Các cơ sở lý luận và thực tiễn để vận dụng một số quan điểm biện chứng cho học sinh.

Một phần của tài liệu bước đầu vận dụng một số quan điểm biện chứng của tư duy toán học trong dạy học toán ở trường thpt (thể hiện qua dạy học hình học 10 thpt) (Trang 49 - 50)

- Theo cách hiểu thứ ba, Tư duy biện chứng được đặc trưng bởi sự thâu

1.4. Các cơ sở lý luận và thực tiễn để vận dụng một số quan điểm biện chứng cho học sinh.

chứng cho học sinh.

Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII quy định nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục như sau: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ....làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi...”. Từ đó ta thấy rằng quan điểm biện chứng của tư duy góp phần quan trọng trong việc rèn luyện tư duy toán học. Thật vậy, theo quan điểm biện chứng của tư duy Toán học là khi xem xét sự vật phải xuất phát từ chính bản thân của sự vật hiện tượng, phải xem xét sự vật một cách khách quan, phải hiểu rõ bản chất của sự vật. Đây là cơ sở để nhận thức sự vật một cách đúng đắn, qua đó học sinh có thể làm chủ được tri thức khoa học, và thực hành giỏi. Điều này đòi hỏi học sinh nắm thật vững các thuộc tính bản chất khái niệm, giả thiết và kết luận của định lí, và điều kiện đã cho trong bài toán; Cần nhìn nhận và xem xét một cách đầy đủ tất cả các tính chất phức tạp của sự vật, xem xét trong các mối quan hệ biện chứng (liên hệ bên trong và liên hệ bên ngoài) trong tổng thể những mối quan hệ liên thuộc; Phải xem xét sự vật trong sự mâu thuẫn và thống nhất từ đó giúp học sinh học Toán một cách chủ động sáng tạo, khả năng phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.

1.4.1. Nói về vai trò của Toán học trong nhận thức khoa học, P. Ănghen đã viết : “Muốn nhận thức biện chứng và đồng thời duy vật về tự nhiên, cần hiểu

là một lĩnh vực nhất định mà còn là một phương pháp là một dạng nhất định của nhận thức khoa học, nó góp phần xây dựng các lí thuyết khoa học.

Còn A. N. Kônmôgrốp khẳng định: “Về nguyên tắc thì phạm vi ứng dụng

phương pháp toán học không hạn chế: tất cả các dạng vận động đều có thể nghiên cứu theo kiểu toán học” [28, tr 195].

Khác với phương pháp biện chứng, nó giúp nghiên cứu những nhân tố của sự ổn định, tính không đổi trong sự vận động không ngừng của những đối tượng được nghiên cứu. Còn phương pháp biện chứng hoạt động trong nhận thức như là sự vận động tới nhưng kết quả khoa học mới. Qua đó phát hiện ra những quy luật vận động của nó trong Toán học.

1.4.2. Như vậy, qua dạy học Toán cho học sinh phổ thông mà bước đầu vận dụng một số quan điểm biện chứng của tư duy toán học, điều này không những giúp cho học sinh học Toán và các môn học khác của học sinh đang còn học ở môi trường phổ thông đạt kết quả cao mà còn tạo điều kiện cho học sinh tư duy một cách biện chứng để vận dụng trong cuộc sống hàng ngày. 14.3. Tuy nhiên, việc bước đầu vận dụng một số quan điểm biện chứng qua dạy học Toán không phải là trình bày trực tiếp, một cách tường minh các quy luật, các cặp phạm trù của nó trong dạy học mà vấn đề ở đây là bước đầu tạo nền tảng, tạo cơ sở cho học sinh hiểu các quy luật, các cặp phạm trù của triết học thông qua dạy học Toán. Đến một chừng mực nào đó, khi đã đủ chất học sinh có thể vận dụng kiến thức đó vào trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu bước đầu vận dụng một số quan điểm biện chứng của tư duy toán học trong dạy học toán ở trường thpt (thể hiện qua dạy học hình học 10 thpt) (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w