7. NHỮNG Ý CHÍNH.
BẢNG 16.1. THI HÀNH ĐẦY ĐỦ CHÍNH SÁCH CỦA PHÒNG BAN
[Chính sách quản lý cơ bản]
(Chính sách của trưởng phòng máy lạnh)
Trưởng phòng máy lạnh; Chữ ký XXX
Điện máy XX\ Phòng máy lạnh 10-01-2006
[Chính sách cơ bản về chất lượng của toàn công ty]
(Chính sách trung hạn được xây dựng trong năm tài chính 2004) [Nhằm đạt được lòng tin và sự thoả mãn khách hàng]
(1) Áp dụng đầy đủ khái niệm thị trường. (2) Đảm bảo chất lượng có sức thu hút mạnh.
(3) Cung cấp hàng ra thị trường theo đúng thời gian.
Phòng máy lạnh đáp ứng chính sách cơ bản của lãnh đạo và xây dựng theo các mục tiêu chất lượng cho năm tài chính năm 2006:
Những mục đặc thù được đề cập đến.
Giá trị mục tiêu Bộ phận chính chịu trách nhiệm. (báo cáo hàng tháng) (1) Giảm bớt mức khuyết
tật trong quá trình sản xuất
70% hoặc thấp hơn so với năm trước
Bộ phận sản xuất, bộ phận đảm bảo chất lượng.
(2) Giảm tỷ lệ trả lại hàng trong những cuộc kiểm tra giao hàng
50% hoặc thấp hơn so với năm trước
Bộ phận đảm bảo chất lượng
(3) Giảm bởt sự cố trong quá trình sản xuất
50% hoặc thấp hơn so với năm trước
Bộ phận sản xuất, bộ phận kỹ thuật sản xuất
(4) Giảm bớt số lượng sản phẩm bị trả lại
75% hoặc thấp hơn so với năm trước
Bộ phận dịch vụ
(5) Giảm bớt các khiếu nại của thị trường
50% hoặc thấp hơn năm trước
Bộ phận kỹ thuật thiết kế Bộ phận đảm bảo chất lượng Bộ phận chính chịu trách nhiệm cần triệu tập các nhân viên liên quan thường xuyên hàng tháng để kiểm soát tiến trình cải tiến và thi hành các hoạt động và biện pháp khắc phục phù hợp. Bộ phận chính chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện việc giáo dục đào tạo kỹ năng cho các nhân viên liên quan.
Thực hiện đầy đủ chính sách của phòng ban và nâng cao nhận thức ở nơi làm việc
[17] ĐƯA RA CHÍNH SÁCH CỤ THỂ VÀ DỄ HIỂU
1. MỤC ĐÍCH
Các cán bộ quản lý phải đảm bảo rằng cấp dưới có thể đạt được những mục tiêu đã phân định cho mỗi phòng ban.
2. ĐỊNH NGHĨA
Các cán bộ quản lý nên chỉ rõ các mục tiêu cụ thể và các phương pháp để thực hiện các mục tiêu chính sách của mỗi phòng ban.
3. Nội dung
(1) Các cán bộ quản lý nên chỉ rõ từng mục tiêu bằng cách sử dụng các giá trị một cách định lượng.
(2) Các cán bộ quản lý cần khuyến khích các nhân viên cấp dưới đề xuất các ý kiến của họ về các phương thức, biện pháp và các quy trình nhằm đạt được mục tiêu và tóm tắt các ý kiến đã nhận được.
(3) Sử dụng các số (các sơ đồ, biểu đồ) để các nhân viên cấp dưới hiểu rõ những thành quả của phòng họ đã đóng góp vào thành công chung của toàn công ty như thế nào.
(4) Đánh giá sự tiến triển của việc thực hiện các chính sách bằng mục tiêu đã được định lượng để tính toán kiểm soát sự tiến triển theo trình tự thời gian. 4. VÍ DỤ
Xem bảng 17.1
5. NHỮNG GHI CHÚ KHÁC