độ đó, thay vào cạnh tranh chỉ có thi đua xã hội chủ nghĩa. Theo thời gian cùng với sự trưởng thành về mặt lý luận và nhận thức, người ta đã dần bổ sung và hoàn thiện khái niệm cạnh tranh.

Trong lý thuyết cổ điển, vấn đề cạnh tranh được tiếp cận theo cách nhìn nhận của nhà kinh tế học Adam Smith là: “Cạnh tranh là sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”.

Khi bàn về chủ nghĩa tư bản, theo quan điểm của Các Mác, “cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự phấn đấu gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu lợi nhuận siêu ngạch”. Trong khái niệm này, Các Mác đã nêu ra vấn đề cạnh tranh trong xã hội tư bản chủ nghĩa, cạnh tranh diễn ra trong nền kinh tế với chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.

Theo định nghĩa trong cuốn từ điển kinh doanh được xuất bản năm 1992 ở Anh thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường chính là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình”.

Dưới góc độ kinh tế thuần tuý, cạnh tranh có thể được hiểu là “sự tranh giành thị trường (khách hàng) để tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp”, nói cách khác là “sự đấu tranh giữa các doanh nghiệp nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để kiếm lời”.

sự đấu tranh đối lập giữa các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia và nó nảy sinh khi hai hay nhiều bên cố gắng giành lấy thứ mà không phải ai cũng có thể giành được”.

Theo cách tiếp cận trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu, khái niệm “cạnh tranh đối với một quốc gia là khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng thay đổi của GDP trên đầu người theo thời gian”.

Dưới góc nhìn của Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của tổng thống Mỹ, khái niệm cạnh tranh với một quốc gia được hiểu là: “Cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường quốc tề đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của nhân dân nước đó”.

Theo quan điểm của các nhà kinh tế Việt Nam thì khái niệm cạnh tranh được cho là “vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hoá, dịch vụ, đó là con đưòng cũng như là phương thức để giành lấy lợi nhuận cao cho các chủ thể nền kinh tế”.

Với khái niệm canh tranh, có quan điểm lại cho rằng: “Cạnh tranh đối với một quốc gia là khả năng của nước đó đã đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, được xác định bằng thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người theo thời gian”.

Ngoài ra, còn có khái niệm khác về cạnh tranh là” Cạnh tranh có thể định nghĩa như một khả năng của doanh nghiệp nhằm đáp ứng và chống lại các đối thủ cạnh tranh trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ một cách lâu dài và có lợi nhuận”. Nhiều nhà nghiên cứ đã cho rằng, một doanh nghiệp sẽ cạnh

tranh thành công khi sở hữu những lợi thế mà đối thủ của họ không có được. Tuy nghiên, lợi thế đó có thể bị lu mờ dần theo thời gian, và trong điều kiện biến đổi liên tục của thị trường, thì dù sớm hay muộn, doanh nghiệp đó cũng bị mất dần đi lợi thế cạnh tranh đó.

Như vậy, khái niệm cạnh tranh được nhìn nhận dưới nhiều quan điểm, nhiều giác độ và tùy theo phạm vi, mục đích và lĩnh vực nghiên cứu. Nhưng nhìn chung có thể hiểu một cách chung nhất là “sự ganh đua, đấu tranh gay gắt và quyết liệt giữa những chủ thể kinh doanh với nhau trên một thị trường hàng hoá nào đó nhằm giành giật thị trường và khách hàng, thông qua đó tiêu thụ được nhiều hàng hoá và thu được lợi nhuận cao”.

Thực chất của cạnh tranh chính là sự tranh giành về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể khi tham gia vào một thị trường. Các chủ thể khi tham gia vào thị trường luôn muốn tối đa hoá lợi ích của mình. Với các doanh nghiệp, lợi nhuận luôn là mục tiêu quan trọng, là kết quả mong đợi sau quá trình kinh doanh. Còn với khách hàng, hàng hoá chất lượng tốt, giá cả hợp lý, nhiều tiện ích, giá trị sử dụng cao lại luôn là sự lựa chọn tối ưu. Đây là quá trình mà các chủ thể kinh tế sử dụng các biện pháp để giành và chi phối thị trường, thu hút và giữ khách hàng, đồng thời đảm bảo tiêu thụ có lợi nhất, để nâng cao vị thế của mình.Có thể nói rằng, cạnh tranh là một phương thức vận động của thị trường. Thị trường và cạnh tranh luôn gắn liền với nhau. Không có cạnh tranh thì không có nền kinh tế thị trường, và nói đến thị trường cũng đồng nghĩa nói tới sự cạnh tranh. Chính vì vậy, khi kinh doanh trên bất cứ thị trường nào, thì dưới các phương thức khác nhau, tuỳ theo các mức độ khác nhau, cạnh tranh luôn xuất hiện và diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

Như vậy, cạnh tranh được tiếp cận theo nhiều góc độ, phạm vi và mục đích nghiên cứu. Nhìn chung, có thể thống nhất các khái niệm đó ở một số điểm đó là:

- Về mục tiêu của cạnh tranh: Tối đa hoá lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao mức sống của quốc gia,

- Phương pháp thực hiện: Tận dụng và khai thác lợi thế so sánh của mình trong việc cung ứng sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.

- Thời gian: Cạnh tranh là một quá tình, vì thế nó đòi hỏi sự liên tục, bất kỳ sự gián đoạn nào cũng để tuột mất vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế.

1.3.1.2.Các loại cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Cạnh tranh được tiếp cận theo nhiều quan điểm và theo nhiều lĩnh vực, và theo nhiều mục đích khác nhau. Chính vì thế, việc phân loại hoạt động cạnh tranh cũng rất đa dạng, được chia thành nhiều căn cứ khác nhau.

Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế

− Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là hoạt động cạnh tranh trong đó các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trong cùng một lĩnh vực, về cùng một loại sản phẩm, dịch vụ.

− Cạnh tranh giữa các ngành: là hoạt động cạnh tranh trong đó các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau ở các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, các ngành kinh tế khác nhau.

Căn cứ vào hình thái cạnh tranh:

− Cạnh tranh hoàn hảo: là loại cạnh tranh tự do, các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ tham gia sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tương tự nhau về phẩm chất, quy cách, mẫu mã trên thị trường.

− Cạnh tranh không hoàn hảo là loại cạnh tranh trong đó một hoặc một vài tập đoàn thống trị độc quyền sản xuất và kinh doanh sản phẩm trong các lĩnh vực như ô tô, dầu khí…Ngày nay, loại cạnh tranh này ngày càng trở nên phổ biến. Trong thị trường này, phần lớn các sản phẩm không đồng nhất với nhau. Một loại sản phẩm nhưng được phân thành nhiều cấp độ chất lượng

khác nhau.

Căn cứ vào chủ thể kinh tế tham gia.

− Cạnh tranh giữa những người bán với nhau.

Đây là cuộc cạnh tranh gay gắt, và chiếm nhiều nhất trên thị trường. Khi nền kinh tế càng phát triển, cuộc cạnh tranh này diễn ra càng mạnh mẽ và quyết liệt, với nhiều cấp độ, cách thức và phương pháp khác nhau. Để tranh giành thị trường nội địa và quốc tế, các doanh nghiệp đều phải điều chỉnh chiến lược cạnh tranh của mình nhằm giành và giữ được thị trường, từng bước thâm nhập vào thị trường của đối thủ cạnh tranh.

− Cạnh tranh giữa những người mua với nhau.

Cuộc cạnh tranh này thường diễn ra khi mà cung nhỏ hơn cầu. Chênh lệch cung cầu (cung < cầu) càng lớn, thì mức độ cạnh tranh diễn ra càng gay gắt. Điều này làm cho hàng hoá ngày càng trở nên khan hiếm, giá cả tăng vọt. Tuy nhiên, người mua thường muốn mua được những sản phẩm hợp với nhu cầu và thị hiếu của mình, và để có được những sản phẩm đó, họ vẫn sẵn sang trả mức giá cao hơn để sở hữu được sản phẩm đó.

− Cạnh tranh giữa người bán và người mua

Đây là cạnh tranh trong đó diễn ra việc mua rẻ bán đắt trên thị trường. Người mua luôn muốn có sản phẩm phù hợp nhu cầu, thị hiếu của mình với chất lượng tốt, nhưng giá cả thấp nhất có thể. Còn người bán, để tối đa hoá lợi nhuận của mình, luôn muốn sản phẩm với giá cao nhất có thể. Kết quả của quá trình mua bán đó là giá cả cuối cùng khi hai bên đã thống nhất và thoả thuận với nhau.

Căn cứ vào mức độ can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế:

− Cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước: là loại cạnh tranh trong đó Nhà nước tham gia vào định hướng, điều chỉnh và giới hạn bằng các thể chế, pháp luật và chính sách.

− Cạnh tranh tự do: là loại cạnh tranh trong đó, Nhà nước không tham giao vào điều chỉnh, điều tiết và có các biện pháp giới hạn.

Căn cứ vào phạm vi địa lý

− Cạnh tranh trên phạm vi từng quốc gia

+ Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước. + Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước và nước ngoài trên phạm vi một quốc gia.

− Cạnh tranh trên phạm vi quốc tế:

+ Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc nhóm nước phát triển với nhau. Các doanh nghiệp này có tiềm lực tài chính mạnh, có mạng lưới kinh doanh rộng khắp và trình độ công nghệ rất cao.

+ Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc nhóm nước đang phát triển với nhau. Trong loại hình cạnh tranh này, các doanh nghiệp thường công có sự chênh lệch lớn về tiềm lực tài chính, trình độ công nghệ, tận dụng được lợi thế nguồn nhân công rẻ, và lợi thế về tài nguyên thiên nhiên trong nước mình.

+ Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc nhóm nước phát triển và đang phát triển. Sự cạnh tranh này được đánh giá là gay gắt nhất bởi sự chênh lệch sâu sắc về trình độ công nghệ giữa các bên.

Căn cứ vào chiến lược cạnh tranh

− Cạnh tranh trực diện: Là cạnh tranh trong đó, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trực tiếp, công khai ganh đua, đấu tranh với nhau giành được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.

− Cạnh tranh không trực diện: Là loại cạnh tranh trong đó, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không thể hiện sự ganh đua, đấu tranh công khai với nhau, mà quá trình cạnh tranh diễn ra ngầm nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.

1.3.1.3 Cạnh tranh trong ngành ngân hàng. - Cạnh tranh từ các ngân hàng mới.

Nếu các ngân hàng mới dễ dàng gia nhập thị trường thì mức độ cạnh tranh sẽ càng lúc càng gia tăng. Nguy cơ từ các ngân hàng mới sẽ phụ thuộc vào “ độ cao” rào cản gia nhập. Ngành ngân hàng cũng đã có những thay đổi cơ bản khi các tổ chức nước ngoài có thể nắm giữ cổ phần của các ngân hàng Việt Nam và sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

- Cạnh tranh và nguy cơ bị thay thế

Cơ bản mà nói các sản phẩm và dịch vụ của ngành ngân hàng Việt Nam có thể xếp vào 5 loại:

+ Là nơi nhận các khoản tiền ( lương, trợ cấp, cấp dưỡng…) + Là nới giữ tiền (tiết kiệm…)

+ Là nơi thực hiện các chức năng thanh toán + Là nơi cho vay tiền

+ Là nơi hoạt động kiều hối

Đối với khách hàng doanh nghiệp, nguy cơ ngân hàng bị thay thế không cao lắm, do đối tượng khách hàng này cần rõ ràng cũng như các chứng từ, hóa đơn trong các sản phầm và dịch vụ của khách hàng.

- Cạnh tranh về quyền lực của khách hàng

Sự kiện nổi bật gần đây nhất liên quan đến quyền lực của khách hàng có lẽ là việc các ngân hàng quyết định thu phí sử dụng ATM trong khi người tiêu dùng không đồng thuận. Nhưng không vì thế mà có thể đánh giá thấp quyền lực của khách hàng trong ngân hàng tại Việt Nam.

- Cạnh tranh về quyền lực của các nhà cung cấp

Ở Việt Nam các ngân hàng thường tự đầu tư trang thiết bị và chọn cho mình những nhà cung cấp riêng tùy theo điều kiện. Điều này góp phần giảm quyền lực của nhà cung cấp thiết bị khi họ không thể cung cấp cho cả một thị

trường lớn mà phải cạnh tranh với các nhà cung cấp khác. Tuy nhiên khi đã tốn một khoản chi phí khá lớn vào đầu tư hệ thống, ngân hàng sẽ không muốn thay đổi nhà cung cấp vì quá tốn kém, điều này lại làm tăng quyền lực của nhà cung cấp thiết bị đã thắng thầu.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại nhtmcp sài gòn công thương, trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường tiền tệ việt nam hiện nay (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w