C. Chi chuyển nguồn NS
3.2.5. Đánh giá chung tình hình phân cấp quản lý ngânsách trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
thành phố Thái Nguyên
3.2.5.1. Những mặt đạt được
Căn cứ vào thực trạng công tác quản lý ngân sách có thể đánh giá tổng quát như sau:
Công tác quản lý ngân sách trong 3 năm qua đã có nhiều đổi mới tích cực, từ khâu lập dự toán, chấp hành, đến khâu quyết toán. Trong công tác phân cấp ngân sách, đã ủy quyền thu một số sắc thuế hộ cá thể giao cho ngân sách cấp xã, phường, đồng thời có cơ chế hỗ trợ từ ngân sách Thành phố khi các đội thuế xã, phường hoàn thành vượt chỉ tiêu cấp trên giao, tạo được tính chủ động, sáng tạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
trong việc khai thác nguồn thu và phân bổ nguồn vốn ngân sách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Có cơ chế hỗ trợ cho các xã, phường từ nguồn tăng thu ngân sách để tăng chi đầu tư XDCSHT, quan tâm công tác an sinh xã hội, hỗ trợ người nông dân trong sản xuất nông nghiệp về cây, con giống, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào lao động sản xuất… đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố
* Nguyên nhân của những kết quả đã đạt được
- Chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, hệ thống luật pháp của Nhà nước ban hành tương đối kịp thời, đồng bộ, phù hợp với tình hình đất nước trong từng giai đoạn và được nhân dân đồng tình ủng hộ.
- Được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Thành uỷ, HĐND, UBND trong việc triển khai thực hiện các luật, văn bản dưới luật và cụ thể hoá kịp thời chính sách chế độ phù hợp với đặc thù của địa bàn Thành phố và của từng xã, phường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật được chú trọng.
- Trên cơ sở chế độ, chính sách của Trung ương, Bộ Tài chính, Sở tài chính ban hành, UBND Thành phố cụ thể hoá thực hiện các chính sách, chế độ phù hợp đặc điểm của địa phương và có tính khả thi cao. Các chính sách đó đã phát huy tác dụng và đi vào lòng dân trong việc thúc đẩy, khuyến khích phát triển kinh tế-xã hội, lưu thông hàng hoá, xoá đói giảm nghèo, nhất là đối với những xã khó khăn.
- Công tác quản lý ngân sách trong 3 năm qua đã có bước cải tiến rõ rệt, thực hiện cải cách một bước về thủ tục hành chính trong công tác thu thuế và cấp phát ngân sách, nâng cao phạm vi trách nhiệm, mở rộng quyền hạn cho chính quyền cấp thành, xã, phường, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, các đối tượng nộp thuế từ khâu lập, chấp hành và quyết toán ngân sách.
- Công tác thanh tra, kiểm tra được chú trọng, kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những sai lệch trong quá trình thực hiện, hạn chế tiêu cực trong quản lý ngân sách.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
- Công tác tuyển dụng, lựa chọn cán bộ và công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ ngày càng được chú trọng cả về số lượng, chất lượng.
3.2.5.2. Những tồn tại cần khắc phục
* Về lập dự toán
Thứ nhất, dự toán được cơ quan tài chính trình các cấp xem xét thường chưa sát với thực tế. Dự toán thu lập chưa hết các khoản thu (thấp hơn thực tế), dự toán chi lập cao hơn so với định mức được giao.Ví dụ như định mức chi hoạt động thường xuyên của các đơn vị lập cao hơn định mức của tỉnh giao
Thứ hai, dự toán do UBND thành phố giao cho các phường và các đơn vị
thường chậm hơn so với quy định (Theo quy định chậm nhất ngày 31/12 năm trước). Do các kỳ họp HĐND phường thường diễn ra vào cuối năm ngân sách nên các số liệu trình HĐND phê chuẩn dự toán trước khi có Quyết định của thành phố giao; dẫn đến số dự toán UBND các phường trình HĐND phường chưa sát với nhiệm vụ được giao, như số thu trợ cấp do ngân sách thành phố bổ sung cao hơn số chính thức được giao. Do vậy Nghị quyết của HĐND phường về phê chuẩn dự toán thường bị chênh lệch so với số thẩm định dự toán của Phòng Tài chính - Kế hoạch gửi Kho bạc Nhà nước.
Thứ ba, theo quy định dự toán của thành phố lập trước khi gửi Kho bạc
Nhà nước phải do sở Tài chính thẩm tra, trong quá trình thẩm định dự toán nếu có điều bất hợp lý sẽ được điều chỉnh ngay,bởi sau khi được phê duyệt nếu quá trình kiểm soát chi không chặt chẽ Kho bạc Nhà nước cho thanh toán theo yêu cầu chi của thành phố , kết thúc năm thường bị xâm tiêu vào các nguồn để chi có tính chất đầu tư, nguồn trợ cấp dành để chi các sự nghiệp kinh tế như duy tu sửa chữa, sự nghiệp tài nguyên môi trường v.v . Bởi, Kho bạc Nhà nước chỉ theo dõi được tổng số thu và tổng số chi, không theo dõi cân đối được từng nguồn. Nguyên nhân chính ở đây là do lập dự toán không sát với tình hình thực tế của địa phương, không bám sát vào tiêu chuẩn định mức hiện hành; Mặt khác theo quy định của Luật NSNN , trong quá trình điều hành ngân sách nếu nguồn thu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
không đảm bảo theo dự toán chủ tài khoản phải giảm chi tương ứng với số thu, nhưng do tính chất nguồn thu phức tạp không lường hết những rủi ro trong quá trình tổ chức thu, trong nhiệm vụ chi thường xuyên diễn ra.
* Chấp hành dự toán ngân sách
Thứ nhất, việc giao dự toán cho các phường chưa thực sự sát với tình hình thực tế do vậy trong năm còn phải bổ sung dự toán ,vì vậy làm mất đi tính chủ động của các phường trong quá trình chấp hành ngân sách.
Thứ hai, Công tác phối kết hợp với các ngành liên quan trong việc tổ chức thu ở các phường chưa chặt chẽ, các phường thường không quan tâm đến nguồn thu thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn, coi đây là nhiệm vụ của ngành thuế từ đó trong công tác thu thuế còn bỏ sót nguồn thu, để các đơn vị trốn thuế, gian lận thuế. Việc xử lý các đơn vị trốn thuế chưa nghiêm từ đó dẫn đến nguồn thu thuế khai thác chưa triệt để.
Thứ ba, nguồn thu thuế trên địa bàn chủ yếu là thu từ các doanh nghiệp của tỉnh quản lý (từ năm 2008 được phân cấp về cho ngân sách thành phố) nhưng cơ quan quản lý các đơn vị này lại do Cục thuế quản lý, công tác phối hợp của ngành thuế chưa chặt chẽ, cho nên gặp khó khăn trong quá trình tổ chức đôn đốc thu và trong công tác thanh tra, kiểm tra.
Thứ tư, điều hành chi ngân sách chưa tuân thủ đúng nguyên tắc chế độ định mức chi. Chi cho quản lý hành chính thường tăng so với dự toán.
3.2.5.3. Nguyên nhân chủ yếu * Nguyên nhân khách quan
ban hành, song việc ban hành thường chậm so với yêu cầu, còn nhiều q
bất hợp lý, thiếu tính đồng bộ, chưa phù hợp với tình hình thực tế, chủ yếu mang tính chất xử lý tình thế (điển hình là chính sách về tiền lương, phụ cấp, chế độ hội nghị,...). Hệ thống văn bản, chính sách, pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
còn nhiều lúng túng, chậm chễ. Chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách chưa được cụ thể hoá đầy đủ để có căn cứ thực hiện hiệu quả.
Tình trạng thiếu năng động, sáng tạo trong quản lý NSNN bộc lộ rất rõ ràng của cơ chế bao cấp còn rơi rớt lại đối với ngành Tài chính. Đối với chính sách quản lý vĩ mô cùng có những bất cập nhất là trong việc lập, quyết định và phân bổ ngân sách. Phân bổ ngân sách cấp dưới phải phù hợp với ngân sách cấp trên theo từng lĩnh vực và khi được tổng hợp chung phải đảm bảo mức HĐND thông qua, không được bố trí tăng, giảm các khoản chi trái với định mức được giao. Chính điều này đã không khuyến khích địa phương ban hành các chính sách, chế độ, biện pháp nhằm thực hiện tốt dự toán. Các định mức, chế độ, tiêu chuẩn nhà nước ban hành chưa đầy đủ, lại chậm thay đổi nên không phù hợp với tình hình thực tế, có lúc không thực hiện được.
Nguồn thu được phân cấp, điều tiết thì nhỏ và tăng chậm mà nhu cầu chi cho việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của thành phố lại lớn dẫn đến căng thẳng trong cân đối ngân sách.
Chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách chưa được cụ thể hoá đầy đủ để có căn cứ thực hiện có hiệu quả nguồn kinh phí.
* Nguyên nhân chủ quan
Công tác tuyên truyền, quán triệt Luật NSNN đến các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách chưa sâu sắc, chưa đạt được mục tiêu đề ra, do vậy nhận thức về Luật NSNN và các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN của các cơ quan đơn vị và của cán bộ còn hạn chế.
Sự phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy QLNS tại thành phố và giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý ngân sách với UBND các phường, xã chưa tốt. Xuất phát từ công tác tổ chức bộ máy cán bộ quản lý tài chính từ thành phố tới cơ sở còn nhiều bất cập, chỉ duy nhất phòng Tài chính - Kế hoạch là đơn vị trực thuộc sự quản lý toàn diện của chính quyền thành phố , tất cả các đơn vị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
còn lại (Thuế, Kho bạc) là các đơn vị ngành dọc trực thuộc các cơ quan tỉnh quản lý về nghiệp vụ, tổ chức, biên chế. Do đó dẫn tới khó khăn trong việc tạo ra sự nhịp nhàng, đồng bộ trong thực hiện nhiệm vụ thu, chi, QLNS. Từ đó làm hạn chế việc phát huy sức mạnh tổng hợp trong QLNS.
Sự chỉ đạo của sở Tài chính trong một số lĩnh vực thiếu kiên quyết. Công tác quản lý tài sản công tuy đã được tập huấn nghiệp vụ, trang bị phần mềm quản lý song vẫn buông lỏng trong chỉ đạo. Do vậy, đến nay việc nắm tình hình tài sản công của các đơn vị không kịp thời và chưa thu được kết quả mong muốn.
Trình độ, phẩm chất, năng lực của cán bộ quản lý NSNN từ thành phố tới các cơ sở chưa theo kịp được yêu cầu nhiệm vụ mới. Đội ngũ công chức làm công tác ngân sách ở các cấp chưa được bồi dưỡng định kỳ, chưa tổ chức đúc rút kinh nghiệm trong công tác chuyên môn.
Trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc QLNS, chế tài xử lý khi vi phạm còn thiếu dẫn đến khi có vụ việc vi phạm về tài chính xảy ra thường khó quy trách nhiệm cá nhân.
Việc xử lý sai phạm trong QLNS thiếu kiên quyết, nghiêm minh. Việc kết luận, xử lý sai phạm còn còn nể nang, ngại va chạm, chưa xử ký kiên quyết đối với các đơn vị, cá nhân có sai phạm
, vì thực tế hiện nay cán bộ có chức,
.
, nhất là các công trình có huy động đóng góp của nhân dân.
Việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở còn hình thức, chưa thực hiện tốt nguyên tắc công khai tài chính. HĐND, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp chưa làm tốt chức năng giám sát đối với NSNN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
với tài chính, tiền tệ trong bối cảnh những tác động của mặt trái cơ chế thị trường ngày càng sâu rộng đã bị sa ngã, suy giảm đạo đức, tìm cách trục lợi đã cản trở quá trình làm trong sạch, lành mạnh nền tài chính công.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Chƣơng 4