Một số kiến nghị đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Quyền định đoạt vốn của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Trang 60 - 70)

7. Kết cấu đề tài

2.2.2 Một số kiến nghị đối với doanh nghiệp

Để ngăn ngừa rủi ro thì doanh nghiệp cần chủ động lập tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến chủ thể tham gia giao dịch nhằm tránh trường hợp hợp đồng bị vô hiệu, đồng thời giảm thiểu được nguy cơ chủ thể tham gia hợp đồng mất hoặc không đủ khả năng thanh toán.

Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả hoạt động định đoạt vốn doanh nghiệp cần lên kế hoạch chi tiết và tìm hiểu rõ những quy định của pháp luật về định đoạt vốn. Bên cạnh đó, trong hoạt động định đoạt vốn, cụ thể là chuyển nhượng vốn, các bên nên thỏa thuận với nhau khoản tiền thanh toán nên được phong tỏa tại ngân hàng và tài khoản này được giải phóng khi ngân hàng nhận được bản sao đăng ký doanh nghiệp mới có tên của bên nhận chuyển nhượng, như vậy sẽ đảm bảo cho bên nhận chuyển nhượng thực hiện an toàn được thương vụ mà người chuyển nhượng) cũng không lo lắng về vấn đề có nhận được tiền không khi mà mình đã làm hết thủ tục giấy tờ sang tên cho bên nhận chuyển nhượng.

Trên đây là những đề xuất của tác giả với mong muốn đóng góp cho việc hoàn thiện pháp luật trong hoạt động định đoạt vốn của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên. Xuất phát từ những vấn đề còn tồn đọng, những vướng mắc cần tháo gỡ, tác giải mong muốn những ý kiến đóng góp của mình sẽ giúp doanh nghiệp có một cái nhìn chính xác và rõ ràng về quyền định đoạt vốn của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, đồng thời có thể giúp ích trong công cuộc xây

52

dựng và hoàn thiện LDN 2005 nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn, khuyến khích hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư vào công ty TNHH một thành viên.

53

KẾT LUẬN

Quyền định đoạt vốn của chủ sở hữu là một quy chế pháp lý quan trọng trong pháp luật về doanh nghiệp, nhất là trong trong tình hình nền kinh tế nước ta hiện nay, khi mà sự dịch chuyển vốn trong hoạt động kinh doanh diễn ra ngày càng sôi động thì yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền định đoạt vốn của chủ sở hữu công ty ngày càng trở nên cấp thiết.

Trong công ty TNHH một thành viên, chủ sở hữu công ty là người có toàn quyền định đoạt vốn, yêu cầu đặt ra làm thế nào để vừa đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu nhưng cũng đồng thời tránh được sự lạm quyền, đảm bảo quyền lợi cho những người có liên quan. Việc pháp luật có những quy định đúng đắn và phù hợp về quyền định đoạt vốn sẽ giúp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, từ đó, thúc đẩy hoạt động đầu tư, góp phần phát triển kinh tế quốc gia.

Cùng với mục tiêu của Nhà nước nói chung và pháp luật kinh tế nói riêng trong việc đảm bảo thực thi quyền tự do kinh doanh của công dân một cách hiệu quả, trong đó có quyền định đoạt vốn của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên thì quy định của pháp luật cần thiết phải chặt chẽ và thống nhất để có thể áp dụng đồng bộ mà không gây nên những lúng túng trong quá trình áp dụng. Tuy nhiên, để nâng cao tính lành mạnh của môi trường kinh doanh thì ý thức pháp luật của các chủ thể tham gia vào hoạt động định đoạt vốn cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Thông qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền định đoạt vốn của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, tác giả đã tập trung làm rõ một số đặc trưng cơ bản của công ty TNHH một thành viên , khái niệm và vai trò của vốn trong công ty TNHH một thành viên, các khái niệm, đặc điểm, bản chất, phân loại cũng như các cơ sở ghi nhận quyền định đoạt vốn của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, từ đó nêu lên những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực thi pháp luật nhằm đưa ra những kiến nghị, đề xuất góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này cũng như một số giải pháp cho doanh nghiệp để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động định đoạt vốn đó là :

54

Thứ nhất, đối tượng của giao dịch định đoạt vốn cần được quy định rõ là vốn thực góp hay vốn cam kết góp nhằm tạo nên sự thống nhất trong áp dụng pháp luật.

Thứ hai, về thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu khi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chuyển nhượng toàn bộ vốn, pháp luật cần quy định rõ thế nào là “ hoàn tất chuyển nhượng” nhằm tránh trường hợp có nhiều cách hiểu khác nhau gây khó khăn trong việc áp dụng.

Thứ ba, liên quan đến việc trốn thuế trong hoạt động chuyển nhượng vốn, cần xây dựng được cơ chế phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan cấp phép nhằm tránh gian lận thuế bằng cách quy định doanh nghiệp muốn chuyển nhượng vốn thì bắt buộc phải lập hóa đơn giá trị gia tăng để kê khai nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Đối với chủ thể nhận chuyển nhượng nếu không có hóa đơn hợp pháp thì không được tính vào chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thứ tư, pháp luật cần bổ sung các quy định về quyền dùng vốn để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia trong giao dịch.

Đối với doanh nghiệp, tác giả đề xuất doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ về các chủ thể tham gia hoạt động định đoạt vốn và những quy định của pháp luật về định đoạt vốn, đồng thời lên kế hoạch cụ thể, chi tiết trước khi thực hiện hoạt động này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực nhưng với thời gian và kiến thức bản thân tác giả còn hạn chế nên nội dung luận văn có thể tồn tại nhiều thiếu sót. Tuy nhiên, với những vấn đề đã nghiên cứu trong luận văn này, tác giả hi vọng công trình nghiên cứu của mình sẽ đóng góp được những giá trị nhất định trong việc hoàn thiện quy định của pháp luật trong lĩnh vực này.

1

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn bản quy phạm pháp luật

[1] Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005. [2] Luật Công ty số 47- LCT/ HĐNN8 ngày 21 tháng 12 năm 1990. [3] Luật Doanh nghiệp số 13/ 1999/QH10 ngày 12 tháng 06 năm 1999. [4] Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005. [5] Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ

về Đăng ký doanh nghiệp.

[6] Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

[7] Nghị định 155/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt vi hạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và Đầu tư

[8] Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về Giao dịch đảm bảo.

[9] Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Bộ kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn Đăng ký doanh nghiệp.

[10] Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 08 năm 2013 của Bộ Tài Chính về Hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân

2. Luận văn, sách, báo, tạp chí

[9] Nguyễn Thị Lan Anh, Doãn Hồng Nhung, (2012), “Thực trạng pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam”. Tạp chí Luật học, (10), tr. 27-37.

[10] Trần Quỳnh Anh (2010), “ Công ty trách nhiệm hữu hạn theo pháp luật Hoa Kỳ”, Tạp chí Luật học, (12), tr.03-11.

[11] Nguyễn Thị Vân Anh (2010), “ Thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện pháp luật doanh nghiệp và một số đề

2

xuất nhằm hoàn thiện Luật doanh nghiệp 2005”, Tạp chí Luật học, (09), tr.03-09.

[12] Trần Thị Bảo Ánh (2011), “ Bất cập của pháp luật hiện hành về mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Luật học, (06), tr.03-.09.

[13] Nguyễn Thị Dung (2010), “ Hoàn thiện quy định về góp vốn và xác định tư cách thành viên công ty theo Luật Doanh nghiệp 2005”, Tạp chí Luật học, (09), tr.28-37.

[14] Trương Thanh Đức (2009), “ Những điều không thể về giao dịch bảo đảm”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (24), tr.28-32.

[15] Bùi Đức Giang (2011), “ Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ bằng phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn tại Ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng (22), tr.45-48.

[16] Bùi Xuân Hải (2011), “ Biện pháp bảo vệ cổ đông, thành viên công ty : Lý luận và thực tiễn”, Tạp chí luật học (03), tr.10-17.

[17] Bùi Xuân Hải (2011), “ Tự do kinh doanh : Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (5), tr.68-74.

[18] Bùi Xuân Hải (2011), Luật doanh nghiệp: Bảo vệ cổ đông – Pháp luật và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[19] Phạm Hoài Huấn (2011), “ Vốn điều lệ của công ty từ Nghị định 102/2010/NĐ-CP”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (01), tr.50-53. [20] Bùi Thị Mỹ Khanh (2012), “ Chuyển nhượng vốn trong công ty trách

nhiệm hữu hạn – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Khóa luận cử nhân luật học, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

[21] Nguyễn Việt Khoa, Từ Thanh Thảo (2010), “ Quyền tự do kinh doanh trong các quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật Doanh nghiệp 2005”, Tạp chí Nghiên cứu pháp lý (03), tr.49-56. [22] Phan Thị Kim Phượng (2010), “Chế độ pháp lý về vốn của công ty

trách nhiệm hữu hạn”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

3

[23] Đậu Thị Quyên (2011), “ Gian dối trong quá trình thành lập doanh nghiệp”, Tạp chí Luật học, (11), tr.49-57.

[24] Nguyễn Quý Trọng (2010), “ Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005 – Nhìn từ góc độ so sánh “, Tạp chí Luật học, (09), tr.56-60. [25] Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh – Khoa Luật Thương

mại (2013), Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.

3. Tài liệu tham khảo tại công ty trách nhiệm hữu hạn một

thành viên thương mại thép Đức Hội

[25] Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại thép Đức Hội , Tổng quan về Công ty, Phòng Nhân sự.

[26] Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại thép Đức Hội, Báo cáo tổng kết cuối năm các năm 2011-2012-2013, Phòng Kế toán.

4. Trang thông tin trên Internet

[27] Công ty Cổ phần thép Pomina : http://www.pomina-steel.com, truy cập ngày 20/04/2014.

[28] Công ty Trách nhiệm hữu hạn thép Vina Kyoei :

http://vinakyoeisteel.com.vn/, truy cập ngày 20/04/2014.

[29] Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, Tình hình kinh tế xã hội tháng 12 và năm 2013 :

http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file?u uid=c3023d2a-b4e4-43e3-a1c0-6a900c7b8fda&groupId=18. Truy cập ngày 25/04/2014

[30] Tổng cục thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013:

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=14769. Truy cập ngày 25/04/2014

4

PHỤ LỤC

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG VỐN CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG VỐN

- Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn; - Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn; - Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên,

Hôm nay, ngày … tháng … năm 20…, tại …….., chúng tôi gồm có:

BÊN CHUYỂN NHƯỢNG VỐN (Sau đây gọi tắt là Bên A)

Ông/Bà ……… Sinh ngày: ………

Chứng minh nhân dân số: ………….. do Công an ………….. cấp ngày ………. Hộ khẩu thường trú: ………..

Chỗ ở hiện tại: ………..

Bên A là đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH ………….. theo “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” số ………… do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư ……… cấp lần đầu ngày ………, đăng ký thay đổi lần ……….. ngày ………. ; địa chỉ trụ sở chính: ………

Phần vốn của Bên A tại Công ty TNHH ……… là ……… đồng (………….

đồng), chiếm …………..% vốn điều lệ của Công ty theo nội dung ghi nhận tại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nêu trên.

BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG VỐN (Sau đây gọi tắt là Bên B)

Ông/Bà ……… Sinh ngày: ………

Chứng minh nhân dân số: ………….. do Công an ………….. cấp ngày ………. Hộ khẩu thường trú: ………..

5

Sau khi trao đổi, chúng tôi cùng nhau nhất trí ký kết hợp đồng này để thực hiện việc chuyển nhượng vốn với những nội dung như sau:

ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG

Bằng Hợp đồng này Bên A đồng ý chuyển nhượng cho Bên B phần vốn của Bên

A tại Công ty TNHH ………. là ………. đồng (……….. đồng),

chiếm ……% vốn điều lệ của Công ty.

ĐIỀU 2: GIÁ CHUYỂN NHƯỢNG, PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN 2.1. Giá chuyển nhượng: ……….. đồng (……… đồng).

2.2. Phương thức thanh toán: Bên B thanh toán cho Bên A bằng…

2.3. Việc trả và nhận số tiền nói trên do hai bên tự thực hiện và chịu trách nhiệm

trước pháp luật.

ĐIỀU 3: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

3.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:

- Nhận đủ tiền chuyển nhượng vốn theo thỏa thuận;

- Ký kết các giấy tờ cần thiết để chuyển nhượng số vốn góp nêu trên cho Bên B theo quy định của pháp luật;

- Không có bất kỳ khiếu nại, thắc mắc hay có hành vi nào khác làm ảnh hưởng đến việc chuyển nhượng vốn và đăng ký thay đổi thành viên Công ty từ Bên A sang cho Bên B tại Công ty và tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

3.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B:

- Được hưởng các quyền lợi và chịu trách nhiệm liên quan đến số vốn đã nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật;

- Trả đủ tiền chuyển nhượng vốn theo thỏa thuận.

ĐIỀU 4: TRÁCH NHIỆM NỘP THUẾ, LỆ PH

4.1. Thuế thu nhập cá nhân (nếu có) của Bên A liên quan đến việc chuyển nhượng vốn theo Hợp đồng này do Bên … chịu trách nhiệm nộp;

4.2. Các khoản thuế, phí và lệ phí khác (nếu có) liên quan đến việc chuyển nhượng vốn này theo quy định của pháp luật do Bên … chịu trách nhiệm nộp;

ĐIỀU 5: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

5.1. Các bên cùng cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung sau đây:

6

- Những thông tin về cá nhân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

- Có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm, năng lực pháp lý và đảm bảo các nguồn lực cần thiết để thực hiện Hợp đồng này;

- Việc ký kết Hợp đồng này, việc tuân thủ các điều khoản được quy định trong Hợp đồng này không mâu thuẫn hoặc không dẫn đến sự vi phạm đối với bất kỳ điều khoản, điều kiện hoặc quy định nào của bất kỳ thỏa thuận, hợp đồng hoặc giao dịch khác mà mình giao kết, thực hiện hoặc bị ràng buộc;

- Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

- Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận trong Hợp đồng này;

5.2. Bên A cam đoan tại thời điểm giao kết Hợp đồng này:

- Số vốn chuyển nhượng cho Bên B theo Hợp đồng này hoàn toàn thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Bên A, không có tranh chấp khiếu kiện;

- Số vốn chuyển nhượng cho Bên B không bị ràng buộc dưới bất cứ hình thức nào bởi các việc: Thế chấp, chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

- Số vốn chuyển nhượng cho Bên B không bị ràng buộc bởi bất cứ một quyết định nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hạn chế quyền của chủ sở hữu.

5.3. Bên B cam đoan đã tự xem xét kỹ, biết rõ về Công ty và số vốn nhận chuyển

nhượng đã nêu trong Hợp đồng này.

ĐIỀU 6: TRƯỜNG HỢP B T KHẢ KHÁNG

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Quyền định đoạt vốn của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Trang 60 - 70)