Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Xây dựng khuôn khổ dự báo biên độ dao động hàng năm của VN-INDEX phục vụ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán tại Công ty Cổ phần chứng khoán Thăng Long (Trang 83)

Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long được thành lập ngày 11 tháng 5 năm 2000, theo quyết định số 78/2000/NHQĐ ngày 12 tháng 4 năm 2000 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long thành lập và hoạt động theo Quyết định số 98/UBCK-GPĐCCTCK ngày 28/12/2007 và Quyết định số 291/UBCK-GP ngày 24/12/2009 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nứớc.

- Tổng số vốn điều lệ là: 800.000.000.000 đồng ( Tám trăm tỷ đồng Việt Nam )

- Tổng số vốn điều lệ được chia thành: 80.000.000 cổ phần. - Mệnh giá cổ phần là: 10.000 Việt Nam đồng/cổ phần.

Công ty chứng khoán Thăng Long hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104000003 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 05 tháng 6 năm 2000. Giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty được sửa đổi ngày 20 tháng 12 năm 2006, và Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán số 05/GPHĐKD do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam (SSC) cấp ngày 11 tháng 5 năm 2000, giấy phép này được sửa đổi vào ngày 01 tháng 9 năm 2003, ngày 01 tháng 10 năm 2007 và ngày 28 tháng 12 năm 2007.

76

Vốn điều lệ ban đầu của Công ty theo giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104000003 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp vào ngày 05 tháng 6 năm 2000 là 9.000.000 nghìn đồng Việt Nam. Vốn điều lệ của Công ty đã được bổ sung trong từng thời kỳ theo các giấy phép kinh doanh điều chỉnh.

Kết quả đạt được

Công ty CPCK Thăng Long là một trong những công ty CK được thành lập sớm nhất. Với bề dày truyền thống đó, trong những năm qua tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Tài sản và vốn chủ sở hữu của của công ty liên tục tăng trong giai đoạn từ 2006 đến 2009. Nếu như năm 2006, tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty lần lượt là 542 và 134 tỷ đồng thì sang năm 2007 đã tăng lên là 2.440 và 391 tỷ đồng. Tương ứng với tăng 450,18% và 291,79%. Điều này thể hiện trong năm 2007, chứng khoán Việt Nam đang trong cơn sốt, hiện tượng bong bóng xảy ra trên thị trường.

Sang năm 2008, năm mà kinh tế Việt Nam chịu nhiều tác động từ bên ngoài và nội tại của nền kinh tế. Điều này cũng gây ra tình trạng bi quan bao trùm thị trường. Kết quả là tài sản của công ty bị giảm sút từ 2.440 tỷ xuống còn 1.942 tỷ. Tương ứng với mất 20,40% so với năm 2007. Tuy nhiên, về vốn chủ sở hữu của công ty vẫn tăng tuy lượng tăng thấp. Năm 2007 là 391 tỷ thì sang năm 2008 tăng lên 440 tỷ đồng. Tăng được 12,53% so với năm 2007.

Sang năm 2009, với những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế đã thổi một luồng gió mới vào thị trường chứng khoán. Nhờ điều này, công ty cũng được hưởng những kết quả tốt. Tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty đều tăng. So với năm 2008, sang 2009 tài sản và vốn chủ sở hữu tăng lần lượt từ 1.942 tỷ và 440 tỷ lên 4.646 tỷ và 975 tỷ. Tương ứng với 239,23% và

77

221,59%. Những kết quả này được thể hiện Hình 3.1 – Tài sản và vốn chủ sở hữu từ 2006 – 2009. 542 134 2,440 391 1,942 440 4,646 975 0 1000 2000 3000 4000 5000 T ỷ đ ồn g

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng tài sản Nguồn vốn chủ sở hữu

Hình 3.1 – Tài sản và vốn chủ sở hữu từ 2006 – 2009

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính của TSC từ 2006 – 2009)

Kết quả kinh doanh của công ty cũng rất khả quan. Những kết quả này thể hiện rõ trong Hình 3.2 – Kết quả kinh doanh của công ty từ 2007 – 2009. Nếu như năm 2007, năm mà TTCK nước ta có những kết quả đáng mừng thì các công ty chứng khoán cũng là được hưởng lợi không kém NĐT. Năm 2007, chi phí và lợi nhận thuần của công ty đều là 103,16 tỷ. Điều này thể hiện rằng, việc bỏ ra chi phí nhỏ mà khoản lợi nhuận mang về lại rất lớn. Khi thị trường đang nóng, việc cạnh tranh trong nội bộ ngành chưa khốc liệt, khách hàng vẫn đang tìm đến công ty chứ công ty chưa phải tìm đến với khách hàng.

Sang năm 2008, khi tâm lý NĐT đang ở trong trạng thái bi quan tột độ trước tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới. Họ bắt đầu có tâm trạng hốt hoảng, các tài khoản thi nhau bán tháo ra gây nên tình trạng ứ đọng mua và bán, tạo ra “hỗn loạn” cho thị trường. Công ty trong năm này đã phải bỏ ra khoản chi phí là 344,48 tỷ, khoản chi phí này bằng với doanh thu của cả năm.

78

Bởi vậy đã làm cho lợi nhuận thuần của công ty chỉ đạt 0,37 tỷ. Giảm so với năm 2007 là 102,79 tỷ, tương ướng với đạt 35,86%.

208.74 102.3 103.16 344.48 344.48 0.37 676.26 500 108.41 0 100 200 300 400 500 600 700 T đồ ng 2007 2008 2009

Doanh thu thuần Chi phí Lợi nhuận thuần

Hình 3.2 – Kết quả kinh doanh của công ty từ 2007 - 2009

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính của TSC từ 2006 – 2009)

Năm 2009, năm mà các công cụ hỗ trợ về mặt vĩ mô của chính phủ bắt đầu phát huy tác dụng. NĐT lấy lại được niềm tin vào thị trường, kỳ vọng vào sự bứt phá tăng điểm của VN-Index nên họ đã bắt đầu quay trở lại với TTCK. Công ty đạt doanh thu là 676,26 tỷ. Vượt so với 2008 là 331,78 tỷ tương ứng với tăng lên 196,31%. Nhưng do khoản chi phí tăng cao vì trong nội bộ ngành đã có sự tham gia của nhiều công ty, chi phí để có một đồng doanh thu tăng lên. Vì điều này mà lợi nhuận thuần của công ty chỉ đạt 108,41 tỷ. Song tăng so với 2008 là 108,04 tỷ tương ứng với 29.300%. Đây là một kết quả ngoài mong đợi so với năm 2008.

Vị thế của công ty

Với những tiềm lực và thế mạnh của mình trên thị trường, nhất là mảng môi giới chứng khoán, sang năm 2009 công ty đã thu được những thành công đáng ghi nhận. Bắt đầu từ quý III/2009, vị trí dẫn đầu thị trường trong mảng môi giới đã thuộc về TSC. Vị trí này trước đây vẫn thuộc về những tên tuổi

79

lớn như Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS), Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), Công ty Chứng khoán Ngân hàng Á châu (ACBS),… Với sự nỗ lực của tập thể công ty, năm 2009 vị trí đứng đầu trong Top 10 đã thuộc về công ty CPCK Thăng Long. 4.99 7.93 6.78 11.31 68.99

TSC SSI SBS HSC Cty còn lại

Hình 3.3 – Thị phần môi giới của

các công ty chứng khoán tại HOSE quý IV/2009

(Nguồn: Top 10 thị phần môi giới tại HOSE năm 2009)

Sở GDCK Tp Hồ Chí Minh (HOSE) đã công bố thị phần môi giới của các công ty chứng khoán trong quý IV/2009 và cả năm 2009. Theo đó, trong quý IV/2009, 4 vị trí dẫn đầu về giá trị giao dịch môi giới của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên HOSE không có sự thay đổi nào so với quý III/2009. CTCP chứng khoán Thăng Long tiếp tục dẫn đầu về thị phần giá trị giao dịch môi giới với 11,31% thị phần, đứng thứ 2 là CTCK Sacombank –SBS với 7,93%, đứng thứ 3 là CTCK Sài Gòn – SSI với 6,78% và CTCK Thành Phố Hồ Chí Minh – HSC với 4,99%. Tính đến hết năm 2009, cả nước có 105 công

80

ty chứng khoán hoạt động kinh doanh. Chỉ riêng Top 5 công ty dẫn đầu đã chiềm 31,01%, còn lại 100 công ty chỉ chiếm 68,99% thị phần. Điều này thể hiện rõ nét trên Hình 3.3 – Thị phần của các công ty chứng khoán.

Về tài khoản quản lý, công ty cũng đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Nếu năm 2008 công ty quản lý 14.941 tài khoản thì sang năm 2009 số tài khoản mà công ty quản lý đã lên đến 26.939 tài khoản. Tăng lên 108,30% so với năm 2008. Điều này được thể hiện trên Hình 3.4 – Tài khoản quản lý của công ty. 14,941 26,939 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 TH 2008 TH 2009 i k hoản

Hình 3.4 – Tài khoản quản lý của công ty

(Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên Bản cáo bạch, Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long)

Những kết quả trên là sự nỗ lực của một tập thể có tầm nhìn, có tri thức. Một tập thể đang tìm đúng nhu cầu và mang lại cho khách hàng của mình những giá trị gia tăng tốt nhất. Chính bởi những điều này, vị thế của công ty đang ngày càng được khẳng định trên thương trường.

81

Một phần của tài liệu Xây dựng khuôn khổ dự báo biên độ dao động hàng năm của VN-INDEX phục vụ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán tại Công ty Cổ phần chứng khoán Thăng Long (Trang 83)