Xây dựng thế giới nhân vật phân cực tốt xấu

Một phần của tài liệu bản sắc văn hóa mường trong sáng tác của hà thị cẩm anh (Trang 79 - 82)

7. Cấu trúc đề tài

3.2.1. Xây dựng thế giới nhân vật phân cực tốt xấu

Đọc các sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh, ta nhận thấy một nét nổi bật trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật, đó là chịu sự ảnh hưởng bởi truyện cổ dân gian: tính cách bộc lộ chủ yếu qua hành động và có sự phân tuyến đối lập giữa tốt và xấu. Đây cũng là đặc điểm chung của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn xuôi các dân tộc thiểu số: “Xây dựng nhân vật phân cực thiện – ác là đặc điểm của nhiều tác phẩm văn xuôi DTTS. Về cơ bản, các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 74

nhân vật tốt / thiện / chính diện trong văn xuôi các DTTS đều hiện lên với những nét tính cách na ná nhau: hiền lành, tốt bụng, giàu lòng nhân ái, vị tha, sẵn sàng giúp đỡ người khác…Ngược lại các nhân vật xấu / ác / phản diện đều là những kẻ ngu dốt, tham lam, ích kỉ, thủ đoạn, độc ác…” [29, tr.78]. Trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh, ta thấy có những nhân vật chính diện như được tắm mình trong bầu ánh sáng trong suốt của cái thiện, của lòng nhân ái, đức hy sinh và vị tha. Đó là đức hy sinh vì người khác của vạ Lủ trong Sông trôi lặng lẽ. Cả cuộc đời vạ sống trong oan khuất, nuôi con cho kẻ đã cướp đi của vạ tất cả danh dự, phần thưởng và nhất là hạnh phúc, tương lai của vạ. Thế nhưng vạ không bao giờ căm hận hay tìm cách trả thù người phụ nữ thủ đoạn đó. Đối lập với vạ Lủ chính là Thịnh – con trai của người phụ nữ đã lấy đi mọi thành quả của vạ. Thịnh vốn là kẻ cơ hội và tham lam giống hệt người mẹ đã sinh ra hắn. Khi vạ Lủ ốm, Thịnh đưa bà vào viện rồi đánh tiếng là mẹ ốm rất nặng để mọi người đến thăm và hắn nhận phong bì phong bao tới tấp. Hắn là người có quyền hành nhưng lại lợi dụng chức vụ để làm giàu nên chẳng mấy chốc đã trở nên hư hỏng.

Hầu như những nhân vật trong các truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh đều được xây dựng theo sự phân tuyến đối lập. Những nhân vật này thường mang một tính cách thiện hoặc ác từ đầu đến cuối tác phẩm mà không có sự xáo trộn giữa thiện – ác như các nhân vật lưỡng diện. Đọc Chuyện xưa, ta thấy hai nhân vật ở hai tuyến đối lập nhau đó là vạ Cát - đại điện cho những điều tốt đẹp và nhân vật Giáp - đại điện cái xấu. Vạ Cát vốn là người phụ nữ thật thà, tốt bụng và giàu đức hy sinh nhưng lại luôn chịu nhiều thiệt thòi. Vạ đã từng bị ông Giáp gài bẫy để lấy lí do bỏ vạ. Bao năm vạ sống trong nỗi oan mà không chịu kêu oan. Đã vậy, vì mang ơn ông Giáp đã cứu lấy danh dự mà vạ phải biếu không cho lão mười bẩy tấn cá. Nhưng vạ Cát lúc nào cũng nghĩ tốt cho người chồng đã từng bỏ rơi mình. Đối lập với vạ Cát thật thà là nhân vật lão Giáp - một kẻ gian xảo, mưu mô, thủ đoạn và thực dụng. Lão tìm mọi cách để có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 75 được chức quyền, điạ vị. Lão đã từng “ăn lá Cứt Chim để ỉa ra phân có màu đen thẫm rồi đi nằm viện, đút tiền cho bác sĩ khám bệnh, rồi lấy giấy chứng nhận bị bệnh kiết lị kinh niên để tránh nhập ngũ” [3, tr.37]. Lão từng bỏ rơi vạ Cát để cưới con ông cán bộ tổ chức dưới tỉnh vừa già vừa xấu để tiến thân. Không những vậy, để có bằng cấp, lão còn sửa cả bằng tốt nghiệp của người em, sửa tên Giác thành tên Giáp. Lão Giáp chính là “con thú ác bao giờ cũng có bộ lông rất đẹp !” [3, tr.39]. Quả thật, bộ mặt đểu giả của hắn luôn được che đậy bằng những hành động ra vẻ tốt bụng, hào hiệp bên ngoài. Chính lão đã từng giăng bẫy để người làng Côốc Vàn nghĩ rằng vạ Cát ngoại tình rồi lại giơ lưng ra che những nắm cứt trâu, những hòn đá cho vạ Cát. Lão đã ngồi trên mười bẩy tấn cá của vạ Cát mà tiến thân, leo lên chiếc ghế chủ tịch huyện Mường Yến. Có thể nói rằng bộ mặt giả dối, đểu cáng, hám lợi của nhân vật Giáp đã được đẩy lên đến cực điểm.

Như chúng ta đã biết, xây dựng nhân vật phân tuyến đối lập là một nét nổi bật và mang đậm dấu ấn của truyện cổ dân gian trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh. Đọc Con đường dài lắm, người đọc ghê tởm trước sự độc ác của nhân vật Vạ Sáu. Những hành động của vạ đã khắc hoạ rõ hình ảnh một con người tham lam và tàn nhẫn. Đến cả những đứa trẻ non nớt phải chịu cảnh mồ côi mà vạ cũng không buông tha cho chúng. Vì bố mẹ của thằng Trong và cái Đục không còn nên già làng, trưởng bản giao tiền, giao gạo của thằng Trong, con Đục cho vạ. Nhưng lòng tham đã khiến vạ có những hành động thô bạo với hai đứa trẻ. Vạ không những không cho hai đứa ăn no mà còn bớt phần gạo đó để nuôi con riêng của mình. Đáng sợ hơn, vạ còn chửi rủa và doạ sẽ ném con Đục xuống suối Ly Lai nếu thằng Trong hé răng kể chuyện với già làng. Đối lập với tính cách xấu xa, tàn nhẫn và độc ác của vạ Sáu là tâm hồn trong sáng và nghị lực sống mạnh mẽ của hai anh em thằng Trong. Vì thương em nên nó quyết định cõng em đi chữa mắt. Dù con đường còn dài lắm nhưng hai anh em vẫn tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp phía trước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 76 Còn rất nhiều các truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh cũng xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập thiện ác như Những đứa trẻ mồ côi, Đứa con trai,

Ậu Mây, Mùa xuân này đào không thể ra hoa, Lão thần rừng nhỏ ...Những nhân vật tốt, thiện đều trải qua một quá trình thử thách đầy cam go nhưng qua những càng được thách thức trước khó khăn thì phẩm chất tốt đẹp của họ lại càng toả sáng. Bút pháp xây dựng nhân vật của Hà Thị Cẩm Anh cũng có nhiều nét tương đồng với Cao Duy Sơn, Vi Hồng ở chỗ có sự kế thừa nghệ thuật truyền thống của văn xuôi các dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu bản sắc văn hóa mường trong sáng tác của hà thị cẩm anh (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)