C. Chi chuyển nguồn NS
4.2.2. Định hướng và mục tiêu công tác phân cấp quản lý ngânsách nhà nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
bàn thành phố Thái Nguyên
Để có căn cứ để đưa ra giải pháp thì trong quá trình nghiên cứu chúng tôi có tiến hành điều tra ,đánh giá hệ thống phân bổ ngân sách nhà nước trên địa bàn Thái Nguyên. Việc điều tra mẫu được tiến hành với 30 người là những cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý NSNN ở văn phòng HĐND thành phố, văn phòng UBND thành phố, Phòng Tài chính- Kế hoạch,lãnh đạo UBND các phường xã trong thành phố. Phương pháp điều tra là sử dụng bảng câu hỏi in sẵn để những cán bộ đó nghiên cứu, đánh giá tính minh bạch, tính công bằng tính khoa học và hợp lý, sự phù hợp với tình hình thực tế của hệ thống quản lý NSNN trong giai đoạn 2010-2012
4.2.2. Định hướng và mục tiêu công tác phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
4.2.2.1. Định hướng công tác phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
a. Sớm khắc phục sự trùng lặp thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp TW và địa phương trong quyết định dự toán, điều chỉnh dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương
Xét trong quy trình ngân sách, thì lập dự toán được coi là khâu mở đầu có tầm quan trọng đặc biệt và đây là công việc bắt buộc phải thực hiện không thể thiếu trong công tác quản lý NS. Khâu lập dự toán NS ở Thành phố Thái Nguyên vẫn còn nhiều hạn chế. Để tránh sự trùng lặp thẩm quyền và nâng cao công tác lập dự toán, cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Để lập dự toán đúng luật, đúng thẩm quyền quy định cần phải nắm được Luật, chính sách, chế độ và thẩm quyền của mình, biết rõ nội dung, tỷ lệ % phân chia của từng khoản thu mà cấp NS được hưởng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
- Phải bám sát vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đề ra các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trước thời gian xây dựng dự toán để đảm bảo dự toán sát với thực tế, tránh tình trạng lập quá thấp, hoặc quá cao so với thực tế. Ngoài ra khi lập dự toán cần tính đến các chính sách thay đổi của Nhà nước có tác động trong năm kế hoạch, dựa vào tình hình thực hiện dự toán của năm trước.
- Từ thực trạng quản lý NS ở Thái Nguyên ta thấy, hàng năm hầu hết các khoản chi NS đều vượt dự toán được duyệt, đây là tồn tại tại cần quan tâm giải quyết. Vì vậy khi lập dự toán luôn phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, tính đến hiệu quả phân bổ nguồn lực, tính đến cơ cấu chi để bố trí nhu cầu chi hợp lý đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao. Dự toán chi NS phải đảm bảo nguyên tắc: tổng chi không được vượt quá tổng thu NS . đối với chi đầu tư phát triển việc lập dự toán phải căn cứ vào quy hoạch, chương trình, dự án đầu tư đã có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền và nằm trong kế hoạch đầu tư đã được HĐND quyết định. Ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện các chương trình dự án. Dự án chi thường xuyên phải căn cứ vào nguồn thu thường xuyên và tuân thủ theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Để đảm bảo chất lượng thời gian lập dự toán chính quyền cấp trên phải có biện pháp xử lý, kỷ luật rõ ràng, quy định văn bản đối với các trường hợp vi phạm trong lập dự toán như: lập dự toán quá xa so với thực tế, lập dự toán thời gian quá chậm so với quy định.
- Để tránh sai sót trong khâu lập dự toán phòng Tài chính cần thẩm định lại dự toán trước khi HĐND xét duyệt, thời gian các kỳ họp HĐND phải quy định sát với thời gian giao dự toán của các cấp ngân sách.
- Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả công tác lập và phê duyệt dự toán, quyết toán ngân sách cũng như thực hiện công khai dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
- Dự toán ngân sách cần được thảo luận công khai, dân chủ rộng rãi mới bao quát hết nguồn thu, nhiệm vụ chi, mọi người mới hiểu biết và thông cảm với khả năng ngân sách của địa phương, từ đó chủ động nâng cao trách nhiệm trong việc thu ngân sách cũng như sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các khoản chi ngân sách. Dự toán được lập chi tiết, cụ thể là thước đo công tác điều hành và quyết toán ngân sách, thuận tiện trong việc kiểm tra công tác điều hành và quyết toán ngân sách.
- Khắc phục tính lồng ghép trong hệ thống NSNN: Hệ thống NSNN hiện nay bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có HĐND (ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, ngân sách xã). Ngân sách cấp dưới là bộ phận hợp thành của ngân sách cấp trên. Quy định lồng ghép của hệ thống NSNN cơ bản đảm bảo tính thống nhất và tính tuân thủ của các cấp ngân sách. Tuy nhiên, cũng do tính lồng ghép này mà quy trình ngân sách khá phức tạp, thời gian xây dựng dự toán và quyết toán ngân sách dài, trong khi thời gian cho mỗi cấp ngân sách lại hạn chế, trách nhiệm của từng cấp không rõ ràng, không thực sự đảm bảo quyền tự chủ của cấp dưới. Nhiều khi địa phương quyết định không đúng với chỉ tiêu giao của ngân sách cấp trên, như chi đầu tư phát triển kinh tế, chi sự nghiệp giáo dục đào tạo.v.v.
Nhận thấy rõ lợi ích như vậy, song trong điều kiện hiện hiện nay thì chưa thể thực hiện ngay được mô hình không lồng ghép các cấp ngân sách do việc phân cấp kinh tế xã hội giữa các cấp chính quyền ở địa phương vẫn chưa thống nhất, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang thí điểm không tổ chức HĐND ở một số quận, huyện, phường theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa X, theo đó sẽ không có ngân sách ở một số quận, huyện, phường và sẽ rất phức tạp khi thiết kế nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương. Chính vì thế Nhà nước cần phải có một bước chuyển tiếp, hoặc sửa đổi một số nội dung của Luật NSNN cho sát với thực tế, như trong quá trình giao dự toán HĐND không quyết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
định mức chi cụ thể cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Có như vậy mới tạo quyền chủ động hơn cho chính quyền địa phương trong việc phê chuẩn dự toán, quyết toán ngân sách.
b. Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý, các phân cấp quản lý phân cấp quản lý ngân sách theo hướng phân cấp nhiều hơn cho địa phương nhằm phát huy quyền làm chủ, năng động, sáng tạo của địa phương
Nhằm thực hiện các mục tiêu cơ bản giai đoạn 2012 - 2016, thúc đẩy kinh tế Thái Nguyên tăng trưởng thì công tác quản lý NSNN trên địa bàn cần thiết phải được xây dựng hoàn thiện theo những định hướng chung như sau:
Xây dựng một nền tài chính vững mạnh để đảm bảo thực hiện được chức năng của ngành và đáp ứng yêu cầu của những mục tiêu nhiệm vụ đặt ra. Vừa nâng cao khả năng huy động cao các nguồn vốn tại chỗ, vừa nâng cao khả năng tiếp thu nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, tạo thành sức mạnh tổng hợp của hoạt động ngân sách trên địa bàn .Việc hoàn thiện công tác quản lý NSNN phải phù hợp với các qui định của Hiến pháp, Luật NSNN và các chính sách, chế độ quản lý NSNN và phải gắn với cơ chế quản lý kinh tế nói chung.
Đẩy mạnh hơn nữa việc phân cấp QLNS cho các phường và đơn vị theo hướng: phân cấp quản lý NSNN phải thực hiện đồng bộ, phù hợp và gắn với phân cấp quản lý hành chính về kinh tế - xã hội, gắn với sự phân chia quyền lợi về kinh tế - xã hội; phải đảm bảo tính tập trung thống nhất, đồng thời phải đảm bảo phát huy cao độ tính tự chủ, năng động, sức sáng tạo của cơ sở, đảm bảo thực quyền cho HĐND các cấp. Phân định rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSNN cho các phường và đơn vị để tăng cường tính chủ động của cơ sở, xác định rõ nhiệm vụ trọng yếu như nâng cao tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN, tập trung cho đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, trường học, trạm xá.
Đổi mới công tác quản lý thu - chi ngân sách theo hướng: thu NSNN trong sự phát triển bền vững, thu nhưng không làm suy yếu nguồn thu quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
trọng mà phải bồi dưỡng phát triển và mở rộng các nguồn thu một cách vững chắc, lâu bền; Thực hiện quản lý và điều hành một cách chặt chẽ các giai đoạn của chu trình ngân sách từ khâu lập dự toán, chấp hành ngân sách đến khâu quyết toán NS đảm bảo NS được quản lý chặt chẽ, hiệu quả.
Từng bước giảm tỷ trọng nguồn trợ cấp cân đối từ ngân sách cấp trên. đối với các phường xã trong thành phố. Góp phần phát triển sản xuất ngày càng tăng, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho việc công nghiệp hoá - hiện đại hoá thành phố.
4.2.2.2. Mục tiêu công tác phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Thứ nhất: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh của nhà nước và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.
Thứ hai: Phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền các cấp trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách cho cấp dưới phục vụ tốt nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, xoá đói giảm nghèo, góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển.
Thứ ba: Tăng tính hiệu quả của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa cấp tỉnh và cấp huyên, xã tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển; phát triển giáo dục, y tế, văn hoá xã hội, xoá đói giảm nghèo phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.
Thứ tư: Phân cấp nguồn thu chú ý đến vai trò của ngân sách cấp tỉnh, đảm bảo cho ngân sách cấp tỉnh giữa vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân sách địa phương đồng thời cũng chú trọng đến cấp huyện và xã, đặc biệt là cấp xã trên quan điểm ngân sách cấp tỉnh thực hiện những nhiệm vụ có tính chiến lược, tính bao quát vì ngân sách cấp xã là ngân sách cấp cơ sở, là nơi diễn ra các hoạt động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
kinh tế xã hội và cũng là nơi thực thi và kiểm nghiệm sự đúng đắn các chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước.
Thứ năm: Phân cấp nguồn thu giữa ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã theo hướng phải đảm bảo cho sự phát triển cân bằng, thúc đẩy một số xã, phường phấn đấu tăng thu để chủ động cân đối ngân sách.
Phân chia lại nguồn thu giữa các cấp ngân sách để tạo động lực cho các địa phương quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ hơn, chống thất thu ngân sách.
Thứ sáu: Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách cần chú trọng đến những vùng đặc biệt khó khăn. Đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa chi đầu tư và chi thường xuyên. Mở rộng hơn nhiệm vụ chi cho cấp xã trên cơ sở tăng nguồn thu giảm các nhiệm vụ có tính chất trung gian của cấp huyện để nâng cao trách nhiệm trong việc cải thiện chất lượng các dịch vụ cung cấp trực tiếp cho các xã như giáo dục, y tế, giao thông nông thôn.
Thứ bảy: Nâng cao kỹ năng lập, phân bổ và quyết toán ngân sách của các cấp ở địa phương.
4.3. Giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc của thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên