Ảnh hưởng của bón phân đến đường kính tán (Dt) của cây Keo lai

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh đến năng xuất gỗ rừng trồng Keo lai tại Yên Lập – tỉnh Phú Thọ (Trang 56 - 59)

Cũng như ảnh hưởng của mật độ công thức bón phân cũng ảnh hưởng rất lớn đến đường kinh tán của cây Keo lai. để làm rõ vấn đề này từ kết quả điều tra ta có bảng tổng hợp sau:

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của bón phân đến đường kính tán (Dt) của cây Keo lai.

TT (năm)Tuổi Công thức bón phân (m) (%)Sdt Sig Tỷ lệ sống(%)

1 05 CT 1 3.01 5.17 0,00 93.73

2 05 CT 2 3.12 4.86 0,00 96.25

3 05 CT 3 3.22 5.46 0,00 93.57

4 05 CT 4 2.94 4.92 0,00 92.08

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của bón phân đến đường kính tán (Dt) của cây Keo lai

Cũng tương tự như vậy, đường kính tán thấp nhất ở công thức 1 với giá trị trung bình là 3,01m, sau đó tăng dần lên 3,12m ở công thức 2, công thức 3 là 3,22, công thức đối chứng mới chỉ có 2,94m. Đồng thời công thức 3 có sự phân hóa mức độ đường kính tán thấp nhất, cây phát triển đều. Điều đó cho thấy phân bón có tác dụng tích cực tới sinh trưởng của các chỉ tiêu sinh trưởng nói chung và của đường kính tán nói riêng.

Bảng 3.8: Ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng của rừng trồng Keo lai sau 5 năm tuổi ở Yên Lập – Phú Thọ ( 2008 – 2013)

S TT Công thức thí nghiệm TLS (%) Sd (%) Sh (%) Sdt (%) M /ha(m3)

Để có thể xác định được sinh trưởng trung bình của các chỉ tiêu trên ở 04 công thức bón phân có khác nhau rõ rệt trong tổng thể hay không và công thức bón phân nào cho chỉ tiêu sinh trưởng cao nhất, ở công thức bón phân 3 (100g NPK + 200g Vi sinh + 50g Vôi bột) cho các chỉ tiêu sinh trưởng cao nhất và có sự khác nhau rõ rệt trong tổng thể.

Kết quả phân tích hệ số biến động các chỉ tiêu sinh trưởng (bảng 3.8) cho thấy: ở 03 công thức bón phân rừng trồng Keo lai sau 5 năm tuổi có hệ số biến động về đường kính 1.3m (Sd% biến động từ 15,61% đến 20,54%) và hệ số biến động về chiều cao (Sh% biến động từ 13,71% đến 17,73% ) là nhỏ, chứng tỏ mức độ phân hóa của rừng thấp, tức là khả năng sinh trưởng đồng đều. Từ các lập luận

3 . 1

trên có thể thấy công thức bón phân 3 (100g NPK + 200g Vi Sinh + 50g Vôi bột) là công thức thích hợp nhất.

Hình 3.8: Biểu đồ tăng trưởng về trữ lượng cây đứng của các công thức phân bón keo lai tuổi 5

Ở công thức này các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính, chiều cao và năng suất gỗ cây đứng đạt giá trị cao nhất (M = 94,80 m3/ha) và đạt giá trị thấp nhất là ở công thức đối chứng không bón phân M = 61,17 m3/ha. Điều này chứng tỏ rằng công thức 3 bón 100g NPK + 200g Vi Sinh + 50g Vôi bột là thích hợp nhất (trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này), đồng thời kết quả phân tích cũng cho thấy nếu bón phân hợp lý về liều lượng và chủng loại thì tỷ lệ cây sống cũng cao hơn hẳn là không bón phân hoặc bón không đúng liều lượng và loại phân mà Keo lai cần sử dụng. Kết quả nghiên cứu này cũng rất phù hợp với kết luận tạm thời của Nguyễn Huy Sơn khi nghiên cứu mô hình ở giai đoạn 17 tháng tuổi và 36 tháng tuổi.

Như vậy, Keo lai trồng trên đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét ở Yên Lập – Phú Thọ có thể bón lót 100g NPK + 200g vi sinh + 50g vôi bột và bón thúc năm thứ hai 100gNPK+200gVS là phù hợp (trong phạm vi thí nghiệm này). Căn cứ vào khả năng sinh trưởng của Keo lai như đã trình bày ở

trên có thể thấy Keo lai trồng ở vùng Đông Bắc Bộ nói chung và ở tỉnh Phú Thọ nói riêng với mật độ từ 1.330 cây/ha đến 1.660 cây/ha và ứng dụng công thức bón phân 3 là tốt nhất. Trữ lượng cây đứng rừng trồng có thể đạt > 94,8 m3/ha, bình quân đạt khoảng 19m3/ha/năm vào giai đoạn sau 5 năm tuổi. Nếu chu kỳ kinh doanh là 7 - 8 năm tuổi thì năng suất này có thể còn cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh đến năng xuất gỗ rừng trồng Keo lai tại Yên Lập – tỉnh Phú Thọ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w