Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty trách

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Quyền định đoạt vốn của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Trang 42 - 70)

7. Kết cấu đề tài

2.1.1.2Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty trách

ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội.

Công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội ban đầu thuộc sở hữu của ông Nguyễn Đức Hội. Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0310104111 ngày do Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 08/07/2010, sau đó được chuyển nhượng cho ông Phạm Văn Hội vào ngày 28/03/2011.

Thấu hiểu được tầm quan trọng của việc cung cấp những sản phẩm chất lượng cao với giá cả cạnh tranh, cùng với sự hiểu biết về nhu cầu cũng như thị hiếu của người tiêu dùng đối với mặt hàng sắt thép xây dựng. Năm 2011, sau khi nhận chuyển nhượng toàn bộ vốn từ ông Nguyễn Văn Hội, ông Phạm Văn Hội – Chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội đã chọn cho doanh nghiệp của mình một lối đi khôn ngoan, đó là phương thức kinh doanh sắt thép của các công ty uy tín đã khẳng định được vị trí của mình trên thương trường. Hai trong số các thương hiệu hàng đầu được công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội lựa chọn đó là các sản phẩm thép của CTCP thép Pomina và công ty TNHH thép Vina Kyoei.

Cho đến nay, trải qua hơn 03 năm hình thành và phát triển, tuy thời gian chưa dài nhưng công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội đã tạo ra được những hình ảnh tốt đẹp và uy tín trên thương trường. Mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm xây dựng giảm, cộng với sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả, phẩm chất hàng hóa, chất lượng phục vụ,… nhưng với hướng đi đúng đắn mà Ban lãnh đạo công ty đề ra cùng với những nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ, nhân viên, công ty không những giữ vững

Hình 2.2: Logo của CTCP Thép Pomina

Nguồn: [27]

Hình 2.3: Logo của Công ty TNHH Thép Vina Kyoei

34

được mục tiêu lợi nhuận mà còn luôn phát triển, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, công ty luôn chấp hành nghiêm chỉnh chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước, giữ vững được mối quan hệ tốt đẹp với các bạn hàng và khai thác những khách hàng tiềm năng cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đồng thời thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người lao động.

Bảng 2.1 : Một số chi tiết thể hiện sự phát triển của công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội.

Tiêu chí Năm 2011 Năm 2013

1. Số lượng cán bộ, nhân viên 15 24

1. 2. Số lượng cửa hàng 2 3

2. 3. Khối lượng hàng hóa cung ứng

ra thị trường ( Tấn ) 79,72 103, 67

3. 5. Doanh thu ( Triệu đồng ) 1.065,493 1.325,637

Nguồn : [Tác giả tự tổng hợp ]

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy được rằng dù công ty chỉ mới được thành lập và hoạt động trong vòng 03 năm nhưng đã có những dấu hiệu phát triển rất khả quan. Nếu so với các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác thì những con số trên có thể là nhỏ nhưng riêng trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng khi mà cung vượt quá xa so với cầu, nhiều doanh nghiệp phải giải thể thì không phải dễ dàng để đạt được những thành quả như trên.

35

2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức – nguồn lực và các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội

a. Cơ cấu tổ chức – nguồn lực

 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội.

Nguồn : [25] Giám đốc Phó Giám đốc Bộ phận kho Ph ng Kinh doanh Nh n viên Trưởng ph ng Nh n viên Nh n viên Trưởng ph ng Nh n viên Nh n viên Thủ kho Nh n viên Nh n viên Trưởng ph ng Nh n viên Ph ng Kế toán Ph ng Nh n sự

36 Cơ cấu nguồn lực của công ty

Bảng 2.2. Cơ cấu nh n lực các ph ng ban của công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội

Các ph ng ban Số nh n viên ( người) Ban giám đốc 02 Phòng kế toán 03 Phòng kinh doanh 10 Phòng nhân sự 03 Bộ phận kho 06 TỔNG 24 Nguồn : [25]

b. Các mặt hàng kinh doanh của công ty

Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng là muốn sử dụng những sản phẩm chất lượng cao với giá cả phải chăng, công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội đã lựa chọn kinh doanh sản

phẩm CTCP thép Pomina và Công ty TNHH Thép Vina Kyoei – Hai công ty lớn đã xây dựng vị thế vững chắc trên thị trường, được người tiêu dùng tin cậy và ưa chuộng trong thời gian rất dài.Trong đó, Pomina là công ty sản xuất thép xây dựng lớn nhất Việt Nam với tổng công suất mỗi năm là 1,1 triệu tấn thép xây dựng và 1,5

triệu tấn phôi với sản phẩm đạt tiêu chuẩn của nhiều quốc gia như tiêu chuẩn ASTM ( American Society for Testing and Materials - Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Hoa Kỳ ), BS (British Standards – Tiêu chuẩn Anh ), TCVN ( Tiêu chuẩn Việt Nam ) …đồng thời là nhà máy thép đầu tiên tại khu vực phía Nam đạt chứng nhận bảo vệ môi trường ISO 14001 : 2004.

Hình 2.4: Bảng hiệu của công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội

37

Ngoài Pomina, công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội còn lựa chọn kinh doanh các sản phẩm

thép của công ty TNHH Vina Kyoei – Một công ty liên doanh giữa Tập đoàn thép Kyoei, Tập đoàn Mitsui, Tập đoàn Marubeni – Itochu và Tổng Công ty Thép Việt Nam với những sản phẩm đầu tiên ở Việt Nam được Bộ Công thương và Kinh tế Nhật Bản cấp giấy chứng nhận JIS, đồng thời được cấp các chứng nhận ISO 9001 và ISO 14001 bởi Afnor International.

Các mặt hàng kinh doanh của công ty :

 Sắt: , 10, 12, 14, 16, 18, 20, 22, .  Thép :  Thép cuộn: 6, 6.5, 8.  Thép cây: Từ đến .  Thép hình: Thép V, U, I , thép tấm, thép lá, thép ống (Thép ống kẽm, thép ống mạ kẽm, thép ống đúc, thép ống hàn, thép ống tráng kẽm, thép ống đen).

 Các sản phẩm phụ : Thép buộc, đinh, lưới thép,…

Hình 2.5: Bảng hiệu của công ty TNHH một thành viên Thương mại Thép Đức Hội

38

Hình 2.6: Một số mặt hàng kinh doanh của công ty

Nguồn: [26] 2.1.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH

một thành viên thương mại thép Đức Hội

Trong giai đoạn 2011-2013, tình hình sản xuất và tiêu thụ thép trong nước gặp rất nhiều khó khăn do mất cân đối về cung - cầu. Cụ thể, kể từ khi thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ trong việc cắt giảm đầu tư công, tạm dừng, hoãn các công trình chưa thật cần thiết (năm 2011), nhu cầu tiêu thụ thép trong nước vẫn ở mức thấp, không ổn định. Trong năm 2013, nhu cầu tiêu thụ thép của xã hội chưa phục hồi, hoạt động đầu tư xây dựng trong nước suy giảm mạnh, giá bán giảm thấp nhất trong 03 năm trở lại đây. Trong khi đó, các yếu tố như điện, gas, xăng, dầu đều tăng giá nên tác động lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Hơn nữa, bên cạnh cung vượt cầu, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu, đặc biệt là thép giá rẻ Trung Quốc. Việc thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc tràn vào ngày càng nhiều và cạnh tranh gay gắt với sản phẩm thép trong nước cũng gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp, nhất là thép hợp kim có chứa nguyên tố Bo nhập khẩu từ Trung Quốc làm cho các doanh

39

nghiệp sản xuất trong nước phải giảm sản lượng, sản xuất cầm chừng. Nhiều doanh nghiệp có thời điểm sản xuất chỉ đạt 40 - 50% công suất, làm tăng chi phí cố định trên mỗi tấn sản phẩm, do đó phải tăng giá bán, làm cho năng lực cạnh tranh giảm.

Ngoài ra, với việc hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, hàng rào thuế quan của Việt Nam phải giảm dần theo lộ trình cam kết WTO và AFTA; thép nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước trong khu vực ASEAN với ưu thế về giá rẻ sẽ càng tạo thêm áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, bằng những quyết định sáng suốt của Ban Lãnh đạo và sự nỗ lực không ngừng của cán bộ, nhân viên công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội, những năm vừa qua, trong khó khăn chung của các doanh nghiệp trong cả nước, công ty vẫn đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận đáng tự hào.

Bảng 2.3 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội từ năm 2012 đến năm 2013

SỐ THỨ TỰ CHỈ TIÊU NĂM 2012 (1) (Triệu đồng) NĂM 2013 (2) (Triệu đồng) Tốc độ tăng trưởng ( % ) (3) (3)= [ (2)-(1) ]/(1) 1 Doanh thu 1.154,438 1.325,637 14,83 2 Chi phí 754,329 886,129 17,47

3 Lợi nhuận trước thuế 400,109 439,508 9,85

4 Thuế thu nhập doanh

nghiệp 100,027 109,877 9,86

5 Lợi nhuận sau thuế 300.082 329,181 9,70

Nguồn : [26]

Nhìn vào bảng trên ta thấy mặc dù nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn khiến chi phí tăng nhanh trong những năm gần đây (từ 754,329 triệu đồng trong năm 2012 lên 886,129 triệu đồng năm 2013) nhưng công ty vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận khá cao ( 9,70 %). Nguyên nhân của sự tăng trưởng này đó là:

40

Công ty hoạt động theo phương châm: “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Chính vì vậy đội ngũ cán bộ nhân viên luôn phục vụ khách hàng với thái độ niềm nở, ân cần, nhiệt tình và tác phong chuyên nghiệp.

Mặc dù có những khó khăn về nguồn vốn và chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng công ty luôn chăm lo phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo quyền lợi và các chế độ của người lao động, tạo cho họ nguồn thu nhập ổn định. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ được chú trọng đúng mức. Ngoài ra, hàng năm nhân viên được khám sức khỏe định kỳ; được đi tham quan, du lịch một số địa phương trên cả nước; được thi nâng bậc theo chế độ nhằm giúp cho những nhân viên có khả năng thể hiện được tài năng của bản thân và có cơ hội thăng tiến. Những tập thể cá nhân đạt thành tích luôn được lãnh đạo công ty khen thưởng kịp thời và đúng chế độ quy định. Luôn tôn trọng và cũng có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những phát minh sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới. Phương thức tổ chức quản lý tiên tiến vì vậy đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì thế nên không chỉ hiệu quả công việc được nâng cao mà còn tăng cường sự thỏa mãn của khách hàng thông qua thái độ và tinh thần làm việc tích cực của nhân viên.

Ban Lãnh đạo doanh nghiệp luôn lắng nghe ý kiến của cán bộ, nhân viên trong công ty cũng như ý kiến của khách hàng để có những chính sách phù hợp với nền kinh tế thị trường thay đổi từng ngày. Bên cạnh đó, kịp thời giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của khách hàng. Hàng năm, công ty tổ chức hội nghị khách hàng nhằm lắng nghe ý kiến đề xuất để công tác phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

41

2.1.2 Hoạt động định đoạt vốn tại công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội và những tồn tại trong quy định của pháp luật hiện hành về quyền định đoạt vốn của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên.

2.1.2.1 Hoạt động định đoạt vốn tại công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội

Ngày 28/03/2011, Ông Nguyễn Đức Hội – Chủ sở hữu cũ của công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội ( sau đây gọi là Bên A) – chuyển nhượng 100% vốn điều lệ của công ty cho ông Phạm Văn Hội ( sau đây gọi là Bên B ). Một số nội dung thỏa thuận giữa hai bên như sau :

Giá chuyển nhượng là 04 tỷ đồng. Trong hợp đồng hai bên thỏa thuận Bên B sẽ thanh toán số tiền trên làm 02 đợt. Trong đó: Đợt 1 : Bên B thanh toán số tiền là 2,4 tỷ đồng vào ngày 01/04/2011. Đợt 2: Bên B thanh toán 1,6 tỷ còn lại vào ngày 27/05/2011.Hình thức thanh toán : Thanh toán bằng tiền mặt.

Tuy nhiên, vào ngày 05/04/2011, sau khi hoàn tất hồ sơ đăng ký thay đổi chủ sở hữu, bên A đến Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi kiểm tra hồ sơ, nhân viên Phòng Đăng ký kinh doanh trả lại hồ sơ với lý do là hợp đồng chuyển nhượng vốn giữa bên A và bên B không ghi câu “đã giao đủ tiền chuyển nhượng vốn”.

Dù sau đó bên A có giải thích rằng số tiền chuyển nhượng vốn là rất lớn và đối tác không muốn thanh toán một lúc mà thành 02 lần nhưng nhân viên Phòng Đăng ký kinh doanh không chấp nhận và yêu cầu bên A kiểm tra lại NĐ 43. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng NĐ 43, bên A thấy Khoản 3, Điều 43 quy định trong hồ sơ đăng ký việc chuyển nhượng vốn phải có hợp đồng chuyển nhượng và “các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng vốn”. Theo cách hiểu của bên A, “các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng vốn” chỉ là các tài liệu chứng minh hợp đồng chuyển nhượng vốn đã ký, còn việc nhận tiền hay chưa chỉ là vấn đề thỏa thuận thanh toán giữa hai bên. Trong khi đó nhân viên Phòng Đăng ký kinh doanh lại cho rằng : “các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng vốn” là giấy tờ chứng minh các bên đã giao nhận đủ tiền rồi, bất kể giá trị chuyển nhượng là bao nhiêu.

42

Để hoàn tất thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu, hai bên đã phải thỏa thuận lại điều khoản thanh toán, trong đó bên B phải thanh toán cho bên A toàn bộ số tiền còn lại (1,6 tỷ đồng) vào ngày 12/04/2011. Điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho bên B. Đến ngày 16/04/2011, sau khi hoàn tất các thủ tục mà Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu bao gồm cả việc hoàn tất thanh toán, hồ sơ đăng ký thay đổi chủ sở hữu giữa bên A và bên B mới được xem xét và giải quyết.

Tuy nhiên trong thực tế, không phải trường hợp nào bên nhận chuyển nhượng cũng có khả năng thanh toán ngay số tiền chuyển nhượng vốn, do đó, hệ quả là, rất nhiều giao dịch chuyển nhượng vốn đã không thể được thực hiện một cách hợp pháp và công khai. Về mặt hình thức, đa số doanh nghiệp đều chấp thuận làm theo yêu cầu của cơ quan Đăng ký kinh doanh, còn trên thực tế các bên chưa thanh toán hoặc mới chỉ thanh toán một phần tiền chuyển nhượng vốn vào thời điểm đăng ký chuyển nhượng. Khi tiến hành chuyển nhượng vốn, các bên có thể hợp thức hóa các thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty bằng cách soạn thảo hai bản hợp đồng khác nhau, trong đó hợp đồng thứ nhất ghi nhận các bên đã hoàn thành tất cả các thủ tục chuyển nhượng bao gồm cả việc hoàn tất thanh toán, hợp đồng thứ hai là hợp đồng thực tế về thỏa thuận chuyển nhượng vốn và việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán của các bên hoặc được thể hiện dưới dạng hợp đồng cho vay với số tiền vay đúng bằng số tiền bên nhận chuyển nhượng chưa thanh toán khi nhận chuyển nhượng vốn. Như vậy có nghĩa là hồ sơ mà các bên nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh đã thể hiện không đúng thực tế giao dịch của các bên.

Việc ký kết hợp đồng như đã nêu ở trên mang tính rủi ro rất cao cho bên chuyển nhượng vì: Thứ nhất, theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 20, Nghị định 155/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư thì hành vi kê

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Quyền định đoạt vốn của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Trang 42 - 70)