Yếu tố ngoài cốt truyện

Một phần của tài liệu bản sắc văn hóa mường trong sáng tác của hà thị cẩm anh (Trang 74 - 79)

7. Cấu trúc đề tài

3.1.2.Yếu tố ngoài cốt truyện

“Yếu tố ngoài cốt truyện (thuộc về các thành phần trần thuật có tính chất tĩnh tại) tuy không tham gia vào hệ thống sự kiện tạo thành cốt truyện nhưng vẫn có sức mạnh hỗ trợ cho cốt truyện và tăng sức hấp dẫn của cốt truyện. Các nhà văn giàu kinh nghiệm thường quan tâm khai thác yếu tố tương đối độc lập này, dành cho nó một địa vị xứng đáng trong tác phẩm. Với văn xuôi miền núi, đó là những “đặc sản” như thiên nhiên tuyệt mĩ và các bài ca, câu chuyện dân gian huyền ảo tồn tại nhiều đời trong tâm thức các dân tộc”

[26, tr.124]. Thật vậy, không chỉ cốt truyện mới quan trọng mà yếu tố ngoài cốt truyện cũng góp phần thể hiện rõ bản sắc văn hoá Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh. Yếu tố ngoài cốt truyện chính là những “chi tiết, bộ phận thuộc nội dung của các tác phẩm văn học thuộc loại hình tự sự, nằm ngoài hệ thống sự kiện tạo thành cốt truyện” [15, tr.433].

Bên cạnh việc sáng tạo và đổi mới cốt truyện theo hướng hiện đại, những trang viết của Hà Thị Cẩm Anh vẫn đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc bởi có sự đan xen của những yếu tố ngoài cốt truyện. Dường như việc đưa những yếu tố ngoài cốt truyện vào các truyện ngắn vừa làm cho mạch tự sự như chùng xuống, giãn ra, bớt căng thẳng vừa đánh thức trong người đọc những truyền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 69 thống văn hoá, những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết của người Mường có thể đang bị ngủ quên trong tâm thức của bao con người thời đại hôm nay. Người Mường lớn lên bằng những bài xường ru và ra đi vào cõi vình hằng vẫn không quên mang theo những điệu hát xường nồng nàn da diết. Bởi vậy, trong rất nhiều truyện ngắn, Hà Thị Cẩm Anh đã đưa vào những đoạn xường để góp phần bộc lộ nỗi niềm của nhân vật. Trong Cây gội già tàn tật, cô gái có khuôn mặt dị dạng đã nhớ về lời xường ru của bà trong lúc cô đang cô đơn nhất: “Lêu lêu lằng lôộc…lôộc, xôn môống lá con Cài ngoan. Xôôn môống lá con Cài đẹp. Xôn đẹp nhất Mường Vang…Xiềng thơm Păn chín phú Mường Mướng” [3, tr.16]. Cũng vì nỗi đau gia đình tan vỡ mà mẹ thằng In trong Đứa con trai bị điên. Nhưng trong lòng bà vẫn không sao quên được những câu xường thời trẻ khi đôi lứa hát ghẹo nhau: “Xương xiệt, xương nồng ún à. Xương xiệt, xương nồng ún ơi…!” [6, tr.144]. Ở truyện ngắn Quả còn, Hà Thị Cẩm Anh còn đưa vào bài xường xin mở cổng của ông Mơ trong đám cưới của chàng trai Mường:

“Tháng tốt ngày lành Xin các vị nhà bên ngoại

Cho con nhà chúng tôi lên cửa, lên nhà Để anh em hai họ gần nhau

Bên đĩa trầu cau nói chuyện,

Xin các cậu các dì đừng ném nhiều

Ném nhiều trâu đứt chạc, xanh nồi sứt mẻ Chúng tôi có khiêng cơm, xin mời, xin biếu

Xin được mở cổng cho lên cửa, lên nhà” [4, tr.17].

Có thể nói, tiếng hát xường như một món ăn tinh thần của người Mường. Trong các dịp lễ hội, những câu hát xường chính là tiếng gọi của tình yêu đôi lứa. Còn trong đời sống thường ngày, điệu xường ru là nơi thác gửi gắm bầu tâm sự buồn - vui, hạnh phúc - đau khổ của người phụ nữ Cũng trong truyện ngắn Quả còn, những lời hát xường đã góp phần thể hiện tâm trạng của người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 70 phụ nữ bao năm phải sống trong nỗi cô đơn vì bị coi là vợ ma. Gặp được chàng lính trẻ thương yêu chị chân thành, chị bồi hồi xúc động và quên đi thân phận của mình. Lời xường của chị tràn đầy niềm tin và thể hiện khát khao hạnh phúc cháy bỏng:

“Thương thiệt. Thương nồng anh ơi Thương mơi anh à !

Em ở nhà ra đi

Bước qua cầu Mường Bi lai láng Đã qua cầu Mường Báng thênh thang Nước sông lênh láng

Chảy thành sông Ngang, bến Đuộng Em theo ngả đi lên

Em theo đường đi xuống. Tới đường anh.

Đường anh đi dài dài Đất đẹp, quê giầu

Qua nhiều ghềnh nhiều thác. Đường anh đi có đạn có bom Hòn đá thì mềm chân anh thì cứng …” [4, tr.22].

Đáp lại lời xường của cô gái, chàng trai cũng hát bài xường có làn điệu nhịp nhàng, vui tươi thể hiện tình yêu nồng nàn và quyết tâm phá bỏ mọi tập tục cổ hủ để đến với người thương:

“…

Thương thiệt. Thương nồng em ơi ! Thương mơi em à

Nghe lời em xường vui như tiếng cồng ba Nghe lời em ca ấm như tiếng cồng bẩy Em bước qua cầu nhịp cầu im lặng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 71

Em bước qua chặng, chặng cầu thênh thang Em đến ngũ, đến hàng

Cả đoàn người vui đón

Em không phải lo chi điều khốn. Em không phải lo chi điều khó.

Em không phải lo chi luật nọ điều kia

Em cứ xường cho đường hành quân ngắn lại Em cứ rang cho cơn buồn ngủ qua đi

Anh đang chờ, đang đợi

Tiếng xường của người Mường xa mới tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

…” [4, tr.23]

Đối với người Mường, những lời xường ru có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần. Bởi vậy, mỗi khi con người gặp chuyện vui hay buồn thì họ đều có thể cất lên những câu xường để phơi trải nỗi niềm. Khi thằng Sinh trong Những đứa trẻ mồ côi thương em bị ốm mà không biết làm cách nào, nó chỉ biết hát những câu xường ru em: “Lêu lêu lằng…lôộc, ún nhá ái tảy ngoan, ún à ! Lêu lêu lằng lôộc…lôộc, ún nhá ái tảy ngoan, ún ơi !” (Ru ru hời, em gái anh ngủ ngoan em nhé! Em gái anh ngủ ngoan em ơi !” [2, tr.29]. Khi em gái khóc, thằng Sinh lại hát bài xường ru em ngủ và gửi gắm trong lời xường là ước mơ về một nguời em gái ngoan, đảm đang và xinh đẹp:

“Em gái anh là một cô gái nhỏ…Em gái anh là một đứa trẻ ngoan, lớn lên em gái thành một cô gái đẹp. Cô gái đẹp sờ tay lên khung cửi. Nhà sàn có hoa nở. Thang nhà có tiếng nai kêu. Con mang tác gọi bầy buổi sớm. Người con trai Mường đứng đợi em ở ngoài bờ con suối chảy buổi chiều. Lêu lêu lằng lôộc…lôộc…ún ơi…Sim à !” [2, tr.30].

Như vậy, những bài hát dân ca Mường với vai trò là một yếu tố ngoài cốt truyện không chỉ góp phần thể hiện tâm trạng của nhân vật mà còn khơi dậy hồn sắc của văn hoá dân tộc Mường, làm cho nội dung của tác phẩm thêm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 72 phong phú. Qua đó, ta cũng thấy được sự am hiểu sâu sắc vốn văn hoá dân tộc của nhà văn.

Tuy nhiên, bên cạnh những bài xường thì yếu tố ngoài cốt truyện còn được thể hiện ở việc tác giả đưa vào các truyện ngắn những mẩu chuyện thần thoại, truyền thuyết của dân tộc Mường. Thần thoại của người Mường kể rằng Mụ Dạ Dần là người đầu tiên xuất hiện trên mặt đất khi có tiếng nổ phân khai trời đất. Bời vậy, có rất nhiều tích truyện không phải là thần thoại sau này đã nói đến mụ Dạ Dần như một biểu tượng mẫu mực cho mọi quyền uy, có phép thần thông biến hoá, có sức mạnh chinh phục vô song. Và khi thằng In trong

“Đứa con trai” lí giải về sự xuất hiện của vệt rừng nhỏ chạy ven sông cũng đã thần thánh hoá về mụ Dạ Dần: “In kể với mế rằng, vệt rừng nhỏ chạy dọc theo con sông, quanh năm xanh tốt um tùm, và ồn ào tiếng trẻ con, tiếng chim hót, có lẽ đã được mụ Dạ Dần ở Mường Trời sai một vị thần linh dũng mãnh nhất, thiêng liêng nhất của người Mường đem từ rừng Pù Hú thăm thẳm núi non xuống đặt ở đấy để ngăn bớt sự cuồng loạn của con sông mang tên loài Ngựa vào những mùa nước lũ đã trống trơ !” [6, tr.169]. Cũng trong truyện ngắn này, nhà văn còn nhắc đến truyền thuyết của loài rắn. Trên đường đi tìm thuốc chữa bệnh cho mế, thằng In rất sợ hãi khi nhớ lại truyện cũ tích xưa về loài rắn:

“Ở Mường Dồ có rất nhiều truyền thuyết về loài rắn này. Người già bảo đây là một loại ngựa của quan binh nhà Trời. Quan giám sát rừng xanh. Có người lại nói đó là quan, lính của nhà Lang Cun Cần” [6, tr.180].

Trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh, ta thấy có sự xuất hiện dấu ấn của một số truyện cổ Mường. Chẳng hạn, trong Những đứa trẻ mồ côi, câu chuyện cổ có liên quan đến rùa đá – con vật thiêng được coi là tổ tiên của người Mường cũng được nhắc đến: “Bà ngoại Vạ Cúc kể rằng: Ngày xưa trời và đất còn ở gần nhau, người Mường còn phải ở trong hang đá, còn phải ăn cỏ cây. Lang Cun Cần phải đem Chu Chiêng Mường Nước đi tìm đất, tìm mường, chính rùa đá đã dạy cho Chu Chiêng Mường Nước biết cách làm nhà theo hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 73

của chính nó... Rùa đã già cả ngàn năm tuổi mới chết đi. Con người tiếc thương mang linh hồn rùa thiêng về cho ở Mường Trời, chỉ giữ lại cái mai rồi lập đền thờ phụng, để con Mường trong, cháu Mường ngoài dù có đi đâu, về đâu cũng không quên được con vật thiêng, không quên nguồn gốc của mình” [2, tr.84].

Có thể nói, việc đưa các tích truyện cổ và những bài xường vào các truyện ngắn vừa khơi dậy bầu không khí thiêng liêng của văn hoá dân gian vừa làm phong phú cho nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Điều đó thể hiện sự am hiểu sâu sắc về cội nguồn văn hoá dân tộc của nhà văn. Nhờ vậy mà các sáng tác của nhà văn đã đọng lại dư vị sâu đậm và có sức hấp dẫn với độc giả.

Một phần của tài liệu bản sắc văn hóa mường trong sáng tác của hà thị cẩm anh (Trang 74 - 79)