Ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng đường kính (D1.3) của cây Keo lai

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh đến năng xuất gỗ rừng trồng Keo lai tại Yên Lập – tỉnh Phú Thọ (Trang 52 - 56)

chiều cao bình quân giảm dần theo chiều tăng của mật độ và trữ lượng cao nhất ở công thức mật độ 1660 cây/ha (M = 97,73 m3/ha), đứng thứ hai là công thức mật độ 1330 cây/ha (M = 94,63 m3/ha) và thấp nhất là công thức mật độ 2000 cây/ha (M = 93,20 m3/ha).

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, với xu hướng phát triển của rừng trồng kết hợp với một số kết quả nghiên cứu trước đây có thể kết luận rằng: Trồng rừng thâm canh cây nguyên liệu Keo lai ở Phú Thọ nói riêng và khu vực Đông Bắc Bộ nói chung nên trồng ở mật độ từ 1.330 cây/ha đến 1.660cây/ha là tốt nhất. Kết quả này cũng rất phù hợp với những kết luận tạm thời của Nguyễn Huy Sơn (2006) khi nhận định về tình hình sinh trưởng và năng suất của rừng trông thâm canh Keo lai giai đoạn 3 tuổi ở mô hình thí nghiệm tại Dọc Hèo, Khe Mo - Đồng Hỷ - Thái Nguyên. [30]

3.2. Ảnh hưởng của bón phân đến khả năng sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo lai rừng trồng Keo lai

3.2.1: Ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng đường kính (D1.3) của cây Keo lai Keo lai

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài có sự kế thừa và sử dụng số liệu của 4 công thức thí nghiệm bón phân rừng trồng thâm canh Keo lai tại xã Thượng Long – Huyện Yên Lập – Tỉnh Phú Thọ năm 2008. Giống gồm hỗn giao của 03 dòng Keo lai BV5, BV10, BV33, mật độ trồng đồng nhất là 1.660 cây/ha, xử lý thực bì và làm đất thủ công, cuốc hố 40 x 40 x 40cm, chăm sóc thủ công, dãy cỏ theo hàng rộng 1m, xới xáo quanh gốc cây với đường kính rộng 1m.

Bảng 3.5: Ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng đường kính (D1.3) của cây Keo lai

TT Tuổi (năm) Công thức bón phân (cm) Sd (%) Sig Tỷ lệ sống (%) 1 05 CT 1 10.90 18.75 0,00 93.73 2 05 CT 2 11.26 18.77 0,00 96.25 3 05 CT 3 11.27 20.54 0,00 93.57 4 05 ĐC CT 4 9.81 15.61 0,00 92.08

Số liệu sinh trưởng thu thập được ở (bảng 3.5) cho thấy khả năng sinh trưởng cả về đường kính (D1.3m) của Keo lai sau 5 năm tuổi giữa các công thức thí nghiệm khác nhau khá rõ rệt. Đường kính ở vị trí 1.3m biến động từ 9,81 - 11,27cm; công thức bón phân 3 đạt giá trị cao nhất D1.3 = 11,27cm và đạt giá trị nhỏ nhất là công thức đối chứng (công thức 4) có D1.3 = 9,81cm. Qua đây cho thấy công thức bón phân 3 đạt hiệu quả cao nhất về đường kính.

Hình 3.5: Ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng đường kính (D1.3) của cây Keo lai

3 . 1

Hệ số biến động của đường kính (Sd) của các công thức qua bảng 3.5 biến động từ 15,61% đến 20,54%. Công thức 4 (công thức đối chứng) có hệ số biến động lớn nhất, điều đó chứng tỏ rằng sự chênh lệch về các cấp kính ở công thức này là lớn nhất không có sự đồng đều. Công thức bón phân 3 (100gNPK + 200g Vi sinh + 50g Vôi bột ).

Qua bảng 3.5 cho thấy mức ý nghĩa Sig (F) = 0,000<0,05. Điều này cũng có nghĩa là sinh trưởng trung bình D1.3 của Keo lai tuổi 5 trồng ở các công thức khác nhau là khác nhau rõ rệt. Vậy công thức bón phân 3 (100gNPK + 200g Vi sinh + 50g Vôi bột) và bón thúc năm thứ hai 100gNPK+200gVS là phù hợp trong phạm vi nghiên cứu của đề tài trên địa bàn huyện Yên Lập – Phú Thọ. Áp dụng công thức bón phân 3 với mật độ từ 1.330 cây/ha đến 1.660 cây/ha sinh trưởng đường kính trung bình của cây Keo lai có thể đạt 11,27 cm ở 5 năm tuổi.

Đường kính trung bình tăng dần từ công thức 1 tới công thức 3 với giá trị trung bình lần lượt là 18,75cm, 18,77cm, 20,54cm, thấp nhất là công thức đối chứng 15,61 cm. Công thức 3 có sự kết hợp của phân NPK, phân vi sinh và vôi sống giúp cây phát triển tốt hơn, sự phân hóa thấp hơn so với những công thức còn lại. Điều đó chứng tỏ lượng phân bón này đã bổ sung đủ dinh dưỡng để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cây trong khu vực nghiên cứu giúp cây phát triển đồng đều.

3.2.2. Ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây Keo lai

Cũng như sinh trưởng đường kính, sinh trưởng chiều cao cũng tốt nhất ở công thức 3 với chiều cao trung bình là 14,03m, tiếp đến là công thức thứ 2 với giá trị trung bình là 12,71m, công thức 3 là 11,88m, cuối cùng là công thức đối chứng 11,6m.

Qua đó cho thấy bón phân có ảnh hưởng rõ nét tới sự phân hóa chiều cao, cây cần có sự kết hợp của phân vi sinh, dù tỷ lệ của phân vi sinh ít nhưng nếu thiếu chúng lại làm cây phát triển kém.

Bảng 3.6 : Ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây Keo lai

TT (năm)Tuổi Công thức bón phân Hvn (m) Sh (%) Sig Tỷ lệ sống (%) 1 05 CT 1 12.05 17.73 0,00 93.73 2 05 CT 2 12.93 17.28 0,00 96.25 3 05 CT 3 12.92 17.28 0,00 93.57 4 05 CT 4 11.59 13.71 0,00 92.08

Hình 3.6 : Ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây Keo lai

Ảnh 3.1. Keo lai 5 năm tuổi trồng ở công thức bón phân tốt nhất

Ảnh 3.2. Keo lai 5 năm tuổi trồng ở công thức đối chứng

Từ kết quả trên ta có chiều cao vút ngọn (Hvn) có chỉ số cao nhất ở công thức 3 là Hvn = 12,92 m. Công thức có chỉ số về chiều cao là thấp nhất là công thức đối chứng Hvn = 11,59m. Cũng như ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng về đường kính đối với chiều cao cũng vậy công thức bón phân 3 là có hiệu quả nhất đối với sinh trưởng về chiều cao của cây Keo lai, chiều cao tại công thức này đạt giá trị cao nhất và công thức 4 có sự sinh trưởng về chiều cao là thấp nhất, chiều cao đạt giá trị thấp nhất.

Từ kết quả phân tích trên, công thức phân phân bón 3 (100gNPK + 200g Vi sinh + 50g Vôi bột) và bón thúc năm thứ hai 100gNPK+200gVS là phù hợp trong phạm vi nghiên cứu của đề tài trên địa bàn huyệnYên lập – Phú thọ.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh đến năng xuất gỗ rừng trồng Keo lai tại Yên Lập – tỉnh Phú Thọ (Trang 52 - 56)