7. Kết cấu đề tài
1.3.4.3 Định đoạt vốn trong các trường hợp khác
Đối với công ty TNHH một thành viên, LDN 2005 không có bất kỳ quy định nào ghi nhận chủ sở hữu công ty được quyền sử dụng vốn để tặng cho, để thừa kế hay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, tại Khoản 1, Điều 23, NĐ 43 quy định về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp chuyển đổi từ công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên khi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên tặng cho một phần vốn thì phải có giấy xác nhận việc tặng cho một phần quyền sở hữu công ty, như vậy có nghĩa là chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên hoàn toàn có quyền tặng cho phần vốn của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 18, thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT về đăng ký doanh nghiệp thì người nhận thừa kế phải làm hồ sơ đăng ký thay đổi chủ sở
28
hữu. Điều này đã chứng minh chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên cũng có quyền dùng phần vốn của mình để lại thừa kế cho tổ chức, cá nhân khác.
Trường hợp dùng vốn để thanh toán nợ, mặc dù không tìm thấy văn bản pháp lý nào ghi nhận quyền trên, tuy nhiên xét thấy vốn cũng là một dạng tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, mà chủ sở hữu hoàn toàn có thể phát sinh nghĩa vụ thanh toán nợ đối với người khác thông qua hợp đồng vay mượn tài sản, vì vậy, việc pháp luật cho phép chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên sử dụng vốn như một tài sản dưới dạng quyền tài sản để thực hiện nghĩa vụ trả nợ là hết sức cần thiết.
Ngoài ra, vì quyền sở hữu vốn là một dạng quyền tài sản trong chế định tài sản nên chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên hoàn toàn có thể sử dụng quyền sở hữu vốn với vai trò là tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như các loại tài sản khác.
a. Tặng cho
Là việc chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chuyển quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ số vốn của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Điểm khác nhau cơ bản giữa tặng cho vốn và chuyển nhượng vốn là tặng cho vốn không có sự bồi hoàn giá trị phần vốn đó từ bên được tặng cho.
Theo quy định tại Điều 19, TT số 01/2013/TT-BKHĐT về đăng ký doanh nghiệp thì hồ sơ đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên do tặng cho vốn được thực hiện như đối với trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp quy định tại Điều 43 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP. Trong hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, hợp đồng tặng cho phần vốn góp được sử dụng thay thế cho hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng thực hoàn tất việc chuyển nhượng. ( Điều 19, TT số 01/2013/ TT-BKHĐT ).
b. Để lại thừa kế
Là việc dịch chuyển tài sản của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên cho tổ chức, cá nhân khác theo di chúc hoặc theo trình tự luật định.
Trường hợp công ty TNHH một thành viên thay đổi chủ sở hữu do thừa kế thì công ty đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty. Hồ sơ bao gồm: (1) Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên do chủ sở hữu mới hoặc người đại
29
diện theo pháp luật của chủ sở hữu mới ký. (2) Điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty do chủ sở hữu mới hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu mới ký. (3) Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu mới. (4) Bản sao Giấy chứng tử đối với chủ sở hữu cũ. (5) Văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người được thừa kế. (Điều 18, TT số 01/2013/ TT-BKHĐT ).
Trường hợp có nhiều hơn một cá nhân hoặc nhiều hơn một tổ chức được thừa kế phần vốn của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, công ty đăng ký chuyển đổi sang loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên. Hồ sơ đăng ký chuyển đổi bao gồm: (1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. (2) Điều lệ công ty chuyển đổi do tất cả tổ chức, cá nhân là thành viên được thừa kế cùng ký tên. (3) Danh sách thành viên. (4) Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên đối với trường hợp thành viên là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với trường hợp thành viên là tổ chức. (5) Bản sao Giấy chứng tử đối với chủ sở hữu cũ. (6) Văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của các tổ chức, cá nhân được thừa kế.
c. Dùng vốn để thanh toán nợ
Là việc chủ sở hữu dùng số vốn thuộc sở hữu của công ty TNHH một thành viên để thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với chủ thể khác thay vì sử dụng tiền hoặc các tài sản khác để thực hiện nghĩa vụ đó. Nghĩa vụ này có thể phát sinh từ hợp đồng vay, cũng có thể phát sinh từ các giao dịch dân sự, thương mại khác. Trong đó phần vốn này không được xem là đối tượng của hợp đồng giữa hai bên mà là một biện pháp thanh toán nợ.
d. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ d n sự
Về nguyên tắc, vốn trong công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu của chủ sở hữu công ty, chính vì vậy chủ sở hữu công ty hoàn toàn có quyền sử dụng vốn để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh nhằm cam kết thực hiện nghĩa vụ như đã thoả thuận.
Vì vốn cũng là một dạng tài sản nên chủ sở hữu vốn hoàn toàn có thể sử dụng vốn với vai trò là tài sản đảm bảo để tham gia giao dịch đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự như các tài sản khác. Tuy nhiên, bên cạnh việc xem xét đặc điểm về
30
tính có giá trị của tài sản, cần thiết phải quan tâm đến tính chất đặc biệt của loại tài sản này khi tham gia vào giao dịch định đoạt vốn.
Thứ nhất, thế chấp vốn: Theo quy định tại Điều 342, BLDS 2005 thì thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên cũng có thể thoả thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Về hình thức thế chấp: Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong một số trường hợp pháp luật có quy định văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký thì việc thế chấp tài sản phải tuân thủ các hình thức đó. (Điều 343, BLDS 2005. Về thời hạn thế chấp: thời hạn thế chấp do các bên thoả thuận, nếu không có thoả thuận thì việc thế chấp có thời hạn cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp (Điều 344, BLDS 2005). Như vậy ta thấy thế chấp là việc chủ sở hữu dùng vốn thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên kia và không chuyển giao tài sản cho bên nhận thế chấp. Do đó, trong trường hợp thế chấp vốn, chủ sở hữu công ty chỉ cần giao cho bên nhận thế chấp các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của mình đối với phần vốn đó. Trong quá trình thế chấp bên thế chấp vẫn có quyền tiếp tục thực hiện một số quyền và nghĩa vụ đối với phần vốn đã thế chấp. Khi hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với thoả thuận thì phần vốn đã thế chấp sẽ được xử lý theo phương thức do các bên thoả thuận hoặc được bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ (Điều 355, BLDS 2005 ).
Cầm cố : Là việc một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Như vậy, khác với thế chấp, muốn chế định cầm cố tài sản có hiệu lực thì đòi hỏi phải có sự dịch chuyển tài sản trên thực tế từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố. Tuy nhiên, quyền sở hữu vốn với bản chất là tài sản vô hình do đó không thể chuyển giao dưới hình thức vật chất. Cho nên, vốn của công ty TNHH một thành viên không thể là đối tượng của hoạt động đảm bảo nghĩa vụ dân sự bằng biện pháp cầm cố. Trên thực tế cũng không hề tồn tại hình thức cầm cố vốn của công ty
31
TNHH một thành viên. Như vậy, thế chấp tài sản khác cầm cố tài sản ở chỗ, trong trường hợp cầm cố, bên cầm cố phải chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố giữ; trong trường hợp thế chấp, bên thế chấp được giữ tài sản thế chấp để tiếp tục khai thác, sử dụng.
Dùng vốn làm tài sản bảo lãnh: Bảo lãnh bằng vốn của công ty TNHH một thành viên là việc chủ sở hữu cam kết với bên nhận bảo lãnh nếu khi đến hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh. Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải sử dụng phần vốn của công ty TNHH một thành viên thanh toán cho bên nhận bảo lãnh ( Điều 361, BLDS 2005 ). Như vậy, trên lý thuyết, các biện pháp sử dụng vốn để đảm bảo nghĩa vụ dân sự bao gồm thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, vì vốn của công ty TNHH một thành viên là tài sản vô hình nên không thể sử dụng trong giao dịch cầm cố. Vì vậy, từ đây về sau, việc sử dụng vốn để đảm bảo nghĩa vụ dân sự được hiểu là giao dịch thế chấp và bảo lãnh.
32
CHƯƠNG 2
HOẠT ĐỘNG ĐỊNH ĐOẠT VỐN CỦA
CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI THÉP
ĐỨC HỘI: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ
2.1 Thực trạng định đoạt vốn tại công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội.
2.1.1 Khái quát chung về công ty TNHH một thành viên thương
mại thép Đức Hội.
2.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội.
Tên công ty:
Tên chính thức: Công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội. Tên khác : Công ty TNHH MTV thép Đức Hội.
Tên giao dịch tiếng Anh: Duc Hoi Steel One Member Co., Ltd. Địa chỉ: 1136, Tổ 11, Nguyễn
Duy Trinh, Phường Long Trường, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày thành lập: 08/07/2010. Mã số thuế: 0310104111. Điện thoại: (08) 37460089. Fax: (08) 37460089. Ngành nghề kinh doanh : Chuyên kinh doanh các loại sắt thép xây dựng từ - . Đại diện theo pháp luật:
Phạm Văn Hội
Hình 2.1: Bảng hiệu của công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội
33
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công
ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội.
Công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội ban đầu thuộc sở hữu của ông Nguyễn Đức Hội. Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0310104111 ngày do Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 08/07/2010, sau đó được chuyển nhượng cho ông Phạm Văn Hội vào ngày 28/03/2011.
Thấu hiểu được tầm quan trọng của việc cung cấp những sản phẩm chất lượng cao với giá cả cạnh tranh, cùng với sự hiểu biết về nhu cầu cũng như thị hiếu của người tiêu dùng đối với mặt hàng sắt thép xây dựng. Năm 2011, sau khi nhận chuyển nhượng toàn bộ vốn từ ông Nguyễn Văn Hội, ông Phạm Văn Hội – Chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội đã chọn cho doanh nghiệp của mình một lối đi khôn ngoan, đó là phương thức kinh doanh sắt thép của các công ty uy tín đã khẳng định được vị trí của mình trên thương trường. Hai trong số các thương hiệu hàng đầu được công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội lựa chọn đó là các sản phẩm thép của CTCP thép Pomina và công ty TNHH thép Vina Kyoei.
Cho đến nay, trải qua hơn 03 năm hình thành và phát triển, tuy thời gian chưa dài nhưng công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội đã tạo ra được những hình ảnh tốt đẹp và uy tín trên thương trường. Mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm xây dựng giảm, cộng với sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả, phẩm chất hàng hóa, chất lượng phục vụ,… nhưng với hướng đi đúng đắn mà Ban lãnh đạo công ty đề ra cùng với những nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ, nhân viên, công ty không những giữ vững
Hình 2.2: Logo của CTCP Thép Pomina
Nguồn: [27]
Hình 2.3: Logo của Công ty TNHH Thép Vina Kyoei
34
được mục tiêu lợi nhuận mà còn luôn phát triển, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, công ty luôn chấp hành nghiêm chỉnh chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước, giữ vững được mối quan hệ tốt đẹp với các bạn hàng và khai thác những khách hàng tiềm năng cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đồng thời thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người lao động.
Bảng 2.1 : Một số chi tiết thể hiện sự phát triển của công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội.
Tiêu chí Năm 2011 Năm 2013
1. Số lượng cán bộ, nhân viên 15 24
1. 2. Số lượng cửa hàng 2 3
2. 3. Khối lượng hàng hóa cung ứng
ra thị trường ( Tấn ) 79,72 103, 67
3. 5. Doanh thu ( Triệu đồng ) 1.065,493 1.325,637
Nguồn : [Tác giả tự tổng hợp ]
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy được rằng dù công ty chỉ mới được thành lập và hoạt động trong vòng 03 năm nhưng đã có những dấu hiệu phát triển rất khả quan. Nếu so với các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác thì những con số trên có thể là nhỏ nhưng riêng trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng khi mà cung vượt quá xa so với cầu, nhiều doanh nghiệp phải giải thể thì không phải dễ dàng để đạt được những thành quả như trên.
35
2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức – nguồn lực và các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội
a. Cơ cấu tổ chức – nguồn lực
Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội.
Nguồn : [25] Giám đốc Phó Giám đốc Bộ phận kho Ph ng Kinh doanh Nh n viên Trưởng ph ng Nh n viên Nh n viên Trưởng ph ng Nh n viên Nh n viên Thủ kho Nh n viên Nh n viên Trưởng ph ng Nh n viên Ph ng Kế toán Ph ng Nh n sự
36 Cơ cấu nguồn lực của công ty
Bảng 2.2. Cơ cấu nh n lực các ph ng ban của công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội
Các ph ng ban Số nh n viên ( người) Ban giám đốc 02 Phòng kế toán 03 Phòng kinh doanh 10 Phòng nhân sự 03 Bộ phận kho 06 TỔNG 24 Nguồn : [25]
b. Các mặt hàng kinh doanh của công ty
Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng là muốn sử dụng những sản phẩm chất lượng cao với giá cả phải chăng, công ty TNHH một thành viên thương mại thép Đức Hội đã lựa chọn kinh doanh sản
phẩm CTCP thép Pomina và Công ty TNHH Thép Vina Kyoei – Hai công ty lớn đã xây dựng vị thế vững chắc trên thị trường, được người tiêu dùng tin cậy và ưa chuộng trong thời gian rất dài.Trong đó, Pomina là công ty sản xuất thép xây dựng lớn nhất Việt Nam với tổng công suất mỗi năm là 1,1 triệu tấn thép xây dựng và 1,5
triệu tấn phôi với sản phẩm đạt tiêu chuẩn của nhiều quốc gia như tiêu chuẩn