7. Kết cấu đề tài
2.1.2.2 Những tồn tại trong quy định của pháp luật hiện hành về
hành về quyền định đoạt vốn của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên
a. Liên quan đến đối tượng của giao dịch định đoạt vốn
Trừ trường hợp chuyển nhượng vốn, LDN 2005 không có quy định cụ thể về đối tượng của giao dịch định đoạt vốn là vốn thực góp hay vốn cam kết góp nên gây khó khăn trong áp dụng pháp luật. Giả sử ông A thành lập công ty TNHH một thành viên X ngày 01/02/2010, vốn điều lệ là 10 tỷ đồng. Đến ngày 01/10/2010, ông A muốn tặng toàn bộ vốn cho bà B, tuy nhiên đến thời điểm tặng cho ông A mới chỉ thực góp 06 tỷ đồng . Trong trường hợp này, nếu ông A tặng cho bà B số vốn thực góp (thấp hơn số vốn điều lệ đã đăng ký) thì giao dịch trên được xem là tặng cho một phần vốn điều lệ, lúc này công ty sẽ phải đăng ký chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên. Tuy nhiên, mục đích của bên A là tặng cho 100% vốn do đó sẽ không biết phải xử lý như thế nào.
b. Liên quan đến hồ sơ đăng ký thay đổi chủ sở hữu do chuyển
nhượng toàn bộ vốn
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 43, Nghị định 43 quy định khi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên muốn chuyển nhượng toàn bộ vốn của công ty cho chủ thể khác thì phải đăng ký thay đổi chủ sở hữu. Trong đó hồ sơ phải gồm
44
hợp đồng chuyển nhượng vốn và “các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng vốn ”. Tuy nhiên lại không quy định cụ thể “các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng vốn ” bao gồm những giấy tờ gì. Điều này dẫn đến cách hiểu của các cơ quan cấp phép kinh doanh là “hoàn tất việc chuyển nhượng vốn” nghĩa là “hoàn tất việc thanh toán”. Vì vậy, một số cơ quan cấp phép kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải xác nhận rằng bên bán đã nhận đủ tiền chuyển nhượng còn bên mua đã thanh toán đủ tiền trong hồ sơ đăng ký chuyển nhượng vốn, nếu doanh nghiệp không có xác nhận này, hồ sơ sẽ không được cơ quan đăng ký kinh doanh thụ lý và việc chuyển nhượng vốn cũng không thể hoàn tất.
Cách giải thích pháp luật như trên từ phía cơ quan đăng ký kinh doanh gây ra vô số khó khăn cho doanh nghiệp và vi phạm quyền tự do thỏa thuận của các bên. Việc thỏa thuận các nội dung trong hợp đồng chuyển nhượng vốn là quyền của các bên và cơ quan đăng ký kinh doanh không có quyền can thiệp vào nội dung hợp đồng này, đặc biệt là điều khoản thanh toán - một điều khoản quan trọng bậc nhất của hợp đồng (trừ khi thỏa thuận rõ ràng trái pháp luật). Hơn nữa, cách giải thích trên cũng chỉ là ý kiến từ phía cơ quan đăng ký kinh doanh mà chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng, ngoài ra cũng không phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam cũng như thông lệ kinh doanh quốc tế.
c. Liên quan đến vấn đề doanh nghiệp gian lận để trốn thuế khi
định đoạt vốn
Tại Việt Nam hiện nay, hoạt động chuyển nhượng vốn diễn ra khá sôi động. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, qua thanh tra, kiểm tra 120.000 doanh nghiệp trong năm 2013, ngành Tài chính đã truy thu 8.500 tỷ đồng tiền thuế, một phần lớn trong số này từ thuế chuyển nhượng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, nguyên nhân dẫn đến tình trạng cố tình né khoản nghĩa vụ thuế khi chuyển nhượng vốn và nhượng quyền thương mại là do cơ sở pháp lý về lĩnh vực này chưa hoàn thiện và chưa đủ sức răn đe. Ngoài ra, sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa cơ quan quản lý thuế, đất đai và cơ quan cấp phép kinh doanh cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp cố tình vi phạm.
45
Thứ nhất, ghi trên hợp đồng khai báo với cơ quan thuế giá chuyển nhượng chỉ bằng giá vốn, không phát sinh thu nhập để không phải nộp thuế. Có trường hợp, hợp đồng chuyển nhượng ghi giá trị rất cao nhưng thu nhập phát sinh thấp. Điển hình là vụ CTCP HÀNG TIÊU DÙNG MASAN chuyển nhượng vốn cho công ty VIETNAM GROWTH CAPITAL PTE.LTD của Singapore với giá chuyển nhượng theo hợp đồng là 1.061.861 triệu đồng so với giá vốn là 1.061.615 triệu đồng, dẫn đến thu nhập phát sinh là 246 triệu đồng và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp chỉ là 61 triệu đồng.
Thứ hai, doanh nghiệp dùng phương thức điều chỉnh tăng vốn điều lệ để chuyển nhượng với giá cao, điển hình là trường hợp CÔNG TY PT GLOBAL INVESTMENT đã tăng vốn từ 01 tỷ lên 100 tỷ, sau đó thành viên góp vốn 48% bán cho cá nhân nước ngoài với giá 48 tỷ nên không phát sinh thuế phải nộp.
Thứ ba, doanh nghiệp nhận chuyển nhượng với giá cao sau đó chuyển nhượng lại với giá thấp hơn giá chuyển nhượng và đưa vào chi phí tài chính, ví dụ điển hình là trường hợp của CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN Ê KE khi lập tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp đã đưa số lỗ của việc chuyển nhượng vốn trên để làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp khi quyết toán năm. Cá biệt, có những hợp đồng chuyển nhượng vốn có phát sinh chênh lệch lớn giữa giá chuyển nhượng và giá vốn (có phát sinh thu nhập) nhưng không kê khai với cơ quan thuế, như trường hợp CTCP THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ PHỞ 24 do ông Lý Quí Trung làm chủ sở hữu.
Thứ tư, doanh nghiệp áp dụng chiêu thức thành lập nhiều công ty, nhiều chi nhánh, thay đổi nhiều địa điểm kinh doanh, khiến cho việc chuyển nhượng diễn ra lòng vòng để làm khó cơ quan quản lý, như trường hợp của CTCP Y KHOA HOÀN MỸ với ít nhất 03 lần chuyển địa điểm, 04 lần thành lập chi nhánh, 07 lần thay đổi Giấy chứng đăng ký doanh nghiệp, vốn điều lệ cũng thay đổi từ 118 tỷ lên 155 tỷ đồng.
Cơ quan thuế đã nhận thấy những bất cập nêu trên và chủ động đưa các doanh nghiệp có chuyển nhượng vốn góp, nhượng quyền thương mại vào diện quản lý rủi ro. Cụ thể, theo quy định tại Điều 14, Thông tư số 123/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính, doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng vốn thì khoản thu nhập
46
này được xác định là thu nhập khác và kê khai hòa nhập vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc kê khai thực hiện chậm nhất không quá ngày thứ 30 của tháng đầu quý tiếp theo. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành lại không quy định doanh nghiệp nơi có phần vốn góp chuyển nhượng, hoặc cơ quan cấp giấy phép đầu tư chỉ làm thủ tục thay đổi thành viên góp vốn khi doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế nên rất khó kiểm tra phát hiện các trường hợp phát sinh hoạt động chuyển nhượng vốn.
Ngoài ra, Thông tư số 84/2009/TT-BTC ngày năm 2009 của Bộ Tài chính có quy định cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp có vốn chuyển nhượng chỉ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu vốn cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn khi có chứng từ nộp thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng vốn. Tuy nhiên trên thực tế, cá nhân chuyển nhượng vốn chưa kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng vốn, chưa có chứng từ nộp thuế thu nhập cá nhân nhưng cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư vẫn làm thủ tục cho chuyển quyền sở hữu. Việc kê khai thuế do cá nhân tự giác, nếu không kê khai, cơ quan thuế cũng không có cơ sở để tính thuế. Việc tìm ra bằng chứng để thu thuế không hề đơn giản, bởi các tổ chức, cá nhân đã sử dụng nhiều chiêu thức để "né" số thuế phải nộp.
d. Liên quan đến quy định của pháp luật về quyền sử dụng vốn để
thừa kế, tặng cho, thanh toán nợ và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ d n sự
Có thể thấy hiện nay quy định về giao dịch bảo đảm đối với phần vốn của doanh nghiệp còn chưa rõ ràng và đầy đủ. Đây là một điều đáng tiếc bởi vì thế chấp phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn có chi phí thấp và hơn nữa phần vốn góp có thể là tài sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của thành viên góp vốn là bên đi vay ngân hàng nên vô tình chúng ta đang lãng phí loại hình tài sản thế chấp này.
Xét thấy, bản thân giao dịch sử dụng vốn để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự tiềm ẩn nhiều rủi ro, xuất phát là từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng gần như không có cơ sở chắc chắc để định giá phần vốn của chủ sở hữu công ty
47
TNHH một thành viên. Do đó nếu nghĩa vụ bảo đảm không được thực hiện thì người có quyền sẽ xử lý tài sản bảo đảm như trường hợp dùng vốn để trả nợ. Vấn đề là các tổ chức tín dụng sẽ không thể thu hồi ngay được tài sản từ việc xử lý phần vốn đó mà phải chuyển nhượng cho người khác. Do đó giao dịch đảm bảo này mang lại nhiều rủi ro kể cả về mặt pháp lý lẫn thực tế cho bên nhận thế chấp, nhận bảo lãnh, do đó cần được pháp luật quy định cụ thể, rõ ràng.