Ảnh hưởng của thời điểm trồng rừng đến sinh trưởng chiều cao Hvn của cây

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh đến năng xuất gỗ rừng trồng Keo lai tại Yên Lập – tỉnh Phú Thọ (Trang 61 - 65)

của cây Keo lai

Đạt được chiều cao tốt nhất cần phải trồng rừng vào thời vụ thuận lợi thì mới đạt hiệu quả. Từ kết quả điều tra nghiên cứu đã tổng hợp được kết quả tại bảng 3.10 dưới dây:

Bảng 3.10: Ảnh hưởng của thời điểm trồng rừng đến chiều cao Hvn của cây Keo lai

TT Công thức Thời vụ Mật độ (cây/ha) (m) Sh (%) Sig Tỷ lệ sống (%) 1 CT 1 1.660 13,25 22.32 0,000 92.5 2 CT 2 1.660 12.43 22.30 0,000 78.71 3 CT 3 1.660 12,24 15.88 0,000 79.11 Hvn

Hình 3.10: Ảnh hưởng của thời điểm trồng rừng đến chiều cao Hvn của cây Keo lai

Từ bảng 3.10 chứng tỏ trồng rừng thâm canh vào giữa mùa mưa có sự đồng đều về chiều cao, không có sự chênh lệch lớn về chiều cao và trồng rừng bán thâm canh có sự chênh lệch lớn về chiều cao. Ý nghĩa xác suất Sig(F)=0,00<0,05 điều này có nghĩa là sinh trưởng trung bình chiều cao Hvn của Keo lai tuổi 5 trồng ở các công thức khác nhau là khác nhau rõ rệt.

Từ kết quả này có thể cho chúng ta thấy được trồng rừng thâm canh vào giữa mùa mưa cây Keo lai sinh trưởng mạnh nhất về chiều cao. Công thức trồng rừng thâm canh 1(trồng thâm canh vào giữa mùa mưa) và công thức 2 giống nhau về thâm canh trồng rừng nhưng khác nhau về thời vụ trồng, công thức 2 (trồng rừng vào cuối mùa mưa) nên sự sinh trưởng về chiều cao kém hẳn so với công thức 1 (trồng rừng vào thời điểm giữa mùa mưa). Điều này chứng tỏ rằng trồng rừng vào giữa mùa mưa sẽ có điều kiện thuận lợi về độ ẩm, thời gian chiếu sáng đầy đủ...nên cây Keo lai sinh trưởng tốt trong điều kiện thuân lợi, còn vào thời điểm cuối mùa mưa, lượng mưa ít, thời gian chiếu sáng ngắn ...nên cây Keo lai sẽ sinh trưởng về chiều cao thấp hơn. Với công thức 1 và công thức 3 giống nhau về thời điểm trồng rừng nhưng công

thức 1 và công thức 3 có sự sinh trưởng về chiều cao chênh lệch lớn (công thức 1 có giá trị chiều cao lớn nhất Hvn =13,25m còn công thức 3 có giá trị chiều cao nhỏ nhất Hvn =12,24m). Điều này chứng tỏ trồng rừng thâm canh sẽ cho sinh trưởng về chiều cao cao hơn so với trồng rừng bán thâm canh.

Bảng 3.11: Ảnh hưởng của thời điểm trồng rừng đến năng suất (M) của cây Keo lai

TT Công thức thí nghiệm TLS (%) Sd (%) H(m) Sh (%) (m3) M /ha(m3)

Như vậy ta thấy rằng thời điểm trồng có vai trò rất quan trọng trong việc kinh doanh rừng, nếu trồng đúng thời vụ sẽ giúp cho cây sinh trưởng tốt hơn đặc biệt là có sự kết hợp của các biện pháp thâm canh thì trữ lượng gỗ sẽ đạt hiệu quả tốt nhất và qua biểu đồ ta thấy rõ hơn.

Hình 3.11: Trữ lượng cây đứng của các công thức thí nghiệm thời điểm và kỹ thuật trồng rừng tại Yên Lập - Phú Thọ

3 . 1

Ảnh 3.3. Keo lai 5 năm tuổi trồng thâm canh giữa mùa mưa

Ảnh 3.4. Keo lai 5 năm tuổi trồng bán thâm canh giữa mùa mưa

(Đối chứng thời vụ trồng)

Theo kết quả điều tra các công thức thí nghiệm (bảng 3.11) cho thấy tỷ lệ sống có giảm nhưng không đáng kể, giảm mạnh nhất là ở công thức 3 - công thức trồng bán thâm canh theo kỹ thuật và điều kiện trồng rừng sản xuất bình thường của địa phương. Ta thấy công thức 1 và công thức 2 trồng với kỹ thuật thâm canh thì đến giai đoạn 5 năm tuổi tỷ lệ sống công thức 1 có giảm nhưng vẫn đạt ở mức 95,68%. Từ đó, có thể thấy thời điểm trồng rừng và kỹ thuật trồng có ảnh hưởng khá rõ đến tỷ lệ sống của rừng trồng.

Sau 5 năm tuổi các trị số trung bình về đường kính ở vị trí 1.3m và chiều cao vút ngọn của công thức 1 lần lượt là D1.3 = 11,45cm và 13,25m; công thức 2 là 10,04cm và 12,43m; công thức 3 là 11,19 và 12,24. Kết quả tính toán cũng cho thấy trữ lượng gỗ cây đứng ở công thức 1 là cao nhất. như vậy thời điểm trồng và kỹ thuật trồng có ảnh hưởng rõ nét đến khả năng sinh trưởng cũng như năng suất của rừng trồng ở giai đoạn 5 năm tuổi.

So sánh hệ số biến động các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính ở vị trí 1.3m và chiều cao vút ngọn cho thấy: Về đường kính, hệ số biến động lớn nhất ở công thức 2 và thấp nhất ở công thức 3, sự chênh lệch này không đáng kể chính tỏ cây rừng phát triển đồng đều, đây là cơ sở để nâng cao sản lượng và chất lượng rừng. Về chiều cao, hệ số biến động lớn nhất ở công thức 3 và

thấp nhất ở công thức 1, có nghĩa là công thức 3 có cây rừng phân hóa mạnh nhất do sự cạnh tranh chất dinh dưỡng nên có sự chênh lệch lớn về chiều cao trong diện tích nghiên cứu. Một lần nữa có thể khẳng định thời điểm trồng và kỹ thuật trồng ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trường và năng suất cây rừng.

Tóm lại: Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài cho thấy, hoạt động trồng rừng cần phải lựa chọn được thời điểm trồng thích hợp, tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa để tận dụng được thời gian sinh trưởng dài trong mùa mưa và điều kiện thời tiết tốt vì ngay khi trồng cây cần có đủ nước để đảm bảo tỷ lệ sống cao và khả năng sinh trưởng là tốt nhất, tạo sinh lực cho cây trồng khi bước vào mùa khô hanh kéo dài. Bên cạnh đó cũng cần phải chú trọng tới điều kiện kỹ thuật, vì địa hình tại khu vực nghiên cứu không áp dụng được biện pháp cơ giới nên khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật thủ công như cuốc hố thì cần có kích cỡ hố lớn hơn bình thường, số lần chăm sóc và kỹ thuật chăm sóc phải cao hơn, phân bón cũng nên lựa chọn loại thích hợp với đặc điểm đất, đặc biệt là bón vôi bột để cải thiện độ chua đất.

Vì vậy, thời vụ trồng rừng tốt nhất là vào đầu mùa mưa, mật độ trồng là 1,660 cây/ha, cuốc hố 40 x 40 x 40cm, bón lót 100g NPK + 200g Vi sinh + 50g vôi bột. Sau 5 năm tuổi rừng trồng Keo lai ở điều kiện này có thể cho trữ lượng gỗ cây đứng 94,58m3/ha. Tăng trưởng trung bình khoảng 19m3/ha/năm.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh đến năng xuất gỗ rừng trồng Keo lai tại Yên Lập – tỉnh Phú Thọ (Trang 61 - 65)