Thực trạng thị trƣờng chứng khoán Việt Nam năm 2009

Một phần của tài liệu Xây dựng khuôn khổ dự báo biên độ dao động hàng năm của VN-INDEX phục vụ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán tại Công ty Cổ phần chứng khoán Thăng Long (Trang 48)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

TTCK ở Việt Nam đã được hình thành và phát triển với việc thành lập UBCKNN ngày 28/11/1996. Từ tháng 3/2004, UBCKNN là một bộ phận của Bộ Tài chính. Phải mất 10 năm thăm dò, thử nghiệm, TTCK Việt Nam đã bùng nổ vào năm 2006 song hành cùng với những kỷ lục mới xuất hiện trong nền kinh tế nước nhà.

TTCK Việt Nam chính thức giao dịch ngày 28/7/2000 với mốc khởi điểm là 100 điểm, giao dịch hai cổ phiếu đầu tiên là REE-Công ty cổ phần Cơ điện lạnh REE và SAM - Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông. Ngay sau đó VN-Index tăng liên tục suốt 12 tháng đạt đỉnh 570 điểm vào ngày 25/6/2001. Thời kỳ này do hàng hóa lúc ban đầu còn ít, cầu lớn hơn cung nhiều lần dẫn tới hiện tượng các nhà đầu tư tranh mua giá trần khiến chỉ số VN-Index tăng liên tục.

Sau khi đạt đỉnh 570 điểm, VN-Index đã điều chỉnh giảm nhanh liên tục trong khoảng 3,5 tháng, VN-Index mất 64% giá trị, còn 203 điểm vào ngày 5/10/2001. VN-Index đã mất hơn một tháng để vượt mốc 300 điểm. Từ 5/10/2001 đến 19/11/2001 VN-Index đã tăng được gần 100 điểm. Từ 203 điểm lên 301 điểm trước khi đi vào giai đoạn suy giảm kéo dài 2 năm từ tháng 11/2001 đến 11/2003.

Thị trường đi ngang trong 2 năm 2004 và năm 2005. Ngày 8/3/2005 TTGDCK Hà nội chính thức đi vào hoạt động, đây là nơi niêm yết giao dịch của đa số các công ty có mức vốn điều lệ nhỏ, điều kiện niêm yết không quá

41

khắt khe nhằm khuyến khích các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK. Từ đó tăng cung và đa dạng hóa các ngành nghề cho nhà đầu tư lựa chọn.

Thị trường bùng nổ từ mốc 300 điểm đầu năm 2006 vọt lên đỉnh điểm 1.174 vào ngày 12/3/2007 và phần còn lại của năm 2007 VN-Index dao động trong ranh giới 900 -1100 điểm.

Như một quy luật, năm 2008 là năm điều chỉnh giảm cho giai đoạn bùng nổ 2006-2007, nhưng với tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ Mỹ đã khiến VN-Index tụt giảm sâu hơn dự đoán của nhiều chuyên gia, quay trở lại vạch xuất phát của đầu năm 2006 là 300 điểm.

Thị trường đi xuống là xu hướng chủ đạo của năm 2008, xu hướng này bắt đầu từ đỉnh VN-Index 1104 điểm vào ngày 10/10/2007. Khởi đầu năm 2008 VN-Index đã đón nhiều thông tin bất lợi từ chính sách tiền tệ của nhà nước nhằm khống chế lạm phát đang ở mức cao hai con số. Với các biện pháp mạnh nhằm kiềm chế lạm phát, NHNN đã rút tiền mặt khỏi lưu thông, khiến các NHTM thiếu tiền buộc phải đẩy lãi suất huy động vốn lên cao.

Thị trường cổ phiếu lúc này vẫn đang theo xu hướng xuống giảm, lãi suất cao khiến các nhà đầu tư rời bỏ thị trường, gửi tiền vào ngân hàng vừa có lợi nhuận cao vừa an toàn.

Cả năm 2008 các nhà đầu tư không còn ưa chuộng hàng hóa IPO nữa. Năm 2008 có 50 công ty tiến hành IPO, đấu giá trên 2 sàn HOSE và HASTC. 3 công ty có số lượng cổ phiếu lớn nhất mang ra đấu giá là Sabeco, Habeco, Vietinbank. Tổng cộng có tất cả 385,418,192 CP được nhà đầu tư mua tương ứng với tỷ lệ 60%. Tổng số tiền IPO thu được năm 208 đạt 9870 tỷ đồng.

Điều này cho thấy tâm lý các nhà đầu tư không ưa chuộng hàng hóa IPO nữa, nếu như năm 2006 và 2007, các doanh nghiệp khi IPO chỉ chú trọng đến việc làm thế nào bán được với giá cao nhất, còn với nhà đầu tư chỉ cần mua là có lợi nhuận, thì trong năm 2008, để có thể IPO thành công. Doanh

42

nghiệp phải chứng minh được tiềm năng tăng trưởng cao. Năng lực quản trị doanh nghiệp tốt, sản phẩm – dịch vụ có chỗ đứng trên thị trường, thông tin công bố phải chính xác, minh bạch, đặc biệt mức giá khởi điểm phải hợp lý để hấp dẫn nhà đầu tư trong mối tương quan cạnh tranh với giá cổ phiếu của các doanh nghiệp đã niêm yết sẵn trên thị trường.

Năm 2008 cũng là năm ngủ đông của thị trường OTC. Hầu hết mọi cổ phiếu đóng băng không giao dịch, nhà đầu tư nào lỡ đầu tư vào thị trường OTC vào cuối năm 2007 đều bị kẹt vốn. Tuy nhiên vẫn còn những cổ phiếu được nhà đầu tư giao dịch như cổ phiếu khối ngân hàng và vài cổ phiếu của ngành bất động sản có kế hoạch niêm yết rõ ràng như Hoàng Anh Gia Lai …

Giao dịch trên thị trường trái phiếu Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, cụ thể năm 2007 tăng 98.11% so với mức trung bình 21.1% của khu vực. Tuy nhiên, theo đánh giá của các tổ chức tài chính chuyên nghiệp thì thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn được coi là thị trường chưa phát triển. Cùng với sự đi xuống của thị trường chứng khoán trong năm 2008 thị trường trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp cũng trải qua thời kỳ “ảm đạm”. Năm 2008, thị trường trái phiếu được tập trung về đầu mối HASTC, hình thành và khởi động thị trường trái phiếu chuyên biệt. Qua đầu năm 2009, trong bối cảnh thị trường chứng khoán niêm yết đang có những dấu hiệu phục hồi đáng khích lệ, thị trường trái phiếu cũng bắt đầu hồi phục, kết quả đấu thầu trái phiếu chính phủ đã khẳng định sự phục hồi này.

Năm 2009 – năm tăng trưởng bất ngờ ấn tượng, mặc dù về những tháng cuối năm 2008 thị trường chứng khoán Việt Nam đã có điều chỉnh giảm do tác động của chính sách thắt chặn tiền tệ của chính phủ. Quy mô thị trường chứng khoán việt nam đã tăng trưởng vượt bậc trong năm 2009. Mức vốn hóa toàn thị trường tính đến cuối năm 2009 là 620.000 tỷ đồng, tương đương 38% GDP, đã tăng gấp gần 3 lần so với năm 2008.

43

Tại hội nghị triển khai nhiê ̣m vụ phát triển thị trường năm 2010, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) cho biết : Trong năm qua, số lượng công ty niêm yết tăng hơn 30% (453 công ty) và số lượng tài khoản tăng hơn 50% so với năm 2008 (đạt 793.000 tài khoản).

Cùng với sự lên xuống của chỉ số giá chứng khoán, giá trị giao dịch cũng thay đổi theo diễn biến thị trường. Giá trị giao dịch bình quân năm 2009 đạt 3.000 tỷ đồng mỗi phiên, tăng gấp hơn 7 lần so với quý I/2009, gấp 4 lần so với mức bình quân năm 2008. Đặc biệt trong tháng 10-11, giá trị giao dịch đạt trung bình 4.000 tỷ đồng mỗi phiên, trong đó riêng tháng 10 đạt trung bình 6.000 tỷ đồng.

Theo đánh giá của Phó chủ tịch SSC Nguyễn Đoan Hùng: Năm 2008, Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự sụt giảm của thị trường chứng khoán quốc tế . 3 tháng đầu năm 2009, thị trường Viê ̣t Nam sụt giảm mạnh , chỉ số VN-Index giảm 25% so với thời điểm đầu năm, giá trị giao dịch giảm 60%. Hầu hết hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán bị đình trệ do hoạt động phát hành , cổ phần hóa không thành công . Nhiều công ty chứng khoán bị thua lỗ.

Tuy nhiên, sau những giải pháp đồng bộ của Chính phủ , từ đầu quý II/2009 đến nay , thị trường đã hồi phục và đóng góp tích cực cho việc huy động vốn trong và ngoài nước , trở thành đô ̣ng lực kích cầu và tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, chỉ số VN-Index tăng lên 624 điểm (ngày 24/10), tăng 150 % so với thời điểm thấp nhất là 235 điểm (ngày 24/2). Tại thời điểm cuối năm 2009, chỉ số VN-Index ở mức 494 điểm (ngày 31/12), so với thời điểm đầu năm 2009 (1/1/2009) là 315 điểm, chỉ số VN-Index tăng gần 60%.

Trong năm 2010, SSC đề ra các nhiê ̣m vụ chính n hư hoàn thiện khung pháp lý, chính sách cho thị trường, tăng cường quản lý, phát triển hàng hóa thị

44

trường, phát triển các định chế trung gian, phát triển các thị trường giao dịch chứng khoán.

Các thành viên tham gia thị trường kiến nghị, cần thúc đẩy quan hệ cung cầu, tăng tính thanh khoản; nâng cao năng lực quản trị công ty của các công ty đại chúng, áp dụng điều lệ mẫu, thúc đẩy việc công bố thông tin… Đồng thời, ban hành chế độ kiểm toán áp dụng cho các công ty quản lý quỹ, triển khai các nghiệp vụ mới trên thị trường, tăng cường tính tuân thủ pháp lý của các công ty chứng khoán.

Theo số liệu của UBCK, tính đến cuối tháng 10/2009, TTCK Việt Nam có 729.592 tài khoản của nhà đầu tư.

Trong đó có 726.639 tài khoản NĐT cá nhân, (NĐT trong nước gồm 714.832 tài khoản, NĐT nước ngoài có 11.807 tài khoản). NĐT tổ chức hiện có 2.953 tài khoản, trong đó có 2.382 tài khoản tổ chức trong nước và 571 tổ chức nước ngoài. Mức vốn hóa của TTCK hiện đạt 55% GDP, với 415 công ty niêm yết trên 2 sàn giao dịch và 24 công ty đăng ký giao dịch trên UPCoM. Trong Định hướng chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2011-2020 đang được UBCK dự thảo, quy mô vốn hóa thị trường vào năm 2015 dự kiến đạt 65-70% GDP, đến năm 2020 đạt 90-100% GDP. Cấu trúc thị trường được hoàn thiện theo hướng, HOSE sẽ là nơi niêm yết cổ phiếu doanh nghiệp lớn, HNX: niêm yết cổ phiếu DN nhỏ, thị trường UPCoM và UPCoM mở rộng. Ngoài ra, thị trường trái phiếu chuyên biệt và thị trường công cụ phái sinh cũng được tập trung triển khai. Cũng trong định hướng phát triển thị trường có lộ trình chuyển đổi sở hữu của Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán từ công ty TNHH nhà nước một thành viên, công ty cổ phần và công ty cổ phần đại chúng (niêm yết).

Bắt đầu từ 1/5/2010, các ngân hàng thương mại nhà nước sẽ đồng loạt giảm lãi suất cho vay từ 0,5%-1%/năm theo chỉ đạo của Chính phủ. Mặt bằng

45

lãi suất cho vay sắp tới sẽ vào khoảng 13%/năm. Lãi suất cho vay giảm sẽ là yếu tố tác động khá lớn đến tình hình phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp.

Như vậy, các chỉ số vĩ mô quan trọng - CPI tháng 4, nhập siêu, FDI, quyết định về lãi suất cơ bản đã cho thấy những điểm lạc quan. Tuy nhiên, nỗi lo về một cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực châu Âu có thể làm giảm tốc đà phục hồi của kinh tế toàn cầu sẽ phần nào tác động đến thị trường chứng khoán của Việt Nam.

Trong ngắn hạn những phiên giằng co do xu hướng chốt lời ngắn hạn của các nhà đầu tư sẽ làm cho đà tăng của thị trường chậm lại. Tuy vậy, với những tín hiệu lạc quan về kết quả kinh doanh quý I của các doanh nghiệp cùng với tình hình vĩ mô đang dần ổn định, chúng ta vẫn tiếp tục lạc quan về xu hướng sắp tới của thị trường.

2.1.2. Thực trạng hoạt động của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

năm 2009

Nếu như 2008 được coi là một năm rất đáng quên khi các chỉ số liên tục sụt giảm thì bước sang 2009, TTCK Việt Nam đã có sự phục hồi tương đối ấn tượng, không ít thời điểm đã để lại những dấu ấn quan trọng trong lịch sử 9 năm phát triển với những kỷ lục mới. Nhìn lại diện mạo TTCK Việt Nam 2009, có thể điểm lại một số cột mốc đáng ghi nhớ.

Mặc dù về những tháng cuối năm thị trường chứng khoán Việt Nam đã có điều chỉnh giảm do tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ nhưng nhìn chung với một chu kỳ tăng điểm kéo dài hơn 8 tháng trong những tháng giữa năm thì cả năm 2009 thị trường chứng khoán Việt Nam có một năm tăng trưởng rất ấn tượng.

Nếu tính từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2009 thì VN-Index đã tăng thêm 171,96 điểm từ 312,49 điểm lên đến 494,77 điểm tương đương với mức

46

tăng là 58%. Nếu tính từ đáy thấp nhất trong năm khi VN-Index ở mốc 234,66 điểm vào ngày 24/02/2009 và đỉnh cao nhất là 633,21 điểm vào ngày 23/10/2009 thì VN-Index đã tăng 2,69 lần.

Hình 2.1 - Diễn biến của VN-Index năm 2009

(Nguồn: Báo cáo tổng kết thị trường chứng khoán 2009 và dự báo 2010, Công ty CP chứng khoán Âu Việt 4/1/2010)

Năm 2009 đã để lại những dấu ấn quan trọng trong lịch sử 9 năm phát triển của TTCK. Những kỷ lục mới, cột mốc quan trọng đã lần lượt được thiết lập: phiên giao dịch ngày 24-2, VN-Index đã rơi xuống mức đáy 235,5 điểm, HNX-Index lùi về dưới mốc 100 điểm khi xuống mức thấp nhất trong lịch sử là 78,06 điểm. Tuy nhiên, bước sang tháng 3-2009, NĐT đã lấy lại được niềm tin khi TTCK có một tháng tăng điểm ấn tượng nhất kể từ tháng 11-2008: VN-Index không chỉ khởi sắc về điểm số mà khối lượng giao dịch cũng tăng mạnh. Tính đến hết ngày 30-6, VN-Index đã tăng 132,67 điểm (42,03%), HNX-Index tăng 44,57 điểm (42,66%) so với thời điểm kết thúc năm 2008. Đây là một bước tiến dài của TTCK trong nước khi VN-Index đã đạt tốc độ tăng lớn thứ 8 trong tổng số 89 chỉ số chứng khoán quan trọng trên thế giới

47

khi tăng được 46% so với thời điểm đầu năm 2009. Kỷ lục về khối lượng giao dịch tại sàn HOSE được thiết lập vào ngày 10-6 với 101.774.520 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được chuyển nhượng, con số tương tự tại HNX là 56.522.170 cổ phiếu.

Từ tháng 8 đến tháng 10, TTCK lại tiếp tục đợt tăng giá thứ hai đầy mạnh mẽ với nhiều kỷ lục về giá trị và khối lượng giao dịch kỷ lục được xác lập. Ngày 22/10/2009, TTCK vươn tới đỉnh điểm của đợt sóng thứ 2 là mức 624,10 điểm. Đây cũng là mức cao nhất của thị trường sau 394 phiên giao dịch kể từ ngày 14/3/2008. Trong khoảng thời gian này, thanh khoản liên tục đạt kỷ lục trên cả hai sàn. Đối với sàn HOSE, phiên giao dịch ngày 23/10/2009 được coi là "siêu thanh khoản" khi lập kỷ lục cao nhất từ trước đến nay cả về khối lượng và giá trị giao dịch với hơn 136 triệu đơn vị được chuyển nhượng, tương ứng giá trị giao dịch lên đến 6,414 nghìn tỷ đồng; sàn HNX đạt kỷ lục với hơn 67,23 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng cùng 3,04 nghìn tỷ đồng được giải ngân. TTCK tăng trưởng mạnh mẽ, nằm ngoài dự đoán của giới chuyên gia và trở thành điểm sáng ấn tượng khi có tốc độ phục hồi nhanh nhất châu Á.

Một ấn tượng khác của TTCK là sự phát triển mạnh mẽ về quy mô. Tính đến tháng hết tháng 11/2009, đã có 430 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được niêm yết. Tổng giá trị vốn hóa thị trường lên tới hơn 669 nghìn tỷ đồng (39 tỷ USD), tương đương 55% GDP của năm 2008. Mức vốn hóa này tăng gần gấp 3 lần so với thời điểm cuối năm 2008. Năm 2009 cũng đánh dấu sự lên sàn của hàng loạt DN lớn như Eximbank, Bảo Việt, Vietcombank và Vietinbank... Sự góp mặt của các “đại gia” này đồng nghĩa với việc nguồn cung trên thị trường ngày càng đa dạng hơn. Trong đó, Vietcombank giao dịch 112,3 triệu cổ phiếu, là DN có vốn hóa lớn nhất thị trường, với trên 56.000 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần "quán quân" trước đó là ACB (28.000 tỷ đồng). Trong khi đó, Bảo

48

Việt (BVH) niêm yết toàn bộ 573 triệu cổ phiếu và Vietinbank có 121,2 triệu cổ phiếu. Các “đại gia” này đều chào sàn thành công, đáp ứng được mong đợi của NĐT. Giá cổ phiếu các doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng nhờ vậy đã tăng trong một thời gian khá dài và trở thành những cổ phiếu "nóng" trên thị trường.

Năm 2009 cũng để lại những ấn tượng mạnh mẽ về các dòng vốn vào -

Một phần của tài liệu Xây dựng khuôn khổ dự báo biên độ dao động hàng năm của VN-INDEX phục vụ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán tại Công ty Cổ phần chứng khoán Thăng Long (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)