Hoàn thiện hệ thống căn cứ, định mức trong công tác lập và phân bổ dự toán ngân sách

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 114 - 121)

C. Chi chuyển nguồn NS

4.3.5. Hoàn thiện hệ thống căn cứ, định mức trong công tác lập và phân bổ dự toán ngân sách

Xét trong quy trình ngân sách, thì lập dự toán được coi là khâu mở đầu có tầm quan trọng đặc biệt và đây là công việc bắt buộc phải thực hiện không thể thiếu trong công tác quản lý NS. Khâu lập dự toán NS ở Thái Nguyên vẫn còn nhiều hạn chế, vì vậy để nâng cao công tác lập dự toán, cần quan tâm đến các vấn đề sau:

- Để lập dự toán đúng luật, đúng thẩm quyền quy định cần phải nắm được Luật, chính sách, chế độ và thẩm quyền của mình, biết rõ nội dung, tỷ lệ % phân chia của từng khoản thu mà cấp NS được hưởng.

- Phải bám sát vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đề ra các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trước thời gian xây dựng dự toán để đảm bảo dự toán sát với thực tế, tránh tình trạng lập quá thấp, hoặc quá cao so với thực tế. Ngoài ra khi lập dự toán cần tính đến các chính sách thay đổi của Nhà nước có tác động trong năm kế hoạch, dựa vào tình hình thực hiện dự toán của năm trước.

- Từ thực trạng quản lý NS ở Thái Nguyên ta thấy, hàng năm hầu hết các khoản chi NS đều vượt dự toán được duyệt, đây là tồn tại tại cần quan tâm giải quyết. Vì vậy khi lập dự toán luôn phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, tính đến hiệu quả phân bổ nguồn lực, tính đến cơ cấu chi để bố trí nhu cầu chi hợp lý đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao. Dự toán chi NS phải đảm bảo nguyên tắc: tổng chi không được vượt quá tổng thu NS. đối với chi đầu tư phát triển việc lập dự toán phải căn cứ vào quy hoạch, chương trình, dự án đầu tư đã có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền và nằm trong kế hoạch đầu tư đã được HĐND quyết định. Ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện các chương trình dự án. Dự án chi thường xuyên phải căn cứ vào nguồn thu thường xuyên và tuân thủ theo các chế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn độ, tiêu chuẩn, định mức chi cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Để đảm bảo chất lượng thời gian lập dự toán chính quyền cấp trên phải có biện pháp xử lý, kỷ luật rõ ràng, quy định văn bản đối với các trường hợp vi phạm trong lập dự toán như: lập dự toán quá xa so với thực tế, lập dự toán thời gian quá chậm so với quy định.

- Để tránh sai sót trong khâu lập dự toán sở Tài chính cần thẩm định lại dự toán trước khi HĐND xét duyệt, thời gian các kỳ họp HĐND phải quy định sát với thời gian giao dự toán của các cấp ngân sách.

- Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả công tác lập và phân bổ dự toán, quyết toán ngân sách cũng như thực hiện công khai dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm.

- Dự toán ngân sách cần được thảo luận công khai, dân chủ rộng rãi mới bao quát hết nguồn thu, nhiệm vụ chi, mọi người mới hiểu biết và thông cảm với khả năng ngân sách của địa phương, từ đó chủ động nâng cao trách nhiệm trong việc thu ngân sách cũng như sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các khoản chi ngân sách. Dự toán được lập chi tiết, cụ thể là thước đo công tác điều hành và quyết toán ngân sách, thuận tiện trong việc kiểm tra công tác điều hành và quyết toán ngân sách.

- Khắc phục tính lồng ghép trong hệ thống NSNN: Hệ thống NSNN hiện nay bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có HĐND (ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, ngân sách xã). Ngân sách cấp dưới là bộ phận hợp thành của ngân sách cấp trên. Quy định lồng ghép của hệ thống NSNN cơ bản đảm bảo tính thống nhất và tính tuân thủ của các cấp ngân sách. Tuy nhiên, cũng do tính lồng ghép này mà quy trình ngân sách khá phức tạp, thời gian xây dựng dự toán và quyết toán ngân sách dài, trong khi thời gian cho mỗi cấp ngân sách lại hạn chế, trách nhiệm của từng cấp không rõ ràng, không thực sự đảm bảo quyền tự chủ của cấp dưới. Nhiều khi địa phương quyết định không đúng với chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

tiêu giao của ngân sách cấp trên, như chi đầu tư phát triển kinh tế, chi sự nghiệp giáo dục đào tạo.v.v.

Nhận thấy rõ lợi ích như vậy, song trong điều kiện hiện hiện nay thì chưa thể thực hiện ngay được mô hình không lồng ghép các cấp ngân sách do việc phân cấp kinh tế xã hội giữa các cấp chính quyền ở địa phương vẫn chưa thống nhất, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang thí điểm không tổ chức HĐND ở một số quận, huyện, phường theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa X, theo đó sẽ không có ngân sách ở một số quận, huyện, phường và sẽ rất phức tạp khi thiết kế nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương. Chính vì thế Nhà nước cần phải có một bước chuyển tiếp, hoặc sửa đổi một số nội dung của Luật NSNN cho sát với thực tế, như trong quá trình giao dự toán HĐND không quyết định mức chi cụ thể cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Có như vậy mới tạo quyền chủ động hơn cho chính quyền địa phương trong việc phê chuẩn dự toán, quyết toán ngân sách.

4.4. Kiến nghị

Từ thực trạng công tác quản lý Ngân sách Nhà nước của thành phố Thái Nguyên trong thời gian qua, để công tác quản lý Ngân sách Nhà nước nói chung và công tác quản lý Ngân sách của Thái Nguyên nói riêng đạt được hiệu quả cao hơn, tôi xin mạnh dạn nêu một số khuyến nghị sau:

- Đối với Trung ương: Cần phải đẩy mạnh việc phân cấp cho địa phương nhằm nâng cao hiệu quả chủ động sáng tạo trong việc thu chi của địa phương. Các Bộ ngành TW nhất là bộ tài chính cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về tài chính đặc biệt là các tiêu chuẩn, định mức chế độ, đảm bảo nhất quán phù hợp với thực tiễn và tiếp tục cải cách chế độ tiền lương, giải quyết những bất hợp lý trong chính sách tiền lương và thu nhập, có chính sách hữu hiệu ngăn chặn nạn chảy máu chất xám trong cơ quan hành chính Nhà nước.

- Đối với các cấp Uỷ Đảng, Chính quyền thành phố cần phải mạnh dạn xây dựng phân cấp nguồn NS cho các cấp thuộc thành phố ổn định trong khoảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

thời gian 3-5 năm. Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ về kinh phí và biên chế cho các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập. Thực hiện tốt tổng kết công tác giao quyền tự chủ về kinh hí hành chính để đúc rút kinh nghiệm mở rộng diện thực hiện trong toàn thành phố nhằm tạo cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách chủ động trong điều hành và sử dụng kinh phí NSNN một cách tiết kiệm và có hiệu quả tối ưu nhất.

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế toán cơ quan, đơn vị .Cần có biện pháp củng cố, chuẩn hoá, nâng cao năng lực, gắn trách nhiệm với công việc, quyền lợi của các thành viên trong ngành kế toán tại các đơn vị của thành phố.

- Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý tài chính, cập nhật kiến thức mới thường xuyên trong quá trình công tác; trang bị phương tiện phục vụ công việc trong tình hình hiện nay.

- Phải chỉ đạo triển khai mạnh mẽ luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, tham nhũng, cầm thực hiện theo đúng dự toán thu chi được được duyệt, chi đúng nội dung, đúng mục đích, đảm bảo đúng định mức, chính sách chế độ, thực hiện quyết toán theo mục lục NSNN hiện hành.

- Tăng cường công tác thanh tra tài chính. Công tác thanh tra tài chính phải được đẩy mạnh để đáp ứng yêu cầu của Nhà nước về quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nước. Công tác thanh tra, kiểm tra Tài chính phải được thực hiện ở tất cả các cấp các ngành, các cơ quan, đơn vị cơ sở nhằm đảm bảo pháp luật, chế độ tài chính kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, kịp thời phát hiện uốn nắn, xử lý sai phạm. Như vậy muốn có đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm toán Nhà nước thì cần phải xây dựng các công ty kiểm toán một cách độc lập, có chế độ ưu đãi cụ thể để trách những tiêu cực trong công tác thanh tra, kiểm tra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên”, qua quá trình phân tích, luận giải, luận văn đã làm rõ và tóm tắt những nét nổi bật sau:

- Giai đoạn từ năm 2010-2012 công tác QLNSNN ở Thành phố Thái Nguyên có nhiều đổi mới, tự vận động chuyển mình hoà nhập với dòng chảy chung của cả nước và đạt được kết quả nhất định: Tốc độ tăng thu và tăng chi ngân sách hàng năm tương đối cao góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế, thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tạo điều kiện cho giáo dục, y tế, văn hoá, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và giải quyết những vấn đề bức xúc xã hội đạt được tiến bộ đáng kể. Bộ máy quản lý ngân sách từng bước được hoàn thiện gắn liền với việc nâng cao chất lượng quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn.

- Khái quát một cách tương đối đầy đủ về cơ sở lý luận để làm nền tảng cho việc thực hiện quản lý thu chi ngân sách của Thành phố Thái Nguyên. Đây không những là yêu cầu của thực tiễn của vấn đề đang đòi hỏi mà còn là mục tiêu, động lực để thúc đẩy Thành phố phát triển toàn diện và ngày càng có hiệu quả cao hơn.

- Thực tiễn quản lý NSNN trên địa bàn Thành phố đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết kịp thời, đòi hỏi các ngành chức năng đặc biệt là ngành tài chính phải đổi mới toàn diện mới có thể đáp ứng yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý thu chi ngân sách ở trên địa bàn. Qua phân tích về công tác quản lý thu chi ngân sách ở trên địa bàn và từ đó đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy, khai thác mọi tiềm năng phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố. Đó chính là đòi hỏi và thách thức đối với Thành phố nói chung và ngành tài chính nói riêng trong việc thực hiện chức năng của mình để nâng cao hiệu quả quản lý thu chi ngân sách cơ sở phát triển nguồn thu và sử dụng các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

khoản chi có hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung và quản lý thu chi ngân sách nói riêng.

- Thông qua thực hiện quản lý thu chi ngân sách trên địa bàn tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, giải phóng khả năng sản xuất, góp phần thúc đẩy việc tổ chức và sắp xếp lại sản xuất, tăng cường hạch toán kinh doanh, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng tích luỹ. Thực hiện tốt công tác quản lý thu chi ngân sách sẽ phát huy được tiềm năng thế mạnh, khai thác các nguồn lực trên địa bàn Thành phố có hiệu quả, tranh thủ vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất kinh doanh có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách. Đồng thời thông qua quản lý chi ngân sách để giúp cho Thành phố thực hiện tốt chức năng của mình nhất là việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và hỗ trợ người nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.

Đề tài đã luận giải những vấn đề có tính cơ bản về vấn đề này từ đó tìm kiếm nguyên nhân khách quan và chủ quan về yếu kém của công tác nói trên để làm cơ sở đề ra các giải pháp có tính thực thi. Đây là cơ sở về lý luận và thực tiễn về vấn đề quản lý thu chi ngân sách trên địa bàn. Sẽ giúp cho Thành phố có những quyết sách và biện pháp có hiệu quả. Để thực hiện các biện pháp hoàn thiện công tác phân cấp quản lý thu chi ngân sách có hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện tổng hợp các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô. Sự lãnh, chỉ đạo của Thị ủy, HĐND, UBND Thành phố, các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức chính trị- xã hội từ Thành phố cho đến xã phường cần phải quan tâm đúng mức, công tác này coi công tác này là trách nhiệm, là nhiệm vụ trọng tâm của mình chứ không riêng gì các cơ quan tài chính, thuế.

Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, trong thực tiễn công tác và là người trực tiếp làm việc trong ngành, lĩnh vực quản lý NSNN nhưng đề tài chứa đựng tầm nhìn vĩ mô nên không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, kính mong các thầy trong Hội đồng chỉ dẫn, các bạn đồng nghiệp góp ý để luận văn này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

tiếp tục hoàn thiện có hiệu quả cao hơn, có giá trị áp dụng vào công tác phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 114 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)