Dự báo VN-Index 2010

Một phần của tài liệu Xây dựng khuôn khổ dự báo biên độ dao động hàng năm của VN-INDEX phục vụ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán tại Công ty Cổ phần chứng khoán Thăng Long (Trang 78)

Dựa trên ước lượng Ex-ante cho VN-Index năm 2010 đã cho ra 3 kịch bản của VN-Index. Việc ước lượng này cho kết quả khá sát với thực tế trong những tháng đầu năm 2010.

Với những dấu hiệu khả quan về tình hình kinh tế đất nước, cùng với những kết quả làm được trong năm 2009 đã tạo ra những tiền đề cho VN-

71

Index năm 2010. Kinh tế thế giới đang dần khôi phục, đây là những động thái quan trọng cho thị trường phát triển. Tình hình trong nước cũng rất khả quan, lạm phát đã dần được kìm hãm, các công cụ tác động của Chính phủ đã và đang có tác dụng. Bởi vậy, kịch bản “Lạc quan” của ước lượng Ex-ante có cơ sở để trở thành hiện thực.

VN- Index đạt được mức điểm trên 500 và duy trì được trong một thời gian dài quanh mốc trên 500 điểm. Với dấu hiệu lạc quan VN-Index có khả năng bật qua mốc 550 điểm trong tháng 8/2010, để thiết lập kênh xu thế tăng ổn định trong nửa cuối năm với mốc 620 - 650 điểm.

Kịch bản “Lạc quan” của VN-Index xuất hiện trong bối cảnh kinh tế Việt Nam xác lập được những tín hiệu tích cực ngay trong quý I/2010. Tuy nhiên, kịch bản này vấp phải một khó khăn hiện hữu là tính ổn định và định hướng rõ ràng của các chính sách vĩ mô thời điểm hiện tại.

Kịch bản thứ 2 là VN-Index đạt khoảng 510 điểm. Qua Hình 2.8 – Biểu đồ VN-Index từ tháng 01/2010 – tháng 05/2010 cho thấy tình hình biến động của VN-Index từ đầu năm đến tháng 5/2010 đều xoay quanh mốc 520 điểm. Tuy đã có những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế xong vẫn còn rất nhiều bất trắc có thể xảy ra. Do phải đương đầu với những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, nên trong thời gian qua những vấn đề căn bản của nền kinh tế hầu như vẫn trong trạng thái của thời kỳ 2006-2007. Trong ngắn hạn, những bất ổn vĩ mô vẫn là một cản trở lớn cho tăng trưởng kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Kịch bản này cho phép thị trường chứng khoán Việt Nam thực hiện một quá trình điều chỉnh giảm tạm thời trong quý I/2010, phù hợp với khoảng thời gian cần thiết để Chính phủ đưa ra định hướng nhất quán và dài hạn cho quá trình phát triển kinh tế năm 2010. VN-Index sẽ vận động quanh ngưỡng

72

500 điểm trước khi có thể bật ngược trở lại để tăng điểm vào các tháng cuối năm.

Hình 2.8 – Diễn biến VN-Index từ tháng 01/2010 – tháng 05/2010

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM)

Kịch bản thứ 3 là kịch bản “Bi quan”. Đây là kịch bản với một viễn cảnh không mấy sáng sủa của nền kinh tế vĩ mô, thâm hụt ngân sách và mất cân bằng cán cân thương mại ở mức cao. Đây là nguyên nhân của những bất ổn kinh tế trong ngắn hạn, đồng thời xói mòn tiềm năng tăng trưởng trong trung và dài hạn, đi liền với sự suy yếu khả năng thích nghi của nền kinh tế. Ở kịch bản này, ảnh hưởng của các chính sách kinh tế vĩ mô tương đối mờ nhạt trước suy thoái khách quan của nền kinh tế. Tăng trưởng chậm, lãi suất và lạm phát cao,... VN-Index tiếp tục suy giảm trong quý III và quý IV/2010, không tạo được sức bật để đưa VN-Index bứt phá vào cuối năm 2010. Song khó có khả năng giới hạn dự báo dưới của Vn-Index năm 2010 là 297.63 điểm bị xuyên thủng.

2.2.5. Các hàm ý cho Nhà đầu tƣ và Công ty cổ phần chứng khoán

73

Đối với nhà đầu tư

Đối với nhà đầu tư, việc quyết định đầu tư là việc làm không phải đơn giản. Bởi giá trị tài sản của nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào một danh mục chứng khoán thường là rất lớn. Nếu như tình hình kinh tế bất ổn, công ty làm ăn không tốt làm cho giá chứng khoán đi xuống thì khoản lỗ của nhà đầu tư cũng sẽ rất nặng nề.

Do vậy, việc “nghe ngóng” thông tin thị trường của NĐT diễn ra rất đa chiều. Việc tiếp cận thông tin thị trường một cách không có chọn lọc có thể gây ra những quyết định sai dẫn đến tình trạng hoảng loạn trên thị trường. Nếu có được dự báo của ước lượng Ex-ante theo thời gian là năm thì NĐT có thể có những căn cứ phân tích chủ quan của mình để đưa ra quyết định đầu tư tốt hơn.

Tùy tình hình thị trường và căn cứ vào biên độ dự báo của ước lượng Ex-ante mà nhà đầu tư sẽ thực hiện chiến lược mua vào hay bán ra. Nếu như VN-Index đã vượt qua dự báo của ước lượng Ex-ante thì đây là thời điểm mà NĐT có thể bán ra lượng cổ phiếu nắm giữ của mình. Còn nếu diễn biến của VN-Index đang gần xuống sát với giới hạn dưới của ước lượng Ex-ante thì nhà đầu tư có thể thực hiện mua vào số lượng cổ phiếu để hy vọng hưởng lợi. Còn khi VN-Index đang ở mức trung bình của giới hạn trên và giới hạn dưới của dự báo thì NĐT có thể chờ đợi xem diễn biến tiếp theo của thị trường để quyết định. Lúc này NĐT phải tin tưởng vào dự báo, không chạy theo đám đông thị trường để tránh được những tổn thất cho số vốn đầu tư của mình.

Đối với Công ty CPCK Thăng Long

Việc có được dự báo sát với thực tế diễn biến của VN-Index là rất quan trọng đối với hoạt động tư vấn của công ty. Đây có thể được coi là một sản phẩm tư vấn có chất lượng cao, chính xác đến mức cần thiết cho NĐT.

74

Với những dự báo của ước lượng, cộng với những phân tích sâu về các biến khác của tình hình thị trường, những yếu tố tác động đến VN-Index công ty có thể tư vấn cho hoạt động của NĐT tốt hơn.

Với những NĐT không có kiến thức sâu về phân tích và dự báo, công ty sẽ có thể tư vấn lúc nào nên bán ra, nên mua vào hay nên chờ đợi. Những tư vấn của công ty sẽ giúp cho NĐT vững tin trong quyết định của họ. Và điều này cũng sẽ giúp cho vị thế của công ty tăng cao hơn nữa trên thị trường CK Việt Nam.

75

Chƣơng 3. VẬN DỤNG KHUÔN KHỔ DỰ BÁO BIÊN ĐỘ DAO ĐỘNG HÀNG NĂM CỦA VN-INDEX PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CPCK THĂNG LONG

3.1. Thực trạng hoạt động tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán tại Công ty

CPCK Thăng Long

3.1.1. Tổng quan về Công ty CPCK Thăng Long

3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long được thành lập ngày 11 tháng 5 năm 2000, theo quyết định số 78/2000/NHQĐ ngày 12 tháng 4 năm 2000 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long thành lập và hoạt động theo Quyết định số 98/UBCK-GPĐCCTCK ngày 28/12/2007 và Quyết định số 291/UBCK-GP ngày 24/12/2009 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nứớc.

- Tổng số vốn điều lệ là: 800.000.000.000 đồng ( Tám trăm tỷ đồng Việt Nam )

- Tổng số vốn điều lệ được chia thành: 80.000.000 cổ phần. - Mệnh giá cổ phần là: 10.000 Việt Nam đồng/cổ phần.

Công ty chứng khoán Thăng Long hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104000003 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 05 tháng 6 năm 2000. Giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty được sửa đổi ngày 20 tháng 12 năm 2006, và Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán số 05/GPHĐKD do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam (SSC) cấp ngày 11 tháng 5 năm 2000, giấy phép này được sửa đổi vào ngày 01 tháng 9 năm 2003, ngày 01 tháng 10 năm 2007 và ngày 28 tháng 12 năm 2007.

76

Vốn điều lệ ban đầu của Công ty theo giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104000003 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp vào ngày 05 tháng 6 năm 2000 là 9.000.000 nghìn đồng Việt Nam. Vốn điều lệ của Công ty đã được bổ sung trong từng thời kỳ theo các giấy phép kinh doanh điều chỉnh.

Kết quả đạt được

Công ty CPCK Thăng Long là một trong những công ty CK được thành lập sớm nhất. Với bề dày truyền thống đó, trong những năm qua tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Tài sản và vốn chủ sở hữu của của công ty liên tục tăng trong giai đoạn từ 2006 đến 2009. Nếu như năm 2006, tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty lần lượt là 542 và 134 tỷ đồng thì sang năm 2007 đã tăng lên là 2.440 và 391 tỷ đồng. Tương ứng với tăng 450,18% và 291,79%. Điều này thể hiện trong năm 2007, chứng khoán Việt Nam đang trong cơn sốt, hiện tượng bong bóng xảy ra trên thị trường.

Sang năm 2008, năm mà kinh tế Việt Nam chịu nhiều tác động từ bên ngoài và nội tại của nền kinh tế. Điều này cũng gây ra tình trạng bi quan bao trùm thị trường. Kết quả là tài sản của công ty bị giảm sút từ 2.440 tỷ xuống còn 1.942 tỷ. Tương ứng với mất 20,40% so với năm 2007. Tuy nhiên, về vốn chủ sở hữu của công ty vẫn tăng tuy lượng tăng thấp. Năm 2007 là 391 tỷ thì sang năm 2008 tăng lên 440 tỷ đồng. Tăng được 12,53% so với năm 2007.

Sang năm 2009, với những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế đã thổi một luồng gió mới vào thị trường chứng khoán. Nhờ điều này, công ty cũng được hưởng những kết quả tốt. Tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty đều tăng. So với năm 2008, sang 2009 tài sản và vốn chủ sở hữu tăng lần lượt từ 1.942 tỷ và 440 tỷ lên 4.646 tỷ và 975 tỷ. Tương ứng với 239,23% và

77

221,59%. Những kết quả này được thể hiện Hình 3.1 – Tài sản và vốn chủ sở hữu từ 2006 – 2009. 542 134 2,440 391 1,942 440 4,646 975 0 1000 2000 3000 4000 5000 T ỷ đ ồn g

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng tài sản Nguồn vốn chủ sở hữu

Hình 3.1 – Tài sản và vốn chủ sở hữu từ 2006 – 2009

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính của TSC từ 2006 – 2009)

Kết quả kinh doanh của công ty cũng rất khả quan. Những kết quả này thể hiện rõ trong Hình 3.2 – Kết quả kinh doanh của công ty từ 2007 – 2009. Nếu như năm 2007, năm mà TTCK nước ta có những kết quả đáng mừng thì các công ty chứng khoán cũng là được hưởng lợi không kém NĐT. Năm 2007, chi phí và lợi nhận thuần của công ty đều là 103,16 tỷ. Điều này thể hiện rằng, việc bỏ ra chi phí nhỏ mà khoản lợi nhuận mang về lại rất lớn. Khi thị trường đang nóng, việc cạnh tranh trong nội bộ ngành chưa khốc liệt, khách hàng vẫn đang tìm đến công ty chứ công ty chưa phải tìm đến với khách hàng.

Sang năm 2008, khi tâm lý NĐT đang ở trong trạng thái bi quan tột độ trước tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới. Họ bắt đầu có tâm trạng hốt hoảng, các tài khoản thi nhau bán tháo ra gây nên tình trạng ứ đọng mua và bán, tạo ra “hỗn loạn” cho thị trường. Công ty trong năm này đã phải bỏ ra khoản chi phí là 344,48 tỷ, khoản chi phí này bằng với doanh thu của cả năm.

78

Bởi vậy đã làm cho lợi nhuận thuần của công ty chỉ đạt 0,37 tỷ. Giảm so với năm 2007 là 102,79 tỷ, tương ướng với đạt 35,86%.

208.74 102.3 103.16 344.48 344.48 0.37 676.26 500 108.41 0 100 200 300 400 500 600 700 T đồ ng 2007 2008 2009

Doanh thu thuần Chi phí Lợi nhuận thuần

Hình 3.2 – Kết quả kinh doanh của công ty từ 2007 - 2009

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính của TSC từ 2006 – 2009)

Năm 2009, năm mà các công cụ hỗ trợ về mặt vĩ mô của chính phủ bắt đầu phát huy tác dụng. NĐT lấy lại được niềm tin vào thị trường, kỳ vọng vào sự bứt phá tăng điểm của VN-Index nên họ đã bắt đầu quay trở lại với TTCK. Công ty đạt doanh thu là 676,26 tỷ. Vượt so với 2008 là 331,78 tỷ tương ứng với tăng lên 196,31%. Nhưng do khoản chi phí tăng cao vì trong nội bộ ngành đã có sự tham gia của nhiều công ty, chi phí để có một đồng doanh thu tăng lên. Vì điều này mà lợi nhuận thuần của công ty chỉ đạt 108,41 tỷ. Song tăng so với 2008 là 108,04 tỷ tương ứng với 29.300%. Đây là một kết quả ngoài mong đợi so với năm 2008.

Vị thế của công ty

Với những tiềm lực và thế mạnh của mình trên thị trường, nhất là mảng môi giới chứng khoán, sang năm 2009 công ty đã thu được những thành công đáng ghi nhận. Bắt đầu từ quý III/2009, vị trí dẫn đầu thị trường trong mảng môi giới đã thuộc về TSC. Vị trí này trước đây vẫn thuộc về những tên tuổi

79

lớn như Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS), Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), Công ty Chứng khoán Ngân hàng Á châu (ACBS),… Với sự nỗ lực của tập thể công ty, năm 2009 vị trí đứng đầu trong Top 10 đã thuộc về công ty CPCK Thăng Long. 4.99 7.93 6.78 11.31 68.99

TSC SSI SBS HSC Cty còn lại

Hình 3.3 – Thị phần môi giới của

các công ty chứng khoán tại HOSE quý IV/2009

(Nguồn: Top 10 thị phần môi giới tại HOSE năm 2009)

Sở GDCK Tp Hồ Chí Minh (HOSE) đã công bố thị phần môi giới của các công ty chứng khoán trong quý IV/2009 và cả năm 2009. Theo đó, trong quý IV/2009, 4 vị trí dẫn đầu về giá trị giao dịch môi giới của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên HOSE không có sự thay đổi nào so với quý III/2009. CTCP chứng khoán Thăng Long tiếp tục dẫn đầu về thị phần giá trị giao dịch môi giới với 11,31% thị phần, đứng thứ 2 là CTCK Sacombank –SBS với 7,93%, đứng thứ 3 là CTCK Sài Gòn – SSI với 6,78% và CTCK Thành Phố Hồ Chí Minh – HSC với 4,99%. Tính đến hết năm 2009, cả nước có 105 công

80

ty chứng khoán hoạt động kinh doanh. Chỉ riêng Top 5 công ty dẫn đầu đã chiềm 31,01%, còn lại 100 công ty chỉ chiếm 68,99% thị phần. Điều này thể hiện rõ nét trên Hình 3.3 – Thị phần của các công ty chứng khoán.

Về tài khoản quản lý, công ty cũng đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Nếu năm 2008 công ty quản lý 14.941 tài khoản thì sang năm 2009 số tài khoản mà công ty quản lý đã lên đến 26.939 tài khoản. Tăng lên 108,30% so với năm 2008. Điều này được thể hiện trên Hình 3.4 – Tài khoản quản lý của công ty. 14,941 26,939 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 TH 2008 TH 2009 i k hoản

Hình 3.4 – Tài khoản quản lý của công ty

(Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên Bản cáo bạch, Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long)

Những kết quả trên là sự nỗ lực của một tập thể có tầm nhìn, có tri thức. Một tập thể đang tìm đúng nhu cầu và mang lại cho khách hàng của mình những giá trị gia tăng tốt nhất. Chính bởi những điều này, vị thế của công ty đang ngày càng được khẳng định trên thương trường.

81

3.1.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hình 3.5 – Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

82

3.1.2. Hoạt động tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán tại Công ty CPCK Thăng Long

3.1.2.1. Tổ chức thực hiện

Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán là một hoạt động nghiệp vụ tại hệ thống các phòng môi giới. Do đó, tư vấn đầu tư chứng khoán được hiểu là hoạt động về tư vấn giá trị chứng khoán, nó bao gồm việc cung cấp các thông tin, phân tích và khuyến nghị đầu tư chứng khoán cho khách hàng. Hiện tại, Công ty đang hoạt động ở một số lĩnh vực tư vấn sau:

- Nghiên cứu, phân tích tổng hợp tình hình thị trường, hoạt động tổ

Một phần của tài liệu Xây dựng khuôn khổ dự báo biên độ dao động hàng năm của VN-INDEX phục vụ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán tại Công ty Cổ phần chứng khoán Thăng Long (Trang 78)