Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tâm lý giáo dục đại học (Trang 29 - 30)

d. Các quá trình nhận thức diễn ra trong hoạt động học tập của sinh vên.

2.3.2.Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Nghiên cứu khoa học (NCKH) là hoạt động tìm tòi, sáng tạo, phát minh nên nhất thiết phải có hai dấu hiệu cơ bản là tính mới mẻ và tính có chứng minh.

NCKH là một hình thức giáo dục, là phơng pháp hiệu quả nhất trong việc đào tạo chuyên gia có chất l−ợng ở đại học.

* Đặc điểm cơ bản của hoạt động NCKH của sinh viên ở tr−ờng đại học: - Phải phục vụ cho mục đích học tập;

- Nhận thức khoa học là những động cơ chủ yếu của hoạt động khoa học; - Hoạt động NCKH phải đ−ợc thực hiện d−ới sự h−ớng dẫn của giảng viên tr−ờng đại học;

- Hoạt động này mang tính độc lập về nghề nghiệp;

- NCKH góp phần mở rộng những tri thức giúp sinh viên giải quyết có kết quả các vấn đề, những tình huống có tính chất nghề nghiệp.

Hoạt động NCKH của sinh viên th−ờng đ−ợc bắt đầu từ hoạt động tái tạo (th−ờng thông qua việc thực hiện các bài tập lớn hay một báo cáo khoa học nho nhỏ..) và th−ờng trải qua hàng loạt các giai đoạn khác nhau. Mức độ cao của tính tích cực sáng tạo của sinh viên thể hiện ở việc họ biết tự đặt vấn đề một cách độc lập, tự tìm cách giải quyết vấn đề và lựa chọn phương án tối ưu.

Động cơ hoạt động NCKH của sinh viên thể hiện ở chỗ: do ham hiểu biết, sinh viên muốn tìm tòi, họ muốn hiểu đ−ợc ý nghĩa xã hội của hoạt

động và muốn tự khẳng định mình, muốn đóng góp sức lực của mình vào giải quyết các vấn đề đ−ợc đặt ra từ thực tiễn và trong khoa học. Không ít sinh viên đã tự giác và say mê tham gia NCKH (độc lập hoặc cùng với các giảng viên) ngay từ khi còn ngồi trên ghế tr−ờng đại học để chuẩn bị cho hoạt động thực tiễn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tâm lý giáo dục đại học (Trang 29 - 30)