27 theo cách gọi của PGs Hoàng Đạm trong “Ph c iu th c hành” (Nxb Âm nhạc, 1997).
2.3.3. Vấn đề ngắt chữ và nhắc lại câu thơ trong ca từ
Thủ pháp phức điệu, kỹ thuật đối âm đòi hỏi các bè phải có tiết tấu khác nhau.
Điều này ảnh hưởng hỗ tương tới việc ngắt chữ của ca từ (thường cũng là của câu thơ). Phức điệu giúp cho người nhạc sĩ có nhiều cơ hội để đưa ra những giải pháp ngắt chữ khác nhau cho câu thơ ca từ. Để phối hợp tốt giữa ngắt chữ với âm nhạc cần tham khảo những kiểu đảo chữ, nhắc lại trong các thể loại thơ khác nhau như: lục bát, thất ngôn bát cú,...Ví dụ, trong thơ lục bát, thường có các kiểu đảo như:
+ đảo bốn từ cuối lên đầu làm thành câu nhạc, sau đó nhắc lại cả câu lục xuôi chiều để làm thành câu nhạc thứ hai.
+ đảo cả sáu từ nhưng chia thành ba nhóm đều nhau. Cứ hai từ thêm tiếng đệm
để phổ thành một câu nhạc ngắn, sau đó nhắc lại cả sáu từ xuôi chiều; khi đó, hai từ đầu có thểđược nâng cao độ, còn bốn từ sau giữ nguyên giai điệu lẫn ca từ. Ví dụ, với lời thơ: “Đố ai quét sạch lá rừng”, ca từ được đảo theo kiểu nói trên sẽ là:
“Quét sạch iiiấy mấy lá rừng ứừđố ai/ Đố ai quét sạch ii ấy mấy lá rừng”
Và còn nhiều kiểu đảo chữ khác đối với thơ lục bát cũng như với các thể loại khác. Đối với việc nhắc lại câu thơ cũng có nhiều kiểu thường được sử dụng như: (lấy trường hợp thơ lục bát) nhắc lại toàn vẹn nhạc và lời của câu lục, nhắc lại bốn từ cuối của câu bát nhưng hạ thấp cao độ và tiết tấu đoạn cuối tương tự như câu lục bên trên,....Ngược với kiểu đảo chữ và nhắc lại là diễn câu nhạc theo trật tự của câu thơ nhưng có thêm tiếng đệm ởđầu, giữa hay cuối câu thơ nếu thấy cần. Đây là kiểu xuôi phù hợp với nhiều thể loại thơ khác nhau (4, 5, 6, 7, 8 chữ).
Tiểu kết chương 2
So với hòa âm tuy thủ pháp phức điệu ít được sử dụng trong các sáng tác hợp xướng được lưu hành tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng các tác giả đã vận dụng sáng tạo cho phù hợp với yêu cầu của nội dung tác phẩm, đặc biệt trong việc sử
dụng để giải quyết những khó khăn của ca từ tiếng Việt. Cũng xuất phát từ nhu cầu giải quyết những khó khăn về dấu giọng của ca từ, những quy tắc đối âm thường
được các tác giả Việt Nam áp dụng một cách linh hoạt như: dùng đổi chỗ quãng 4 bên cạnh kỹ thuật đổi chỗ quãng 8, 10, 12 như trong nhạc đối âm Tây Âu, sử dụng mô phỏng kiểu canon nhiều hơn canon thuần túy (loại đơn giản hoặc phức tạp), sử
dụng nốt pedal nhiều nhưng một phương tiện để tạo ra tính đa tiết tấu của âm nhạc phức điệu,...Các tác giả dùng phức điệu như một thủ pháp sáng tác hơn là một thể
loại âm nhạc nên ngay cả trong âm nhạc nhà thờ cũng hầu như không các tác phẩm hợp xướng thiên về phức điệu như: canon, motet, cantata, missa...Phát triển việc sử
dụng kỹ thuật đối âm trong các sáng tác hợp xướng Việt Nam là một điều cần thiết và phù hợp với tính đa dạng, biến đổi trong sự nhất quán của âm nhạc Việt (trường hợp lòng bản trong nhạc truyền thống).
KẾT LUẬN
Hòa âm và Phức điệu là hai thành tố quan trọng hàng đầu trong sáng tác và kỹ
thuật hợp xướng. Để có được một nền âm nhạc hợp xướng tốt, trước hết, chúng ta cần có những tác phẩm hợp xướng tốt bên cạnh việc phát triển các kỹ thuật hợp xướng như: khai thác các âm vực hợp xướng, pha trộn giọng, cân bằng giọng, phát âm ca từ, sự chính xác về tiết tấu, cách diễn cảm,...
Hòa âm và Phức điệu tuy tương phản nhưng lại bổ sung chặt chẽ cho nhau để
làm trọn vẹn chức năng tạo nên không gian âm nhạc (chiều dọc, chiều ngang). Đối với ai đã quen nghe nhạc hòa âm thì nhạc phức điệu có thể xa lạ. Tuy đã có một thời kỳ nhạc phức điệu được phát triển mạnh tại Tây Âu, nhất là trong phạm vi âm nhạc tôn giáo nhưng cho đến nay nó vẫn không trở nên quen thuộc với người phương Tây bằng nhạc hòa âm. Trong khi đó, âm nhạc châu Á nói chung và âm nhạc truyền thống Việt Nam nói riêng cho thấy có nhiều yếu tố phức điệu. Đó là một trong những lý do tại sao người phương Tây vẫn còn xa lạ với nhạc châu Á. Tuy vậy, ngày càng có nhiều nhà soạn nhạc phương Tây lẫn khán thính giả bình thường tìm
đến âm nhạc truyền thống Việt Nam cũng như các nền âm nhạc châu Á khác.
Nhạc hợp xướng của chúng ta nghe còn “Tây” quá bởi vì chú trọng nhiều đến hòa âm. Mặc dù đã có nhiều tác giả tìm cách tạo nét riêng cho hợp xướng Việt như
chúng tôi đã đề cập đến trong chương 1, mục 2 nhưng đó mới chỉ là “chiếc áo kiểu Tây được may bằng vải Việt”31. Để tạo nên một nét riêng bên cạnh việc bảo trì và phát triển nhạc hợp xướng Việt Nam, trong các sáng tác hợp xướng chúng ta nên lưu tâm đặc biệt đến tính phức điệu đặc biệt của nhạc dân tộc Việt và sự cân bằng giữa hòa âm với phức điệu.
31
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt