Ảnh hưởng của thời điểm trồng rừng và kỹ thuật thâm canh đến sinh

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh đến năng xuất gỗ rừng trồng Keo lai tại Yên Lập – tỉnh Phú Thọ (Trang 59 - 61)

trưởng, năng xuất trồng Keo lai

Thời điểm trồng có vai trò rất quan trọng trong việc kinh doanh rừng, nếu trồng đúng thời vụ sẽ giúp cho cây sinh trưởng tốt hơn đặc biệt là có sự kết hợp của các biện pháp thâm canh.

Trong thời vụ trồng rừng ở khu vực Đông Bắc Bộ được xác định có 2 vụ chính đó là vụ Xuân Hè và vụ Hè Thu nhưng ta cũng có theo điều kiện thời tiết từng năm mà ta có thể điều chỉnh thời gian trồng rừng có thể sớm hơn hoặc muộn hơn để làm sao cho hợp lý nhất, đảm bảo tốt nhất cho cây trồng phát triển.

Trong đề tài này đã chọn vụ Hè –Thu để tiến hành thí nghiệm và đề tài đã đặt 03 công thức về thời điểm trồng và kỹ thuật trồng, thí nghiệm được bố trí như sau:

Công thức 1: Trồng thâm canh vào giữa mùa mưa (15/7/2008) Công thức 2: Trồng thâm canh vào cuối mùa mưa (25/8/2008)

Công thức 3: Trồng bán thâm canh vào giữa mùa mưa và áp dụng kỹ thuật trồng, chăm sóc như trồng rừng sản xuất ở địa phương.

Điểm giống nhau ở các công thức là: nguồn gốc cây giống, loại đất, mật độ trồng.

Điểm khác nhau là: Công thức 1 và công thức 2 áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh: cuốc hố 40 x 40 x 40cm, bón lót 200g NPK + 100 Vi sinh + 50g vôi bột; Chăm sóc năm đầu 2 lần, chăm sóc năm thứ 2 và chăm sóc năm thứ 3 mỗi năm chăm sóc 3 lần, phát dọn thực bì toàn diện, dãy cỏ theo

hàng rộng 1m, cuốc lật đất sâu 10cm - 15cm quanh gốc và vun gốc rộng 1m. Công thức 1 và công thức 2 khác nhau ở thời điểm trồng rừng. Công thức 3 (công thức đối chứng) được áp dụng các biện pháp kỹ thuật như trồng rừng sản xuất trên địa bàn của địa phương: Cuốc hố 25 x 25 x 25cm, bón lót 100g NPK, chăm sóc năm thứ nhất 01 lần, năm thứ 2 và năm thứ 3 mỗi năm chăm sóc 2 lần; phát dọn thực bì toàn diện, dãy cỏ, xới xáo quanh gốc rộng 0,8m.

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của thời điểm trồng rừng đến đường kính D1.3 của cây Keo lai

TT Công thứcthời vụ (cây/ha)Mật độ

(cm) Sd (%) Sig Tỷ lệ sống(%) 1 CT 1 1.660 11.45 19.96 0,000 92.5 2 CT 2 1.660 11.19 18.23 0,000 78.71 3 CT 3 1.660 11.04 16.01 0,000 79.11

Hình 3.9: Ảnh hưởng của thời điểm trồng rừng đến đường kính D1.3

của cây Keo lai

Từ bảng 3.9 cho chúng ta thấy đường kính tại công thức 1 (Trồng thâm canh vào giữa mùa mưa) đạt giá trị cấp đường kính cao nhất có D1.3 =11,45cm, công thức 2 (trồng thâm canh vào cuối mùa mưa) có D1.3 = 11,04

3 . 1

cm và công thức 3 (trồng rừng bán thâm canh vào giữa mùa mưa và áp dụng kỹ thuật trồng, chăm sóc như trồng rừng sản xuất ở địa phương) có giá trị cấp đường kính nhỏ nhất D1.3 = 11,04cm. Từ kết quả này có thể cho chúng ta thấy được trồng rừng thâm canh vào giữa mùa mưa cây Keo lai sinh trưởng mạnh nhất về đường kính. Cũng như công thức trồng rừng thâm canh 1 nhưng công thức 2 lại trồng rừng vào cuối mùa mưa nên sự sinh trưởng kém hẳn so với trồng rừng vào thời điểm giữa mùa mưa. Điều này chứng tỏ rằng trồng rừng vào giữa mùa mưa sẽ có điều kiện thuận lợi về độ ẩm, thời gian chiếu sáng đầy đủ nên cây Keo lai sinh trưởng tốt trong điều kiện thuân lợi. Còn vào thời điểm cuối mùa mưa, lượng mưa ít, thời gian chiếu sáng ngắn nên cây Keo lai sẽ sinh trưởng về đường kính thấp hơn. Giống nhau về thời vụ trồng rừng nhưng công thức 1 và công thức 3 có sự sinh trưởng về đường kính chênh lệch rất lớn (công thức có giá trị đường kính lớn nhất D1.3 =11,19cm còn công thức 3 có giá trị đường kính nhỏ nhất D1.3 = 11,04cm). Điều này chứng tỏ trồng rừng thâm canh sẽ cho sinh trưởng về đường kính cao hơn so với trồng rừng bán thâm canh và thời vụ trồng vào giữa mùa mưa là thich hợp và đạt kết quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh đến năng xuất gỗ rừng trồng Keo lai tại Yên Lập – tỉnh Phú Thọ (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w