Những nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý ngânsách nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 36 - 43)

Quản lý thu, chi ngân sách là hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài chính ngân sách. Quá trình quản lý thu, chi NS thường bị chi phối bởi các nhân tố sau:

Thứ nhất, nhân tố về thể chế tài chính: Thể chế tài chính quy định phạm vi, đối tượng thu, chi của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành và quyết toán ngân sách.Quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách, sử dụng quỹ ngân sách. Thể chế tài chính quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu. Do vậy, nói đến nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu, chi ngân sách trước hết phải nói đến thể chế tài chính. Vì nó chính là những văn bản của Nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách.

Thứ hai, nhân tố về bộ máy và cán bộ: Khi nói đến cơ cấu tổ chức một bộ máy quản lý thu, chi ngân sách người ta thường đề cập đến quy mô nhân sự của nó và trong sự thiết lập ấy chính là cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu, chi ngân sách và các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng này. Hay nói cách khác, điều quan trọng hơn cả là phải thiết lập cụ thể rõ ràng, thông suốt các “mối quan hệ ngang” và các “mối quan hệ dọc”. Sự thiết lập ấy được biểu hiện thông qua qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu chi ngân sách. Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý thu, chi theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quá trình phân công phân cấp quản lý đó. Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn quyền hạn của chính quyền cấp Thành phố không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu, chi ngân sách. Nếu bộ máy và cán bộ năng lực trình độ thấp thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu, chi NS. Do đó tổ chức bộ máy và cán bộ là nhân tố rất quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý thu, chi NS.

Thứ ba, nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập: Việc quản lý thu, chi ngân sách luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn.Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và sử dụng có hiệu quả, mà nó còn đòi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách phải thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân. Thực tế cho thấy, khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân trên địa bàn còn thấp cũng như ý thức về sử dụng các khoản chi chưa được đúng mức còn có tư tưởng ỷ lại Nhà nước thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi NSNN. Khi chúng ta thực hiện tốt những vấn đề thu ngân sách trong đó có nhiều nhân tố tác động nhưng trình độ mức sống của người dân ngày càng nâng cao thì việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước có thể rất dễ dàng. Trường hợp nếu trình độ và mức sống còn thấp thì việc thu thuế cũng rất khó khăn.

Những nhân tố kể trên đều tác động ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước.

ấp quản lý ngân sách Nhà nƣớ

ủa TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Kinh nghiệm quản lý thu, chi NS tại Thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh với Luật NSNN được sửa đổi về đẩy mạnh phân cấp, tăng nguồn lực cho địa phương và đơn vị cơ sở khai thác nội lực nâng cao hiệu quả tiết kiệm, giảm bớt thủ tục hành chính, Thành phố Bắc Ninh tổ chức thực hiện khá tốt đáp ứng được các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội. Năm 2011 thu ngân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn sách thực 708,4 tỷ đồng, so dự toán tỉnh giao đạt 113,8%, so dự toán thành phố giao đạt 106,3%. Các khoản thu từ khu vực CTN-NQD đều tăng so với dự toán tỉnh giao. Trong điều hành chi ngân sách, cấp uỷ, chính quyền các cấp ở Bắc Ninh đã chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và các cơ quan chuyên môn tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát ngay từ đầu năm nên việc chi tiêu được bám sát dự toán, bảo đảm cân đối tích cực. Chi đầu tư phát triển kinh tế- xã hội được bảo đảm tiến độ thực hiện dự án, chi tiêu dùng tiết kiệm, phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của thành phố và cơ sở. Ngoài ra thành phố Bắc Ninh còn đáp ứng kinh phí phục vụ các khoản chi đột xuất của thành phố, xã, phường đã tạo điều kiện cho các cấp, ngành hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Công tác quản lý tài chính ngân sách xã luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Kho bạc thành phố đã tích cực kết hợp với các ngành thuộc khối tài chính quản lý chặt chẽ thu, chi, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ quản lý, điều hành ngân sách trên địa bàn thành phố. Đồng thời phòng TC- KH đã triển khai chương trình tin học kế toán ngân sách xã, nhằm đưa ứng dụng công nghệ vào việc hạch toán kế toán quản lý thu, chi, đáp ứng nhu cầu quản lý ngân sách xã trong giai đoạn hiện nay.Trên cơ sở một số nguồn thu tăng, Thành phố bổ xung thêm nhiệm vụ chi là vốn đầu tư XDCB, chi thường xuyên. Để chủ động quản lý về điều hành ngân sách những tháng cuối năm, Thành phố tập trung khắc phục những yếu kém, đề ra các biện pháp thực hiện, phấn đấu hoàn thành vượt dự toán thu, bảo đảm nhiệm vụ chi. Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, phấn đấu thực hiện đạt, vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2012.

Các cấp chính quyền, ngành thuế và một số ngành chức năng làm rõ nguyên nhân thất thu đối với từng chỉ tiêu thu ở từng lĩnh vực, từng địa bàn. Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, tạo vốn từ quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng. Thành phố thực hiện nghiêm các quy định để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiếp tục củng cố công tác quản lý tài chính, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý điều hành của bộ máy chính quyền cấp xã ([15].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

1.3.2. Ki ủa Thành phố Vĩnh Yên

* Việc thu ngân sách của thành phố Vĩnh Yên

Công tác chỉ đạo điều hành chấp hành dự toán nguồn thu ngân sách được củng cố và có nhiều đổi mới, công tác tổ chức thực hiện dự toán thu được kiện toàn một bước và luôn được các cấp ủy chính quyền thành phố quan tâm sát sao.

Nhìn chung lực lượng được giao thu ngân sách đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức thu; cơ quan quản lý thu đã phối hợp với các ngành, các phường, xã để triển khai đồng bộ các biện pháp tổ chức thu, nghiệp vụ quản lý thu, thực hiện thu dứt điểm các khoản thu tồn đọng, tăng cường kiểm tra và rà soát và điều chỉnh mức thu kịp thời mức thu cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của từng đơn vị, thực hiện tốt việc ký hợp đồng ủy nhiệm chi trong phường và xã, nắm rõ được nguồn thu, đối tượng thu trong từng đơn vị.

Công tác quản lý và sử dụng hóa đơn chứng từ được triển khai thực hiện tốt theo quy định của nhà nước, trong quá trình thực hiện cơ quan thuế thường xuyên kiểm tra, uốn nắn những sai sót của các hộ sử dụng hóa đơn chứng từ, nên việc quản lý thu thuế đối với các hộ sử dụng hóa đơn đạt hiệu quả cao.

Bảng 1.1. Tình hình thu ngân sách của thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2010 - 2012 TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Dự toán (tr.đ) Thực hiện (tr.đ) Tỉ lệ HT (%) Dự toán (tr.đ) Thực hiện (tr.đ) Tỉ lệ HT (%) Dự toán (tr.đ) Thực hiện (tr.đ) Tỉ lệ HT (%)

Tổng thu NS trên địa bàn TP 518.523 599.404 115,60 608.544 683.347 112,00 870.760 942.797 108,00

I Các khoản thu trên địa bàn TP 335.682 381.089 113,53 411.118 483.007 117,00 644.653 705.732 109,00

1

Thu DN ngoài quốc doanh 166.016 174.711 105,24 142.303 163.921 115,19 219.800 254.780 115,91

- Thuế GTGT 132.700 130.046 98,00 100.900 120.000 118,93 160.400 168.000 104,74 - Thuế TNDN 30.000 40.408 134,69 36.000 38.000 105,56 43.000 70.000 162,79 - Thuế TNDN 30.000 40.408 134,69 36.000 38.000 105,56 43.000 70.000 162,79

- Thuế TTĐB 500 600 120,00 1.100 1.200 109,09 13.000 13.000 100,00

- Thuế môn bài 1.800 2.641 146,72 2.300 2.414 104,96 400 430 107,50

- Thuế tài nguyên 1.016 1.016 100,00 2.003 2.307 115,18 3.000 3.350 111,67 2 Lệ phí trước bạ 16.000 16.690 104,31 32.000 36.200 113,13 62.500 88.047 140,88 2 Lệ phí trước bạ 16.000 16.690 104,31 32.000 36.200 113,13 62.500 88.047 140,88

3 Thuế nhà đất 3.300 4.540 137,58 4.600 5.500 119,57 77.000 75.370 97,88

4 Thuế Thu nhập cá nhân 24.500 24.500 100,00 47.000 57.000 121,28 94.450 95.000 100,58 5 Thu Phí về lệ phí 6.200 6.200 100,00 12.000 12.000 100,00 13.900 15.012 108,00 5 Thu Phí về lệ phí 6.200 6.200 100,00 12.000 12.000 100,00 13.900 15.012 108,00

6 Thuế chuyển quyền sử dụng đất 16 18 112,50 20 21 105,00 23 26 115,00

7 Thu tiền sử dụng đất 55.000 82.154 149,37 100.000 132.500 132,50 90.000 86.455 96,06

8 Tiền thuê đất 3.950 4.680 118,48 5.525 6.900 124,89 7.000 8.299 118,56

9 Các khoản thu tại xã 700 400 57,14 700 1.665 237,86 1.300 1.463 112,54

10 Thu phí xăng dầu 57.000 57.000 100,00 62.000 62.000 100,00 68.900 68.900 100,00

11 Thu khác NS 3.000 10.196 339,87 4.970 5.300 106,64 9.780 12.380 126,58

II Thu chuyển nguồn 39.539 39.539 100,00 47.254 47.746 101,04 66.785 72.002 107,81

III Thu kết dư 4.400 8.559 194,52 10.687 10.699 100,11 16.570 17.063 102,98

IV Thu bổ sung từ NS cấp trên 138.902 170.217 122,54 139.485 141.895 101,73 142.752 148.000 103,68

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố Vĩnh Yên

Công tác tuyên truyền việc thu ngân sách rất tốt nên việc thu ngân sách trong năm 2010-2012 cũng vượt dự toán thu ban đầu cụ thể như:

Năm 2010 tổng thu ngân sách ở thành phố là 599.404 triệu đồng vượt 16% trong đó các khoản thu trên địa bàn thành phố vượt 14%, thu kết dư vượt gần gấp đôi. Năm 2011 thu ngân sách là 683.347 triệu đồng vượt so với kế hoạch là 12% trong đó các khoản thu tăng 17% trong đó vượt kế hoạch chủ yếu là tiền thuế liên quan đến đất đai là chính. Năm 2012 thu ngân sách cũng tăng nhưng giả hơn so với 2 năm trước nguyên nhân do ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế các doanh nghiệp doanh ít hơn, thu thuế nhà đất và thu thuế đất giảm. Bên cạnh những thành tựu trong quản lý nguồn thu ngân sách thì có những mục thu không theo hoàn thành nhiệm vụ do ảnh hưởng các nguyên nhân sau:

Các nguồn thu trên địa bàn còn nhỏ, công tác quy hoạch chợ còn chưa tốt còn bỏ lỡ nhiều nguồn thu phí và thuế khác. Tình trạng thất thu vẫn còn diễn ra ở các xã phường.

Công tác phối hợp giữa một số đội thuế với hội đồng tư vấn thuế vẫn chưa được tốt nhất là trong công tác quản lý đối tượng trong kiểm tra và xử lý các tồn đọng. Còn có nhiều biểu hiện né tránh, ngại va chạm trong công tác thu thuế của các cơ quan có thẩm quyền.

* Công tác thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách:

Trong những năm qua nhờ có sự tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn thành phố với sự quan tâm tạo điều kiện bổ sung nguồn ngân sách của tỉnh cho thành phố, do vậy công tác thực hiện nhiệm vụ chi của địa phương đã đảm bảo nhiệm vụ cho các hoạt động kinh tế -xã hội và an ninh quốc phòng của thành phố, chi tiêu thường xuyên được nâng lên, tăng được các khoản chi hoạt động, chi đảm bảo kinh tế xã hội. Đặc biệt là các khoản đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư các chương trình của thành phố ... cũng được thành phố quan tâm chú ý. Tình hình thu chi của thành phố Vĩnh Yên được thể hiện qua bảng 1.2 như sau:

Bảng 1.2. Tình hình chi ngân sách củ giai đoạn 2010-2012 TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Dự toán (tr.đ) Thực hiện (tr.đ) (%) Dự toán (tr.đ) Thực hiện (tr.đ) (%) Dự toán (tr.đ) Thực hiện (tr.đ) (%) A Tổng chi NS trên địa bàn TP 262.308 403.130 153,69 303.345 415.674 137,03 419.370 691.349 164,85

B Chi thƣờng xuyên 115.749 170.873 147,62 149.227 172.409 115,53 191.482 221.222 115,53

1. Chi quản lý hành chính 20.305 55.024 270,99 25.878 32.800 126,75 33.840 52.220 154,31

2. Chi NS văn hóa + thể thao 1.375 3.171 230,62 2.381 3.650 153,30 2.599 4.110 158,14

3. Chi sự nghiệp kinh tế 18.594 18.794 101,08 26.898 29.102 108,19 32.415 35.137 108,40

4. Chi an ninh - quốc phòng 1.405 6.515 463,70 1.855 3.254 175,42 5.105 5.544 108,60

5. Chi đảm bảo xã hội 3.924 7.830 199,54 4.260 6.756 158,59 9.534 10.080 105,73

6. Chi dự phòng tài chính 5.700 9.000 157,89 7.353 6.798 92,45 8.131 6.628 81,52

7. Chi sự nghiệp y tế 2.039 1.250 61,30 2.630 1.702 64,70 185 510 275,68

8. Chi sự nghiệp GD-ĐT và dạy nghề 46.521 53.311 114,60 62.111 75.632 121,77 80.767 85.023 105,27

9. Chi sự nghiệp KHCN 50 50 100,00 100 100 100,00 100 100 100,00

10. Chi sự nghiệp PT truyền hình 565 1.399 247,61 1.111 2.156 194,06 1.171 1.373 117,25

11. Chi sự nghiệp môi trường 20.421 20.009 97,98 21.261 22.078 103,84 24.815 24.815 100,00

12. Chi khác NS 550 4.690 852,73 742 1.087 146,50 953 2.310 242,39

C Chi đầu tƣ phát triển 116.303 232.257 199,70 144.900 163.200 112,63 173.347 272.151 157,00

1 Vốn XDCB tập trung 61.303 61.303 100,00 96.900 96.900 100,00 99.347 105.456 106,15

2 Từ các nguồn để lại và chuyển nguồn 55.000 170.954 310,83 48.000 76.300 158,96 42.100 86.300 204,99

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố Vĩnh Yên

Trong 3 năm 2010 - 2012 thành phố đã chi đều nhiều hơn so với dự toán và các khoản chi thường cao hơn gần gấp đôi. Nhưng nhìn chung tất cả các hoạt động chi cũng vượt so với dự toán nhưng đều thấp hơn mức thu nhiều. Do có sự chỉ đạo quyết liệt và chủ động trong việc cân đối chi ngân sách, điều hành một cách tích cực; chỉ đạo, giám sát các đơn vị thụ hưởng ngân sách thành phố phải bám sát vào dự toán chi được giao để tổ chức quản lý và chỉ tiêu chặt chẽ, đúng tiêu chuẩn, chế độ định mức, tiết kiệm và có hiệu quả. Để đảm bảo quản lý chặt chẽ công tác chi theo quý, có chia theo tháng chi tiết để có căn cứ cấp phát sát đúng với tình hình hoạt động thực tế của mỗi đơn vị.

Nhìn chung các khoản chi tiêu cũng được kiểm soát theo quy định và đúng quy trình cấp phát, các phường xã trong thành phố thực hiện quy trình cấp phát và quản lý ngân sách theo Luật ngày càng tốt hơn, không để tình trạng nợ lương. Trong quá trình chấp hành NS tăng cường kiểm tra, kiểm soát chi tiêu từ khâu chi thường xuyên đến chi cho mua sắm và sửa chữa tài sản cơ quan. Thẩm định quyết toán các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành chặt chẽ, qua đó đã giảm trừ hoặc xuất toán những khoản chi sai, chi vượt chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước. Bên cạnh đó các khoản chi ngoài dự toán phát sinh nhiều gây khó khăn cho điều hành NSNN, nhất là chi lễ hội, các cuộc thi. Các

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)