7. Cấu trúc đề tài
2.3.2. Thiên nhiên gắn bó, hoà hợp với con người miền núi
Thiên nhiên trong trang viết của Hà Thị Cẩm Anh không chỉ thơ mộng, thuần khiết mà còn là bản tình ca xoa dịu nỗi đau của con người. Từ lâu, cuộc sống của con người miền núi không tách mình khỏi thiên nhiên. Họ hoà hợp với thiên nhiên và coi thiên nhiên là một phần máu thịt của mình. “Do điều kiện sinh sống, người miền núi gắn bó, gần gũi, giao hoà với thiên nhiên. Tự nhiên là một phần không thể thiếu trong đời sống của họ. Tự nhiên nuôi sống cho họ nước uống, cơm ăn, hoa quả thơm ngon, thịt thú rừng đậm đà…Tự nhiên là người bạn luôn cùng họ sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn, những ngọt ngào cay đắng. Có thể nói: Với người dân miền núi, con người thực sự là một bộ phận của tự nhiên và họ tìm thấy ở tự nhiên sự tồn tại đích thực của mình”
[29, tr.62]. Thật vậy, thiên nhiên trong những trang văn của Hà Thị Cẩm Anh đã chia sẻ nỗi đau với con người. Đó là con suối Nũa ngàn tuổi như mất hồn, ngơ ngác khi ông già Ban trong Chuyện ông già bên cầu Đại Lạn đã bỏ chòm Ngán mà đi: “Dưới kia con suối Nũa ngàn tuổi, già nua vốn rất thờ ơ khi thả nước suối theo đôi bờ sói lở của đất Mường Khô, chiều nay cũng ngơ ngác chảy qua bến tắm của Già Ban” [1, tr.46].
Trong cuộc sống, con người không sao tránh khỏi nỗi buồn đau. Những lúc ấy, thiên nhiên trong trang văn của Hà Thị Cẩm Anh như chùng xuống,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 60 lắng sâu cùng nỗi bất hạnh của con người. Có phải vì lòng người buồn mà thiên nhiên cũng nhuốm nỗi buồn như Nguyễn Du đã từng nói “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Truyện Kiều) ? Hay thiên nhiên kia vốn sẵn có mối dây đồng cảm với lòng người nên nó không thể thờ ơ, bỏ mặc con người ? Đọc
Những đứa trẻ mồ côi, ta không chỉ học được cách cư xử cao đẹp của những đứa trẻ với nhau mà còn xúc động khi biết rằng thiên nhiên cũng có thể trở thành người bạn thân tình ấm áp. Khi thằng Sinh lo lắng cho em gái bị ốm thì nắng cũng thôi vui đùa, nhảy nhót, những con chim cũng thôi hót véo von. Không gian của khoảng đồi cũng lặng đi trong nỗi đau nhói trước cảnh ngộ tội nghiệp của hai đứa trẻ mồ côi:“Gió từ thung lũng thổi về, dừng lại dưới chân thang. Những giọt nắng đổ nghiêng vào khung cửa móng nhà chòi cũng không nhảy múa. Trên cành cây mận ở phía trái nhà hai con chim hút mật màu đỏ, những người hàng xóm duy nhất của thằng Sinh cũng thôi cãi nhau mà cứ ngơ ngác nhìn qua kẽ liếp. Không gian ở khoảng đồi trống như chìm lặng xuống, đau buồn, nhức nhối” [2, tr.29]. Cho đến khi Sim - em gái của Sinh khóc, buổi chiều như vỡ oà trong tiếng khóc của con bé. Cuộc trò chuyện của hai anh em khiến cho
“hai con chim nhỏ trên cành cây mận lại bắt đầu líu lo nói chuyện” [2, tr.29]. Với mỗi người, nỗi đau lớn nhất là mất đi người thân. Trước nỗi đau mất cả cha lẫn mẹ và đứa em gái, thằng Đa trong Con tấc cảm thấy cô đơn, chơ vơ vô cùng ! Nó chỉ còn có người bạn duy nhất là con Tấc – con cọp cái được bố mẹ Đa cứu thoát khỏi những tay thợ săn và được bế ẵm, chăm sóc như những đứa con của mình. Ai cũng nghĩ rằng loài cọp vốn hung dữ. Nhưng thật thú vị khi ta hiểu được rằng chúng vẫn có thể thân thiện và rất giàu tình cảm nếu loài người biết cư xử hài hoà với nó. Con Tấc hiện lên như một con người thực sự, ngoan ngoãn, hiền lành, tinh khôn và rất trung thành. Nó là chỗ dựa, là ruột thịt và niềm an ủi duy nhất của Đa còn lại trên cõi đời. Con Tấc cũng biết đau buồn trước nỗi đau của những ân nhân đã cứu mạng nó. Đọc những dòng văn miêu tả nỗi đau của con vật khi mất mát người thân, chúng ta thực sự xúc động và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 61 không cầm được nước mắt. Khi người cha nuôi của nó mất, “nó hết nhìn Đa rồi lại nhìn mế, nước mắt chảy ròng ròng. Nó khóc ! Con cọp cứ khóc mãi cho đến khi mế đến bên cạnh, bà lấy tay áo của mình chùi nước mắt cho con Tấc rồi ôm nó vào lòng” [7, tr.40].
Rõ ràng, trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh, thiên nhiên và con người luôn có một sợi dây giao cảm diệu kì ! Với những số phận bất hạnh, thiên nhiên đã trở thành mái nhà che mưa che nắng cho họ mỗi khi không còn nơi bấu víu. Rừng không chỉ cho con người thức ăn như củ mài, măng đắng, quả sung, quả gắm để tồn tại qua ngày mà còn mang lại cho người dân Mường nhiều thứ thuốc quý chữa bệnh. Không những vậy, rừng còn dang rộng cánh tay hiền từ ôm những đứa trẻ mồ côi vào lòng mình để che chở, vỗ về. Thằng Sinh trong
Những đứa trẻ mồ côi đã được nghe Vạ Cúc kể về những cây thuốc quý trong rừng nên đã tìm đến rừng như một người bạn để gắn bó, để chia sẻ và nương tựa. Thằng bé đã tìm vào rừng và coi đó như mái ấm gia đình thứ hai của mình:
“Bản năng sinh tồn bật dậy. Thằng Sinh nhận ra rằng mình cần phải sống. Thế là, nó đi vào rừng ! Mỗi ngày nó đi sâu vào thêm một chút. Rừng xanh đón nhận nó vô tư và chân tình. Rừng dịu dàng như mẹ hiền, nghiêm khắc như cha, rừng như dang rộng cánh tay mà ôm lấy nó vào lòng. Mỗi lần ngồi nghỉ dưới một bóng cây, thằng Sinh như thấy mình được che chở, thấy có chỗ mà nương tựa” [2, tr.41]. Gốc cây Gội Gù đã trở thành mái nhà che nắng che mưa cho Sinh và giúp cậu bé vơi đi nỗi nhớ em gái khi hai anh em phải xa nhau: “Cây Gội Gù này đồng ý cho anh Sinh ở trong bụng nó rồi. Mỗi lúc vào rừng gặp cơn mưa anh Sinh đều vào đây trú. Mỗi lúc nhớ em Sim quá anh Sinh lại vào đây gọi “Sim à ! Sim ơi !”, thế là anh Sinh nghe tiếng em Sim vang lại “Ơ…i…ời…ơi” rõ lắm” [2, tr.58]. Thiên nhiên luôn quấn quýt bên thằng Sinh và bảo vệ cho nó thoát khỏi nguy hiểm khi đấu tranh chống lại bọn phá rừng. Gốc cây Gội gù và những bụi song mây đã che chở cho Sinh thoát khỏi bàn tay của chú cò Hoan độc ác: “Bụi song mây đó là ngôi nhà của nó. Ở đó thằng Sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 62
có một chỗ để giấu những củ mài trắng muốt. Có một hốc bí mật để giấu những ống nứa đựng mật ong rừng vàng óng. Có chỗ để cho những con gà rừng mái làm tổ, ấp con mà không một con cầy con cáo nào lách mình vào để ăn trộm trứng, bắt con của những con gà rừng đó được. Thằng Sinh đi về chỗ bụi song mây như đi vào cổng nhà mình, chẳng gặp khó khăn gì cả” [2, tr.87].
Trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh, nhiều khi thiên nhiên và con người có sự hoà nhập đến mức tuyệt đối. Thiên nhiên đã truyền cho con người sức sống mãnh liệt, đã giúp họ có thêm nghị lực để vượt qua mọi đau khổ, bất hạnh. Có những nỗi đau khiến con người tưởng chừng như chỉ còn biết tìm đến cái chết nhưng chính thiên nhiên đã thủ thỉ với họ về ý nghĩa của sự sống. Khi người con gái trong Cây gội già tàn tật dường như đã mất hết niềm tin vào chính bản thân mình và cuộc đời thì cây gội già đã truyền cho cô nghị lực sống để có thể đứng dậy một cách vững vàng. Người con gái ấy có một khuôn mặt xấu xí và tự ti khi thấy rằng mình chỉ là một con thú đi bằng hai chân. Cô bị mọi người xa lánh và nhìn cô như một sinh vật lạ. Cô bỏ chạy vào rừng, ngay trong lúc cô đang hứng chịu một nỗi cô đơn khủng khiếp thì chính những cành lá xum xuê, xanh tốt của cây Gội già đã bao bọc lấy tấm thân của cô: “Tôi gọi. Mẹ không trả lời. Tôi khóc. Cây gội già cúi xuống, xoè những chiếc lá, bao bọc lấy tấm thân trần truồng của tôi. Những cành cây Gội xanh tốt, xum xuê xít lại gần nhau để che ánh nắng chói chang đang rọi thẳng vào mặt, làm cho lớp da sần sùi của tôi bỏng rát” [3, tr.14]. Chính cây gội đã cúi xuống nỗi đau của cô để chia sẻ, cảm thông và động viên để cô gái thấy mình chỉ là người tàn mà không phế. Những lời động viên đầy yêu thương của cây gội đã xoa dịu nỗi đau trong lòng cô, khiến cô thấy mình đỡ lẻ loi, mặc cảm: “Con chỉ bị tật thôi. Con chưa bị tàn đâu. Con còn là một đứa trẻ. Trẻ con thì không được nghĩ rằng mình là người tàn phế. Là đồ bỏ đi. Thật đấy !” [3, tr.16]. Sự thân thiện của cây gội còn khiến cho cô gái bị dị dạng cảm thấy như đang được chính bà ngoại của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 63 mình che chở. Lá của cây gội vuốt ve trên mặt khiến cô nghĩ tới bàn tay đầy chăm chút yêu thương của bà ngoại trước đây dành cho cô. Dường như nhà văn Hà Thị Cẩm Anh muốn gửi tới người đọc một thông điệp: con người hãy biết ứng xử thân thiện, hài hoà với thiên nhiên thì thiên nhiên sẽ luôn mở rộng tấm lòng bao dung chữa lành mọi vết thương trong tâm hồn con người.
Có thể nói, thiên nhiên trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh đã trở thành người bạn thân thiết của người Mường. Thiên nhiên không chỉ làm cho cuộc sống của người Mường tươi đẹp, sống động mà còn là một phần máu thịt trong đời sống của họ. Thiên nhiên chính là một sinh thể hữu tình trong sự sống của người Mường. Và ta nghe được bài ca du dương hoà hợp giữa lòng người và tự nhiên chảy tràn trong những sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh.
* Tiểu kết:
Xét về phương diện nội dung, bản sắc văn hoá Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh thể hiện đậm nét ở ba mạch nguồn cảm hứng cơ bản: cảm hứng trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của đồng bào Mường; cảm hứng những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Mường; cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên miền núi. Lắng đọng trong mỗi trang viết của nhà văn là tình yêu máu thịt sâu nặng với mảnh đất xứ Mường Thanh Hoá cùng nỗi niềm suy tư, trăn trở trước sự ảnh hưởng của đời sống kinh tế thị trường đến việc giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống. Qua các sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh, bức tranh hiện thực cuộc sống của dân tộc Mường hiện lên thật sinh động, sắc nét. Bên cạnh cảm hứng ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp văn hoá của quê hương thì những trang viết của Hà Thị Cẩm Anh còn bộc lộ thái độ dũng cảm phê phán, thẳng thắn đấu tranh chống lại những mặt xấu xa, tiêu cực của đời sống. Nhà văn không chỉ khơi dậy trong lòng độc giả niềm tin vào sức sống bất diệt của những giá trị văn hoá truyền thống mà còn thức tỉnh chúng ta ý thức bảo vệ vẻ đẹp của quê hương xứ Mường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 64
Chƣơng 3
MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬTTHỂ HIỆN BẢN SẮC VĂN HÓA MƢỜNG TRONG SÁNG TÁC
CỦA HÀ THỊ CẨM ANH