Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Trong việc giải quyết vấn đề tài chính của thành phố, bộ máy quản lý NSNN là một hệ thống các tổ chức, ban ngành có mối liên hệ với nhau. Các ngành thuế, KBNN và Tài chính có liên quan với nhau, hỗ trợ nhau để quản lý nguồn thu - chi NSNN. Trong việc quản lý các nguồn thu, cơ quan thuế có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện kế hoạch thu của cơ quan tài chính và ngược lại cơ quan tài chính giúp cơ quan thuế xác định được nguồn thu đó từ đâu, hoàn thành được đến đâu… Thuế và KBNN giúp nhau quản lý các khoản thu. KBNN giám sát và phân chia nguồn thu theo tỷ lệ điều tiết qui định, từ đó thuế tổng hợp số đã thu và chưa thu được.
3.2.2. Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
3.2.2.1. Quá trình phân cấp QLNSNN
* Quy định pháp lý trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước:
Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã ban hành những văn bản sau về phân cấp ngân sách tỉnh Thái Nguyên:
- Nghị quyết số 104/2003/NQ-HĐND ngày 24/7/2003 Về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương tỉnh Thái Nguyên (Nghị quyết số 104/2003/NQ-HĐND ngày 24/7/2003).
- Nghị quyết số 17/2005/NQ-HĐND ngày 05/8/2005 Về việc điều chỉnh tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương tỉnh Thái Nguyên.
Những quy định cụ thể về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp theo Nghị quyết số 104/2003/NQ-HĐND ngày 24/7/2003 và Nghị quyết số 17/2005/NQ-HĐND ngày 5/8/2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa ngân sách các cấp chính quyền thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên cụ thể như sau:
- Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp:
+ Do các xí nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp: ngân sách cấp tỉnh hưởng 100%.
+ Do các đơn vị ngoài quốc doanh nộp: ngân sách cấp thành phố hưởng 100%.
- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: ngân sách cấp tỉnh hưởng 100%.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: ngân sách cấp tỉnh hưởng 100%.
- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết: ngân sách cấp tỉnh hưởng 100%. - Phí xăng, dầu: ngân sách cấp tỉnh hưởng 100%.
- Thuế nhà, đất: ngân sách cấp xã hưởng 100%.
- Thuế tài nguyên: ngân sách cấp thành phố hưởng 100%. - Thuế môn bài:
+ Do các xí nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp: ngân sách cấp tỉnh hưởng 100%.
+ Do các đơn vị ngoài quốc doanh nộp: ngân sách cấp xã hưởng 100%. - Tiền cho thuê nhà, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước: ngân sách cấp tỉnh hưởng 100%.
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất: ngân sách cấp xã hưởng 100%. - Thuế sử dụng đất nông nghiệp: ngân sách cấp xã hưởng 100%. - Tiền sử dụng đất:
Tiền sử dụng đất phát sinh trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên phân chia cho ngân sách cấp tỉnh hưởng 50% tổng số thu và ngân sách Thành phố Thái Nguyên hưởng 50% tổng số thu. Đối với các thành phố còn lại: ngân sách cấp thành phố hưởng 100%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
- Lệ phí trước bạ (không kể lệ phí trước bạ nhà, đất): ngân sách cấp xã, phường hưởng 100%.
- Lệ phí trước bạ nhà, đất: ngân sách cấp xã, phường hưởng 100%. - Tiền đền bù thiệt hại đất: ngân sách cấp thành phố hưởng 100%.
- Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản: ngân sách cấp xã hưởng 100%.
Ngoài các khoản thu trên, các khoản thu phí và lệ phí, thu sự nghiệp, thu viện trợ, thu đóng góp tự nguyện, thu phạt, thu khác… ngân sách cấp nào thu thì ngân sách cấp đó được hưởng 100%.
Quy định về tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách tỉnh, thành phố, xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như sau:
Phân cấp nhiệm vụ chi:
Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp thành phố: * Chi đầu tư phát triển
* Chi thường xuyên
- Chi sự nghiệp kinh tế tỉnh quản lý như:
+ Sự nghiệp nông, lâm nghiệp, thuỷ lợi, công tác khuyến nông, khuyến lâm… + Sự nghiệp giao thông, kiến thiết thị chính;
+ Sự nghiệp kinh tế khác;
+ Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia; + Các hoạt động sự nghiệp về môi trường;
+ Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính và các sự nghiệp địa chính khác.
+ Điều tra cơ bản, đo đạc địa giới hành chính;
- Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo (phần thành phố quản lý); - Chi sự nghiệp y tế (phần thành phố quản lý);
- Chi công tác dân số gia đình và trẻ em;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Chi sự nghiệp văn hoá thông tin, thể dục thể thao;
- Chi sự nghiệp phát thanh - truyền hình; - Chi đảm bảo xã hội;
- Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể, Hội quần chúng và hỗ trợ các tổ chức xã hội nghề nghiệp;
- Chi an ninh quốc phòng;
- Chi trả tiền gốc, tiền lãi huy động cho đầu tư (nếu có);
- Chi chuyển nguồn ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau; - Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính;
- Chi bổ sung ngân sách cấp dưới; - Chi khác ngân sách.
* Chi chương trình mục tiêu quốc gia (gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn sự nghiệp)
Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp phường:
* Chi đầu tư phát triển:
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản:
+ Mức dưới 500 triệu đồng đối với xây dựng cơ bản nói chung;
+ Mức dưới 1 tỷ đồng với chương trình 135 và chương trình trung tâm cụm xã;
+ Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền quyết định - Chi từ nguồn thu để lại theo nghị quyết Quốc hội. * Chi thường xuyên:
- Chi sự nghiệp kinh tế:
+ Sự nghiệp nông, lâm nghiệp, thuỷ lợi, công tác khuyến nông, khuyến lâm… + Sự nghiệp giao thông, kiến thiết thị chính;
+ Sự nghiệp kinh tế khác;
- Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo; - Chi sự nghiệp y tế;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Chi công tác dân số gia đình và trẻ em;
- Chi sự nghiệp văn hoá thông tin, thể dục thể thao; - Chi sự nghiệp phát thanh - truyền hình;
- Chi đảm bảo xã hội;
- Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể và hỗ trợ các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
- Chi an ninh quốc phòng;
- Chi chuyển nguồn ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau; - Chi bổ sung ngân sách cấp dưới;
- Chi khác ngân sách.
Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã: * Chi đầu tư phát triển (theo phân cấp) * Chi thường xuyên:
- Chi sự nghiệp kinh tế:
+ Sự nghiệp nông, lâm nghiệp, thuỷ lợi, giao thông;
+ Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng do xã quản lý;
+ Sự nghiệp kinh tế khác;
- Chi hỗ trợ sự nghiệp giáo dục; - Chi hỗ trợ sự nghiệp y tế;
- Chi công tác dân số gia đình và trẻ em;
- Chi sự nghiệp văn hoá thông tin, thể dục thể thao, phát thanh;
- Chi đảm bảo xã hội, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã, phường và các đối tượng khác theo chế độ quy định;
- Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể;
- Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội;
- Chi chuyển nguồn ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau; - Chi khác ngân sách.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
3.2.2.2. Phân định nguồn thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương a. Khái quát
- Căn cứ , các cơ quan hữu quan đ ức thực
. Dưới sự lãnh đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố, trong những năm qua Thành phố Thái Nguyên đã đạt nhiều kết quả khả quan trong công tác quản lý thu ngân sách. Thành phố đã luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu được giao, năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ kinh tế, chính trị Tỉnh giao hàng năm, thực hiện thắng lợi các Nghị quyết về phát triển KT-XH của Thành phố do Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI đề ra.
* Thứ nhất: Công tác quản lý thu thuế: Xác định thuế là nguồn thu chính của ngân sách Thành phố nên những năm qua Thành ủy, HĐND và UBND Thành phố đã tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với công tác thu ngân sách nói chung mà nhất là công tác thu thuế, do vây công tác quản lý thu thuế đã đạt những kết quả to lớn. Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế của Thành phố không ngừng được củng cố và tăng cường, chất lượng đội ngũ cán bộ thuế đã có bước thay đổi rõ nét về trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, góp phần quyết định đến việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán ngân sách hàng năm được tỉnh giao.
- Công tác quản lý thu thuế đã chuyển biến theo hướng tích cực, công khai, dân chủ, minh bạch, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế ngày càng được nâng lên. Thuế từ khu vực kinh tế NQD là khoản thu chủ yếu,chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu thuế của thành phố và cũng là nội dung trọng tâm trong công tác quản lý thu thuế của Chi cục thuế thành phố. Nhận thức rõ điều này,chi cục thuế thành phố đã thường xuyên, kịp thời tham mưu cho UBND Thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo công tác thu, tập trung vào việc đề ra các biện pháp để hoàn thành dự toán thu được giao, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ trong công tác thuế, trong đó tập trung vào việc chống thất thu, sót hộ, gian lận thương mại, không chấp hành các quy định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
của pháp luật về thu ngân sách, nợ đọng dây dưa về thuế. Bên cạnh đó việc tìm ra các giải pháp để quản lý các khoản thu có hiệu quả, đảm bảo công bằng, khuyến khích các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố cũng là vấn đề rất được quan tâm đề ra. Căn cứ nhiệm vụ được giao, ngay từ đầu năm, Chi cục Thuế đã phối hợp với Phòng TC-KH tham mưu cho UBND Thành phố giao kế hoạch pháp lệnh cho các xã, phường và các đơn vị sự nghiệp.
- Thành phố Thái Nguyên có vị thế thuận lợ ,
, m ự
ặng, những năm qua tỉnh và thành phố đã quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, quảng bá sản phẩm nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho SXKD, dịch vụ du lịch, thương mại rất phát triển, các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực này khá đa dạng, dẫn đến số đối tượng nộp thuế ngày càng tăng lên. Đến cuối năm 2011, số đối tượng nộp thuế được quản lý thu thuế thường xuyên đã hơn 2.130 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, xí nghiệp, hợp
tác xã. Kết quả năm 2012 đ 200 tỷ đồng. Đối
với khu vực cá thể, Chi cục thuế thành phố cùng với các xã, phường, Ban quản lý các chợ đã tăng cường quản lý hộ, nắm nguồn thu mới phát sinh, tập trung đôn đốc thu thuế môn bài ngay trong tháng 1 hàng năm. Một thực tế cho thấy việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thông thoáng đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển mạnh nhất là hộ cá thể. Chi cục thuế cùng như các xã, phường đẩy mạnh công tác chống thất thu, trong đó: truy thu xây dựng tư nhân, vận tải tư nhân, cho thuê nhà, truy thu hóa đơn, truy thu các quyết định xử lý vi phạm hành chính... Ngoài ra để khắc phục tình trạng thất thu thuế nói trên chi cục thuế đã tổ chức quản lý thu theo định mức chủ yếu của từng loại hình SXKD, cách làm này đã mang lại hiệu quả cao. Thu từ các doanh nghiệp NQD và các cơ sở nộp thuế theo kê khai chiếm 20% đến 45% tổng số thuế NQD thu được, qua đó cho thấy, việc quản lý thu thuế tốt đối với các đối tượng này là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
vấn đề quyết định cho việc hoàn thành kế hoạch thuế ngoài quốc doanh của thành phố hàng năm. Đối với những cơ sở vi phạm ngoài việc xử phạt hành chính, cơ quan thuế còn tiến hành ấn định thuế, nhằm tác động tích cực đến việc ghi chép sổ sách, kê khai thuế, chống tình trạng ghi sổ kiểu đối phó, nhằm trốn thuế. Bên cạnh công tác kiểm tra đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức đối thoại theo chuyên đề phù hợp với loại hình tính chất SXKD của doanh nghiệp. Công tác ủy nhiệm thu được Chi cục thuế tham mưu UBND thành phố triển khai thực hiện từ năm 2005. Việc thực hiện ủy nhiệm thu đã tạo điều kiện cho UBND các xã, phường tăng cường khai thác nguồn thu, bao quát nguồn thu, gắn thu ngân sách với nhu cầu chi, đồng thời đây cũng là một bước xã hội hóa công tác thuế, từ đó tạo điều kiện chống thất thu thuế có hiệu quả hơn. Ngoài ra Chi cục thuế luôn chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhất là trong điều kiện các doanh nghiệp chuyển dần sang hình thức tự khai tự nộp, đây là biện pháp quan trọng để một mặt chống thất thu, vi phạm luật thuế, mặt khác để chấn chỉnh uốn nắn cho các doanh nghiệp trong công tác ghi chép sổ sách kế toán, sử dụng hóa đơn chứng từ theo đúng quy định.
* Thứ hai: Công tác quản lý thu phí, lệ phí thực hiện pháp lệnh phí và lệ phí, công tác quản lý có nhiều tiến bộ. UBND thành phố đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời việc nộp và ghi thu, ghi chi phí và lệ phí vào ngân sách theo định kỳ, đồng thời thực hiện nghiêm túc, đúng quy định về thu các loại phí phát sinh trên địa bàn, tạo điều kiện cho các đơn vị tích cực khai thác nguồn thu về phí và lệ phí. Nội dung thu phí, lệ phí căn cứ vào danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ, cũng như một số loại phí, lệ phí được phân cấp cho HĐND tỉnh ban hành. Các đơn vị được giao thu phí, lệ phí chủ yếu là các Ban quản lý chợ, các trường mầm non, trung học cơ sở thuộc thành phố, phòng Quản lý đô thị, phòng Tài nguyên môi trường, phòng Tư pháp, Công ty Môi trường đô thị, UBND các xã, phường. Nhìn chung các đơn vị đã tổ chức thực hiện công tác thu phí, lệ phí tương đối tốt, hoàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
thành dự toán thu được giao và quyết toán kịp thời với cơ quan Thuế. Chi cục thuế thành phố cũng đã thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chế độ và quyết toán thu nộp phí, lệ phí của các đơn vị. Qua thanh tra, kiểm toán định kỳ chưa phát hiện cơ quan, đơn vị nào tự ý đặt ra các khoản phí, lệ phí ngoài quy định.
* Thứ ba: Khoản thu liên quan đến đất đai Sự phối hợp giữa các ngành chức năng chưa đồng bộ nên các dự án đất chậm được thực hiện, việc giao cấp đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất còn nhiều khâu phức tạp làm cho cá nhân người tham gia mua bán không tự nguyện nộp thuế. Những năm vừa qua đã có chuyển biến tích cực thông qua việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thành lập các bộ phận một cửa, một đầu mối tăng cường trách nhiệm của các cơ