Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 99 - 100)

C. Chi chuyển nguồn NS

4.1.1.Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương

Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương; đồng thời phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo của địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương và tích cực góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước

- Thực hiện quản lý thống nhất NSNN theo nguyên tắc tập trung dân chủ có phân công trách nhiệm, phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp. Ngân sách TW phải đủ mạnh để giải quyết những nhiệm vụ có tính chất chiến lược quốc gia, có đủ nguồn lực để đảm bảo cho kinh tế xã hội phát triển hài hòa, cân đối, nâng cao được tỉnh chủ động sáng tạo, kịp thời, đáp ứng các nhiệm vụ kinh tế xã hội của từng địa phương.

- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo hướng tập trung cần thiết cho ngân sách trung ương để giữ vai trò chủ đạo, chi phối trong toàn bộ hệ thống NSNN. Đồng thời mở rộng hơn quyền chủ động của ngân sách địa phương, đảm nhận nhiệm vụ chi nhiều hơn, mở rộng hơn nữa các khoản thu điều tiết và các khoản thu khác trên địa bàn. Đổi mới quan hệ giữa ngân sách trung ương và địa phương theo nguyên tắc công bằng hợp lý, rõ ràng và ổn định.

- Thực hiện đổi mới cơ chế phân cấp quản lý ngân sách cơ sở phân cấp thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, phân giao rành mạch nhiệm vụ thu chi theo hướng ổn định tỷ lệ điều tiết nguồn thu, nhiệm vụ chi cho địa phương theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

kế hoạch trung hạn và dài hạn từ 3-5 năm. Tạo điều kiện cho địa phương chủ động bố trí dự toán và quyết định ngân sách của địa phương mình, khuyến khích địa phương khai thác tiềm năng sẵn có, để bồi dưỡng nguồn thu, tăng thu ngân sách và bảo đảm cân đối ngân sách.

Do đó đổi mới quản lý ngân sách Nhà nước ở thành phố Thái Nguyên cần thiết phải theo những phương hướng sau:

+ Tập trung mọi nguồn thu vào NSNN, từng bước đảm bảo cân đối ngân sách, huy động các nguồn vốn, nhất là nguồn vốn từ trong nước, đặc biệt là huy động các nguồn vốn trực tiếp trong khu vực dân cư để đầu tư phát triển du lịch, sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ sở vật chất trên địa bàn.

+ Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý NSNN, mạnh dạn phân cấp cho ngân sách cấp dưới các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) và nhiệm vụ chi nhằm tăng cường quyền hạn và trách nhiệm cho ngân sách cấp dưới. Tạo điều kiện cho chính quyền cấp dưới chủ động điều hành ngân sách của cấp mình. Tăng cường sự chỉ đạo của ngân sách cấp trên với ngân sách cấp dưới.

+ Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tranh thủ mọi nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội cao và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: công nghiệp - xây dựng, Dịch vụ và Nông, lâm - nghiệp - thuỷ sản. Thực hiện chính sách triệt để tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách, sử dụng tài sản công quỹ gắn với việc thực hiện công khai ngân sách, công khai các khoản đóng góp của nhân dân.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 99 - 100)