Cốt truyện

Một phần của tài liệu bản sắc văn hóa mường trong sáng tác của hà thị cẩm anh (Trang 70 - 74)

7. Cấu trúc đề tài

3.1.1.Cốt truyện

Cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch [15]. Cốt truyện có vai trò rất lớn trong việc phản ánh đời sống và gửi gắm quan niệm của nhà văn về con người và cuộc sống.

“Văn xuôi các DTTS Việt Nam hiện đại cũng có đủ ba kiểu cốt truyện như văn xuôi Việt Nam hiện đại (nói chung) là: Kiểu cốt truyện truyền thống: miêu tả sự kiện theo dòng thời gian tuyến tính, kết thúc có hậu (kết thúc đóng); Kiểu cốt truyện hiện đại: miêu tả gấp khúc, đảo lộn thời gian, nhảy cóc tự sự, kết thúc ngỏ (kết thúc mở) và Kiểu cốt truyện hậu hiện đại: truyện lồng truyện, cắt dán, xáo trộn…(không có mở đầu và kết thúc)” [29, tr.67].

Khảo sát toàn bộ sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh, chúng tôi nhận thấy phần lớn truyện ngắn của nhà văn vừa có sự kế thừa của cốt truyện truyền thống, vừa có sự phát triển theo cốt truyện hiện đại. Thông thường, các truyện ngắn của nhiều nhà văn dân tộc thiểu số thường xây dựng cốt truyện theo dòng thời gian tuyến tính và kết thúc có hậu. Điều này ta bắt gặp nhiều trong sáng tác của Cao Duy Sơn. Hầu hết các nhà văn dân tộc thiểu số đều chịu ảnh hưởng của cốt truyện cổ dân gian. Với Hà Thị Cẩm Anh, cốt truyện không chỉ được tổ chức theo lối mòn là miêu tả sự kiện nhân quả và kết thúc có hậu mà nó có sự sáng tạo. Đọc truyện ngắn của nhà văn Mường này, ta bắt gặp rất nhiều cốt truyện được sắp xếp theo kết cấu đảo ngược và kết thúc có hậu. Kiểu cốt truyện được tổ chức theo kết cấu đảo ngược chiếm 30/34 (88 %), kết cấu theo trật tự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 65 tuyến tính chiếm 4/34 (12%) truyện ngắn của nhà văn. Trong số đó thì có 17/34 (50%) truyện ngắn có kết thúc có hậu, 3/34 (9%) truyện kết thúc không có hậu và 14/34 (41%) truyện có kết thúc mở. Việc tổ chức cốt truyện gấp khúc, đảo ngược vừa khiến câu chuyện biến động liên tục như cuộc sống vốn có vừa là sự phản chiếu số phận của nhân vật ở những quãng đời khác nhau. Những truyện ngắn Sông trôi lặng lẽ, Cha mẹ và tôi, Nước mắt của đá, Mùa xuân này đào không thể ra hoa, Chuyện xưa, Đêm tháng tám, Cây gội già tàn tật,

Đêm tháng tám, Ngôi nhà sàn cũ kĩ, Bài xường ru từ núi, Đêm Khua Luống dành cho người chết…đều mở đầu bằng trang đời hiện tại của cuộc đời nhân vật rồi ngược về quá khứ để đi tìm nguyên nhân, lí giải nguồn cội của nó. Kiểu kết cấu này thường gây hấp dẫn và kích thích trí tò mò của người đọc. Nó như một lực hút khiến người đọc muốn tìm đến những dòng kể tiếp theo để hiểu rõ hơn về số phận của từng nhân vật. Dường như kiểu kết cấu đảo ngược này rất phù hợp để nhà văn phản ánh về những số phận phải chịu nhiều oan khuất, bất hạnh, éo le, trắc trở trong cuộc đời nhưng vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp. Mở đầu truyện ngắn Sông trôi lặng lẽ là hình ảnh Xuyến - con dâu của Vạ Lủ ngồi trên xe ô tô và ôm một chiếc hộp trong tay. Đó là chiếc hộp đựng tro cốt của mẹ chồng cô. Rồi sau đó cuộc đời đầy oan khuất của người phụ nữ có một sức hy sinh và chịu đựng dẻo dai hiện lên qua lời kể của cô con dâu. Truyện ngắn

Cha mẹ và tôi cũng có cách kết cấu đảo ngược gây bất ngờ đối với người đọc. Mở đầu truyện ngắn là hình ảnh một người khách lạ bước vào hỏi thăm nhà cô gái. Ông chính là cha của cô - người đã bỏ xứ đi và để cho mế cô phải mang tiếng là có một người chồng phản mường, phản nước. Rồi tiếp theo là sự hồi tưởng về cuộc đời đầy đau khổ và éo le của mế cô. Có thể nói kết cấu đảo ngược, gấp khúc đã góp phần phản ánh cuộc đời nhân vật có sự đứt đoạn với những quãng đời éo le, nghiệt ngã.

Tuy nhiên, kết thúc có hậu lại chứng tỏ tinh thần lạc quan và nghị lực sống của người Mường có thể chiến thắng tất cả. Kết thúc có hậu trong truyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 66 ngắn của Hà Thị Cẩm Anh cũng chứng tỏ sự ảnh hưởng của truyện cổ dân gian. Ta thấy phảng phất hơi thở của những triết lí dân gian trong các truyện ngắn

Bài xường ru từ núi, Cây gội già tàn tật. Dường như nhà văn muốn nói với chúng ta rằng “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”. Đọc Bài xường ru từ núi, ta thấy quy luật nhân quả được nhà văn chiêm nghiệm qua số phận của Lâm và mẹ anh ta. Chỉ vì trước đây mẹ Lâm chê cô Cầm là người nhà gác nên đã tìm mọi cách không cho hai người lấy nhau. Và sau này chính bà gặp lại Cầm thì đã kể lại câu chuyện với chị. Quy luật nhân quả báo ứng thể hiện rõ khi con trai bà lấy phải người vợ chẳng ra gì. Lâm đã bị cô ta bày mưu lừa lấy hết tiền của rồi tống anh vào nhà thương điên. Còn cuộc đời mẹ Lâm thì khổ sở, nghèo khó. Bà lão bán hàng nước, chắt bóp chi tiêu cũng chỉ đủ tiền vào viện thăm con. Ngược lại, Cầm là người phụ nữ Mường đảm đang tháo vát và giàu lòng vị tha, đức hy sinh nên cô vừa nuôi con khôn lớn lại có tiền có của. Đó là kết thúc có hậu với những người tốt như Cầm và là bài học để đời cho những người sống tham lam không biết nghĩ đến cái tình.

Đến với Cây gội già tàn tật, Quả còn, Những đứa trẻ mồ côi, Lão thần rừng nhỏ bé, ta ngỡ như mình đang lạc vào thế giới cổ tích. Bởi kết thúc các truyện ngắn này đều có hậu và nhuốm màu hồng của thế giới cổ tích huyền diệu. Truyện Cây gội già tàn tật có môtip quen thuộc của truyện cổ tích, đó là những người xấu xí nhưng có phẩm chất tốt đẹp vẫn luôn được hạnh phúc mỉm cười. Cô gái có khuôn mặt dị dạng từng khao khát hạnh phúc nhưng không bao giờ cô dám nghĩ tới. Dường như có một phép màu kì lạ của bà tiên trong thế giới cổ tích, một ngày kia cô đã được một anh cán bộ tốt bụng, hào hiệp thương yêu, nâng đỡ và lấy làm vợ. Giấc mơ hạnh phúc của cô đã trở thành hiện thực khi cô có một gia đình yên ấm thực sự bên người chồng và cô con gái rất xinh đẹp. Cô đã được học chữ, được chồng dạy cho bơi lội và đã đoạt giải A trong cuộc thi vượt sông Mã của huyện Si Dồ. Như vậy, câu chuyện Cây cội già tàn tật đã truyền đến cho người đọc ánh sáng của niềm lạc quan để con người luôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 67 tin vào chính mình, tin rằng với con người thì không gì là không thể trở thành hiện thực.

Bên cạnh những kết thúc có hậu thì một số truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh có kết thúc mở. Đó là những truyện Con đường dài lắm, Đêm tháng tám. Câu chuyện Con đường dài lắm kể về số phận đáng thương của hai anh em thằng Trong. Vì mồ côi cha mẹ và em lại bị mù nên Trong phải tìm mọi cách lo chữa mắt cho em. Nó cõng em đi qua bao con suối, cánh rừng để mong tìm được thầy thuốc chữa bệnh. Hai anh em giờ trở nên cô độc giữa cõi đời. Cha mẹ mất đi, Trong là chỗ dựa duy nhất cho em gái của mình. Chứng kiến cảnh em gái bị người ta hành hạ, Trong không chịu được nên quyết tâm đưa em đi xa để chữa cho đôi mắt của em. Kết thúc truyện là hình ảnh hai anh em dắt nhau đi dưới trời nắng. Vì cõng em đi qua nhiều nẻo đường, vượt qua nhiều núi rừng vất vả nên Trong đã ngủ thiếp đi. Tỉnh dậy, nó giật mình khi thấy cái Đục mồ hôi nhễ nhại. Hai anh em đi tìm nước uống. Hoàn cảnh của hai đứa trẻ bơ vơ thật đáng thương. Vì thương anh nên Đục không đành lòng để anh cõng. Nó đồng ý để thằng Trong dắt đi. Những lời nói của đứa em gái bé bỏng với anh trai khiến người đọc không thể không động lòng và rơi nước mắt: “Anh dắt em đi. Đường còn dài lắm”. Quả thật, con đường phía trước còn dài lắm, con đường của số phận, của tương lai vẫn còn mờ mịt và có biết bao chông gai thách thức với hai anh em. Chúng chỉ là những đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa, rồi đây cuộc sống biết bấu víu vào đâu và xoay sở ra sao ? Kết thúc bỏ ngỏ gợi cho người đọc những liên tưởng, suy nghĩ khác nhau. Không biết tương lai của hai anh em sẽ ra sao ? Liệu hai anh em thằng Trong có vượt qua được tất cả sóng gió của cuộc đời ? Có thể nói cách kết thúc mở đã làm phong phú thêm cho giá trị tư tưởng thẩm mĩ của truyện ngắn, đồng thời khơi dậy được sự sáng tạo và đồng điệu trong cách tiếp nhận của độc giả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 68 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện có hậu cũng là một trong những sự kế thừa và tiếp nối truyền thống văn học của dân tộc Mường. Đó cũng chính là biểu hiện của dấu ấn văn hoá Mường trong nghệ thuật truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh. Tuy nhiên, bên cạnh việc tiếp thu yếu tố truyền thống thì nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Hà Thị Cẩm Anh cũng có nhiều sáng tạo. Những cốt truyện theo kết cấu đảo ngược đã diễn tả sâu sắc những uẩn khúc, éo le trong số phận của những con người chịu nhiều oan khuất. Có thể nói, Hà Thị Cẩm Anh không chỉ có công sức trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình mà còn góp phần đổi mới tư duy văn xuôi dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu bản sắc văn hóa mường trong sáng tác của hà thị cẩm anh (Trang 70 - 74)