* Đặc điểm khoa học
Giới (regnum): Thực vật (Plantate) Bộ (ordo): Đậu (Fabales)
Họ (familia): Đậu (Fabaceae)
Phân họ (subfamilia): Trinh nữ (Mimosoideae) Chi (genus): Keo (Acacia)
Loài (species): Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis)
Cây Keo lá tràm và cây Keo tai tượng được nhập vào nước ta từ những năm 1960 nhưng mãi đến đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Cây Keo lai được chấm phá đầu tiên vào năm 1972 bởi 2 nhà khoa học Hepbum và Ghim tháng một quần thụ ven biển vùng Sabah, Malaysia. Nam 1976, M.Tham đã kết luận thông qua việc thụ phấn chéo giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (A. auriculifonnis) sẽ tạo ra được cây Keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn cầy bố mẹ. Kết luận trên cũng đã được xác nhận bởi kết quả nghiên cứa của Pedley năm 1987. Sau đó hàng loạt các công trình. nghiên
cứu của các nhà khoa học khác về năng lực sản xuất hạt giống, chất lượng gỗ, đặc tính di truyền, sự ra hoa kết quả của Keo lai vv . . . đã được công bố rộng rãi.
Cho đến nay, Keo lai đã được khẳng đinh là loài cây có khả năng chịu đựng được khô hạn, tăng trưởng nhanh và ưu việt hơn Keo lá tràm kể cả trên đất cát nghèo dinh dưỡng. Việc đẩy mạnh trồng rừng phòng hộ và rừng kinh tế bằng keo lai vô tính nhằm thay thế dần cây keo lá tràm để tạo ra các quần thể rừng trồng chất lượng cao, trước hết là đối với dự án trồng rừng 661 trong đó Keo lai giữ vai trò là cây tiên phong đang là giải pháp hữu hiệu của lâm nghiệp nước ta trong trồng rừng Acacia hiện nay
* Đặc điểm hình thái: Keo lai là sự kết hợp giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Keo lai là cây gỗ nhỡ thường xanh cao tới 20-30m, đường kính có thể đạt tới 60 – 80cm. Thân tròn thẳng, tám rộng phân cành thấp, vỏ màu xám nâu nứt dọc. Cây con dưới một tuổi lá kép lông chim hai lần, cây trưởng thành lá đơn hình trái xoan dài hoặc hình ngọn giáo, đầu tù men thao cuống, phiến lá dày nhẵn bông, có 3 – 5 gân dọc gắn song song chụm lại ở đuôi lá, các gân nhỏ song song xen giữa các gân chính. Hoa tự bông dài mọc lẻ hay mọc tập trung ở nách lá hay ở đầu cành. Hoa đều lưỡng tính mẫu 4, tràng hoa màu vàng, nhị hoa thường vươn dài ra ngoài hoa. Quả đậu xoắn, hạt hình trái xoan, hơi dẹt, màu đen. Rễ cây mọc rộng có nhiều nốt sần cố định đạm.
* Đặc điểm sinh thái :
Keo lai là cây mọc nhanh ở vùng Đông Nam Bộ sau 5 năm tuổi Keo lai có khả năng sinh trưởng nhanh cả về đường kính và chiều cao, đường kính trung bình có thể đạt tới 12.8cm và chiều cao trung bình có thể đạt tới 16.9m. Keo lai loài cây ưa sáng, sống được ở nơi nhiệt độ bình quân là 220C tối thích là 24 - 280C và giới hạn là 400C, lượng mưa 1500 - 2500mm/năm. Đất đai chủ yếu trồng trên các loại đất Feralit tầng dày tối thiểu 75cm, đất phù sa cổ, đất xám bạc màu…Mùa ra hoa quả gần như quanh năm (Lê Mộc Châu và Vũ Văn Dũng, 1999).
* Phân bố địa lý: Keo Lai đã xuất hiện trong các rừng Keo Tai tượng vào đầu những năm 1990 ở một số vùng nước ta, sau đó được gây trồng để lấy giống ở Ba Vì, Hà Tây. Ở nước ta cây Keo lai được gây trồng rộng rãi trên toàn quốc những năm gần đây. Cây mọc hầu hết các dạng đất thích hợp nhất là từ Quảng Bình trở ra.
* Giá trị kinh tế: Keo lai thuộc họ đậu nên có tác dụng cải tạo đất tốt, chống xói mòn. Gỗ thẳng màu trắng có vân, có lõi giác phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt. Kích thước nhỏ làm nguyên liệu giấy, kích thước lớn sử dụng trong xây dựng, đóng đồ mỹ nghệ, hàng xuất khẩu. Gỗ cho nhiệt lượng cao có thể sử dụng làm củi hoặc than chạy máy. Cây có hình dáng đẹp có thể trồng làm rừng phong cảnh.
Kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Quang (2002) tại đề mục "Xác định lập địa phục vụ trồng rừng công nghiệp cho một số vùng sinh thái ở Việt Nam" thuộc đề tài khoa học KC. 06.05.NN "Nghiên cứu các giải pháp công nghệ phát triển nguyên liệu gỗ cho xuất khẩu", cho thấy Keo lai phân bố ở 1o vĩ nam đến 18o vĩ nam độ cao so với mặt biển từ 0 - 600m, lượng mưa trung bình năm > 800mm, chế độ mưa: Mưa mùa hè, mùa khô kéo dài 0-7 tháng, nhiệt độ trung bình năm > 20oc, nhiệt độ tháng nóng nhất 37oc, nhiệt độ tháng lạnh nhất 6oc, nhiệt độ tối thấp từ 0 - 6oc.
Loài Keo lai không kén chọn loại đất, chúng có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau: Đất Acid, đất granit, feralit, đất xám, đất đỏ, đất bồi tụ, đất nhiệt đới, đất thoát nước tốt, đất chua, đất nông, đất sét pha, thịt nặng, cấu tượng đất: Trung bình, nặng, độ thoát nước tự do, úng theo mùa, phản ứng đất, đất chua, đặc biệt chịu được trên đất bạc màu, có thể chịu được úng và có khả năng cố định đạm.
So với đặc điểm khí hậu và đất đai ở vùng Đông Bắc nói chung và khu vực tỉnh Phú Thọ nói riêng thì cây Keo lai hoàn toàn phù hợp, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt và đặc biệt khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng sẽ cho năng xuất cao.
Ở Việt Nam cây Keo lai tự nhiên được Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn và các cộng sự thuộc Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (RCFTI) phát hiện đầu tiên tại Ba Vì và vùng Đông Nam Bộ vào năm 1992. Tiếp theo đó, từ năm 1993 cho đến nay Lê Đình Khả và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về cải thiện giống cây Keo lai, đồng thời đưa vào khảo nghiệm một số giống keo lai có năng xuất cao tại Ba Vì được ký hiệu là BV. Trung tâm cây nguyên liệu giấy Phù Ninh cũng chọn lọc một số dòng được ký hiệu là KL.
Lê Đình Khả và cộng sự (1993, 1995, 1997, 2006) [12, 13, 14, 15 ] khi nghiên cứu về các đặc trưng hình thái và ưu thế lai của Keo lai đã kết luận Keo lai có tỷ trọng gỗ và nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa hai loài bố mẹ. Keo lai có ưu thế lai về sinh trưởng so với Keo tai tượng và Keo lá tràm, điều tra sinh trưởng tại rừng trồng khảo nghiệm 4-5 năm tuổi ở Ba Vì (Hà Tây cũ) cho thấy Keo lai sinh trưởng nhanh hơn Keo tai tượng từ 1,2 đến 1,6 lần và cao từ 1,3 - 1,8 lần về đường kính, gấp 2 lần về thể tích. Tại Sông Mây (Đồng Nai) ở rừng trồng sau 3 năm tuổi Keo lai sinh trưởng nhanh hơn Keo lá tràm 1,3 lần về chiều cao, 1,5 lần về đường kính. Một số dòng vừa có sinh trưởng nhanh vừa có các chỉ tiêu chất lượng tốt đã được công nhận là giống Quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật là các dòng BV15, BV10, BV16, BV32, BV33. Khi nghiên cứu sự thoái hoá và phân ly của cây Keo lai, Lê Đình Khả (1997) [11] đã khẳng định: Không nên dùng hạt của cây Keo lai để gây trồng rừng mới. Keo lai đời F1 có hình thái trung gian giữa hai loài bố mẹ và tương đối đồng nhất, đến đời F2 Keo lai có biểu hiện thoái hoá và phân ly khá rõ rệt, cây lai F2 sinh trưởng kém hơn cây lai F1 và có biến động lớn về sinh trưởng. Do đó để phát triển giống Keo lai vào sản xuất thì phải dùng phương pháp nhân giống bằng hom hoặc nuôi cấy mô từ những dòng Keo lai tốt nhất đã được công nhận là giống Quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật.
Nghiên cứu về hình thái cây Keo lai có thể kể đến các công trình nghiên cứu của Rufelds (1988) GanE và SimboomLiang(1991) các tác giả đã chỉ ra rằng Keo lai xuất hiện lá giả sớm hơn Keo lá tràm ở cây con lá giả đầu tiên
của Keo lá tràm thường xuất hiện ở lá thứ 4 – 5 Keo tai tương thường xuất hiện ở lá thứ 8 - 9 còn ở Keo lai thì thường xuất hiện ở lá thứ 5 - 6. Bên cạnh đó là sự phát hiện về tính chất trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm ở các bộ phận sinh sản (Bowen, 1981) [38].
Theo nghiên cứu Rufelds (1987) [49] thì không tìm thấy một sự sai khác nào đáng kể của Keo lai so với các loài bố mẹ. Các tính trạng của chúng đều thể hiện tính trung gian giữa hai loài bố mẹ mà không có ưu thế lai thực sự. Tác giả đã chỉ rằng Keo lai hơn Keo tai tượng về độ tròn đều của thân, có đường kính cành nhỏ hơn và khả năng tỉa cành tự nhiên khá hơn Keo tai tượng, song độ thẳng thân, hình dạng tán lá và chiều cao dưới cành lại kém hơn Keo tai tượng. Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu Pinso Cyril và Robert Nasi (1991) [47] thì trong nhiều trường hợp cây Keo lai có xuất sứ ở Sapa vẫn giữ được hình dáng đẹp của Keo tai tượng. Về ưu thế lai thì có thể có nhưng không bắt buộc vì có thể bị ảnh hưởng của cả 02 yếu tố di truyền lẫn điều kiện lập địa. Nghiên cúu cũng cho thấy rằng sinh trưởng của Keo lai tự nhiên đời F1 là tốt hơn, còn từ đời F2 trở đi cây sinh trưởng không đều và trị số trung bình còn kém hơn cả Keo tai tượng. Khi đánh giá về các chỉ tiêu chất lượng của cây Keo lai Pinso và Nasi (1991) [47] thấy rằng độ thẳng của thân, đoạn thân dưới cành, độ tròn đều của thân ... đều tốt hơn bố mẹ và cho rằng Keo lai rất phù hợp với các chương trình trồng rừng thương mại
* Nhận xét chung
Tóm lại: Từ các công trình nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng thâm canh và thâm canh rừng trồng cho một số loài cây trồng rừng nguyên liệu ngày càng tăng. Đặc biệt đã có rất nhiều nghiên cứu khá sâu và khá toàn diện về cây Keo lai trong trồng rừng thâm canh nói riêng. Tuy nhiên trên mỗi lập địa khác nhau thì kỹ thuật thâm canh cung phải khác nhau và các công trình nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh rừng trồng cũng chỉ mới nghiên cứu sâu trong những năm gần đây, thời gian theo dõi chưa được dài các kết quả cũng chỉ là bước đầu.