Chuyển nhượng vốn

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Quyền định đoạt vốn của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Trang 33 - 36)

7. Kết cấu đề tài

1.3.4.2Chuyển nhượng vốn

Chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH một thành viên là việc chủ sở hữu vốn chuyển nhượng một phần hay toàn bộ phần vốn của công ty cho tổ chức, cá

25

nhân và nhận thanh toán giá trị phần vốn đó bằng phương thức mà các bên đã thoả thuận. Bản chất của chuyển nhượng vốn là một giao dịch mua bán vốn được thực hiện thông qua hợp đồng chuyển nhượng với đối tượng của giao dịch là quyền sở hữu vốn.

a. Quyền chuyển nhượng vốn của chủ sở hữu công ty TNHH một

thành viên

Quyền chuyển nhượng vốn dành cho cả chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên. Đối với chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên thì chuyển nhượng vốn là cách thức duy nhất để chủ sở hữu rút vốn ra khỏi công ty. Việc hạn chế quyền rút vốn được đặt ra trong suốt quá trình hoạt động của công ty TNHH một thành viên nhằm đảm bảo tính độc lập tương đối giữa pháp nhân với chủ sở hữu, hạn chế việc chủ sở hữu lạm dụng sự độc quyền để rút vốn ra khỏi công ty nhằm bảo vệ sự ổn định tài chính và hoạt động của công ty, đồng thời đảm bảo quyền của chủ nợ và quyền lợi của những người có liên quan. Vì vậy, quyền chuyển nhượng vốn là quyền đặc biệt quan trọng đối với chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên. Quyền chuyển nhượng vốn cho phép chủ sở hữu có khả năng dịch chuyển nguồn vốn từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, góp phần đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho các chủ thể.

Ở công ty TNHH một thành viên, chủ sở hữu công ty có quyền tự mình quyết định mọi vấn đề trong công ty mà không phụ thuộc vào bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Do đó chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên có thể chuyển một phần hay toàn bộ số vốn của mình cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác mà không cần bất kỳ sự đồng ý, thông qua hay tuân theo thủ tục chào bán vốn bắt buộc như công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Về phạm vi chuyển nhượng, đối với công ty TNHH một thành viên, khi chuyển nhượng vốn chỉ xác định số vốn thực góp tại thời điểm chuyển nhượng mà không tính trên toàn bộ số vốn cam kết góp. Dựa trên cơ sở là Khoản 2, Điều 31, NĐ 102 về trường hợp chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên quy định rằng giao dịch chuyển nhượng vốn chỉ được tiến hành khi phát sinh sự kiện pháp lý là chủ sở hữu công ty chuyển

26

nhượng một phần vốn thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác nhưng phải kèm điều kiện là chủ sở hữu đã góp đủ số vốn như đã cam kết. Đối với những giao dịch chuyển nhượng không dẫn đến hệ quả như trên thì pháp luật không có quy định gì thêm nên có thể hiểu là pháp luật không cấm, vì vậy việc chuyển nhượng vốn vẫn có thể được tiến hành trên cả phạm vi số vốn thực góp và vốn cam kết góp ( công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh ).

b. Thủ tục chuyển nhượng vốn của chủ sở hữu công TNHH một

thành viên

Trường hợp chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho một cá nhân hoặc một tổ chức thì người nhận chuyển nhượng phải đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty (theo quy định tại Điều 43, NĐ 43). Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm: (1) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do chủ sở hữu hoặc đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu cũ và chủ sở hữu mới hoặc đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu mới ký. (2) Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24, NĐ 43 của người nhận chuyển nhượng trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là cá nhân hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là tổ chức; bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24, NĐ 43 của người đại diện theo ủy quyền. (3) Điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty. (4) Hợp đồng chuyển nhượng vốn và các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng vốn.

Trường hợp chuyển nhượng một phần vốn cho một cá nhân hoặc một tổ chức thì người nhận chuyển nhượng phải đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Hồ sơ bao gồm: (1) Giấy đề nghị chuyển đổi và đăng ký kinh doanh. (2) Điều lệ công ty chuyển đổi. (3) Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của các thành viên. (4) Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp (trường hợp huy động thêm vốn góp của người khác); Hợp đồng chuyển nhượng vốn (trường hợp chủ sở hữu chuyển nhượng một phần vốn). (5) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty. (6) Danh sách thành viên.

27

Hiện nay, ở Việt Nam, mỗi ngày có hàng ngàn doanh nghiệp được thành lập mới, tuy nhiên cũng có hàng ngàn doanh nghiệp khác đứng trước nguy cơ phá sản hoặc buộc phải dừng hoạt động [30], chính vì vậy mà hoạt động chuyển nhượng vốn trong doanh nghiệp diễn ra ngày càng phổ biến.

Việc nhận chuyển nhượng toàn bộ vốn giúp các nhà đầu tư tiết kiệm thời gian, chi phí để gia nhập thị trường; tận dụng được những lợi thế và thành quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ tiền ra để nhận chuyển nhượng. Bên cạnh mặt tích cực đó thì việc nhận chuyển nhượng toàn bộ vốn cũng là con đường ngắn nhất để hình thành các doanh nghiệp độc quyền, có vị trí thống lĩnh thị trường. Những doanh nghiệp này có thể dùng sức mạnh thị trường của mình để cản trở, thủ tiêu cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều phải ban hành pháp luật điều chỉnh hoạt động này nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh mua bán doanh nghiệp của các nhà đầu tư đồng thời bảo vệ cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các quy định pháp luật doanh nghiệp hiện hành về mua bán doanh nghiệp chưa thống nhất, chưa đầy đủ nên cần phải có giải pháp để hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp.Việc chuyển nhượng toàn bộ vốn không chỉ liên quan đến các bên trong chuyển nhượng mà còn liên quan tới các chủ thể khác như chủ nợ, người lao động trong doanh nghiệp bị chuyển nhượng, cơ quan thuế,…

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Quyền định đoạt vốn của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Trang 33 - 36)