Kỹ thuật trong xây dựng khuôn khổ dự báo VN-Index theo năm

Một phần của tài liệu Xây dựng khuôn khổ dự báo biên độ dao động hàng năm của VN-INDEX phục vụ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán tại Công ty Cổ phần chứng khoán Thăng Long (Trang 43)

Qua phân tích kỹ thuật, VN-Index diễn biến theo các hình chữ V, chữ W, chữ M hai vai hay chữ U. Từ đây đưa ra xu hướng dao động của VN- Index. Việc dự báo biến động VN-Index theo cách này dẫn đến độ chính xác thấp, không sát với diễn biến thực tế. Vì khi thấy VN-Index biến động trên biểu đồ kỹ thuật gần giống với chữ V nhưng có thể thực tế lại là xu thế của hình chữ W. Từ thực tế này, việc dự báo chỉ số VN-Index theo năm có độ chính xác thấp. Trên thực tế, các công ty và các nhà phân tích thường sử dụng phương pháp này để dự báo cho ngắn hạn.

36

Hình 1.1 – Chỉ số VN-Index từ 2006 - 2009

(Nguồn: Viet Nam Monitor 25 - Sep 11 2009)

Khuôn khổ dự báo VN-Index dựa trên ƣớc lƣợng Ex-post và Ex-ante

Trong công tác dự báo chỉ số biến động của VN-Index có thể ứng dụng mô hình dự báo ước lượng của kinh tế vĩ mô. Ước lượng Ex-post và ước lượng Ex-ante tỏ ra rất hữu dụng trong dự báo vì mô hình này dự báo dựa trên việc xây dựng các kịch bản khác nhau cho chỉ số VN-Index.

Ước lượng Ex-post: là quá trình sử dụng dữ liệu quá khứ để đánh giá, nhận xét về những sự kiện đã xảy ra đó.

Ước lượng Ex-ante: là quá trình sử dụng những số liệu, sự kiện hay một tập hợp các quyết định sắp được tiến hành để đánh giá, dự báo về kết quả của tập hợp các yếu tố tác động đó. Ước lượng này được thực hiện khi sự kiện chưa xảy ra, nên nó chỉ mang tính dự báo.

Việc dự báo sự biến động của chỉ số VN-Index dựa trên ước lượng Ex- post và Ex-ante được xây dựng như sau :

37

- Chỉ số biến động của VN-Index mỗi năm được xây dựng thành các kịch bản tương ứng với từng loại nhà đầu tư. Ba kịch bản có thể xảy ra mỗi năm của VN-Index là „Lạc quan‟, „Thực tế‟ và „Bi quan‟.

- Ước lượng giá trị của toàn bộ thị trường chứng khoán. Việc ước lượng này là coi toàn bộ thị trường như một doanh nghiệp, và tính toán giá trị toàn bộ dòng tiền mà thị trường ấy có thể mang lại cho nhà đầu tư trong một quãng thời gian được giả định là vô hạn.

- Xác định giá thị trường 0 1 (1 ) t t t D V r     

Trong đó: V0 : Giá trị toàn bộ thị trường tính tại thời điểm hiện tại. Dt : tổng giá trị dòng cổ tức thị trường có thể sản sinh cho nhà đầu tư trong năm t. Giả sử rằng tại thời điểm tính giá trị thị trường, dòng cổ tức của năm đầu tiên sẽ tới trong một năm nữa (cuối năm).

r: lãi suất yêu cầu (tính trên 1 năm), hay tỷ lệ chiết khấu của nhà đầu tư đối với các dòng tiền phát sinh theo thời gian.

- Giả thiết rằng nhà đầu tư chỉ có kỳ vọng chi tiết về các mức tăng trưởng của dòng cổ tức trong 5 năm đầu tiên, sau đó thì mức tăng trưởng sẽ hội tụ về một mức (gọi là mức tăng trưởng lâu dài).

- Từ sau năm thứ năm trở về sau, giá trị thị trường sẽ được tính theo công thức Gordon:

6 6 ( ) D V r g  

38 Do đó: 5 5 6 6 0 6 1 (1 ) (1 ) 1 (1 ) ( )(1 ) t t t t t t D V D D V r r r r g r             

Trên cơ sở tính được giá trị thị trường V0, có thể quy đổi ra chỉ số VN- index tương ứng với mức giá trị đó.

Để đơn giản hóa, giả định tỷ lệ chi trả cổ tức là d = 70% từ lợi nhuận ròng. Lãi suất yêu cầu là r = 12%.

Đối với nhà đầu tư “Lạc quan”, ước lượng của họ về tăng trưởng đối với năm đầu tiên cao hơn mức thực tế, và kịch bản tăng trưởng cho những năm tiếp theo cũng ở mức khá cao. Tỷ lệ tăng trưởng dài hạn của họ sẽ là 7%/năm.

Đối với nhà đầu tư “Thực tế”, giả sử ước lượng của họ về tăng trưởng năm đầu tiên trùng với mức thực hiện, kịch bản tăng trưởng 4 năm tiếp theo thấp hơn nhà đầu tư “Lạc quan”, và tỷ lệ tăng trưởng dài hạn cũng là 7%.

Đối với nhà đầu tư “Bi quan”, ước lượng của họ về tăng trưởng năm đầu tiên thấp hơn mức thực hiện, kịch bản tăng trưởng 4 năm tiếp theo ở mức thấp, và tỷ lệ tăng trưởng dài hạn chỉ là 6%.

Sau khi tính toán được các dữ kiện, tiến hành ước lượng Ex-post và Ex- ante từng năm theo ba kịch bản „Lạc quan‟, „Thực tế‟ và „Bi quan‟. Từ đó, sẽ đưa ra dự báo chỉ số VN-Index cho mỗi năm.

Giải thích thêm :

- Kịch bản „Lạc quan‟ thể hiện mức dao động cao nhất trong năm của VN-Index theo dự báo. Do đó nếu Vn-Index trong thực tế vượt quá mức này thì có dấu hiệu của hiện tượng „bong bóng chứng khoán‟ (increasing bubble). Khi đó, trạng thái của thị trường là lạc quan quá mức. Về phía nhà đầu tư cần có sự thận trọng hoặc có hành động rút lui khỏi thị trường. Về phía Chính phủ, UBCKNN cần lưu ý về chính sách nhằm hạ nhiệt thị trường.

39

- Kịch bản „Bi quan‟ thể hiện mức dao động thấp nhất trong năm của Vn-Index theo dự báo. Nếu Vn-Index thực tế thấp hơn mức này thì có dấu hiệu của hiện tượng „bong bóng giảm‟ (decreasing bubble). Khi đó, trạng thái của thị trường là bi quan quá mức cần thiết. Về phía nhà đầu tư cần quan tâm đến việc mua vào những mã cổ phiếu có chỉ số cơ bản tốt nhằm chờ thời cơ kiếm lợi nhuận cao khi thị trường hồi phục trở lại đúng giá trị thực. Các nhà điều hành thị trường nên xem xét những giải pháp kích thích thị trường hồi phục.

- Kịch bản „Thực tế‟ thể hiện mức dao động trung bình trong năm của Vn-Index theo dự báo. Nhà đầu tư cần tỉnh táo để lựa chọn cho mình những cổ phiếu có thể mang lại lợi nhuận đúng như kỳ vọng, trước khi xem xét đến xu hương sắp tới của thị trường. Về phía nhà quản lý, cần có những biện pháp hỗ trợ tích cự nhằm duy trì sự ổn định của thị trường tránh những dấu hiệu của „Lạc quan‟ hay „Bi quan‟ thái quá từ khi chúng chưa xảy ra.

40

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2009 VÀ XÂY DỰNG KHUÔN KHỔ DỰ BÁO BIÊN ĐỘ DAO ĐỘNG HÀNG NĂM CỦA VN-INDEX

Một phần của tài liệu Xây dựng khuôn khổ dự báo biên độ dao động hàng năm của VN-INDEX phục vụ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán tại Công ty Cổ phần chứng khoán Thăng Long (Trang 43)