17 PGS TS Nguyễn Thị Nhung, “Giáo trình Phân tích tác phẩm âm nhạc – Quyển 1” (Nhạc viện HàN ội, 2006), tr
1.4.1. Hợp âm chồng quãng 4, quãng
Theo TS Phạm Phương Hoa, một trong những lựa chọn hàng đầu của các nhạc sĩ Việt Nam để phát triển hòa âm trong các tác phẩm khí nhạc là chồng quãng 4, một quãng được coi là đặc trưng nhất cho dân ca Việt Nam. Tác giả cũng đưa ra
những kết quả khảo sát việc dùng phối hợp quãng 4 với quãng 5 và quãng 4 với quãng 2 được dùng nhiều trong sáng tác khí nhạc Việt Nam19.
Cho đến nay, hợp âm chồng q. 4, q.5 mới chỉ được dùng rải rác trong một số
tác phẩm hợp xướng. Chưa đến 1/4 tác phẩm được dùng cho chuyên đề này có sử
dụng loại hợp âm chồng q.4 và q.5. Trong số đó, đáng chú ý nhất là cách dùng rất
độc đáo của loại hợp âm này trong “Đi chợ hoa” (Nguyễn Văn Nam): suốt 37 nhịp
đầu của đoạn A và 22 nhịp đầu của phần tái hiện A’ (kể từ n.119) tác giả cho các bè diễn nốt pedal hoặc âm hình trì tục chuyển động song song q.4 chồng lên q.5 hoặc ngược lại; riêng từ n.17 – 24 và n.44 – 55, bè Basso chuyển động song song quãng 5 với Tenor và bè Alto đi q.5 song song với Soprano khiến cho giữa bè Tenor và Alto có chuyển động q.4 song song (nói cách khác, chúng ta có hai q.5 và một q.4 chồng lên nhau); từ n.69 – 80, hợp âm được tạo thành từ các q.4 song song giữa Alto với Soprano chồng lên các q.5 song song giữa Tenor với Alto, sau đó ngược lại, các q.5 song song giữa Alto với Soprano chồng lên các q.4 song song giữa Tenor với Alto. Tác phẩm thứ 2 đáng chú ý với thủ pháp này là “Đi cấy – Đi cầy”
(HồĐăng Tín). Từ n.78 – 99 và n.127 – 130 tác giả sử dụng hai loại hợp âm: chồng ba quãng 4 (F – B – E – A) và (B –E – A – D), chồng hai quãng 4 trên một quãng 5 (A – E – A – D).
Ngoài ra loại hợp âm này vẫn chỉ mới được dùng rải rác: trong n.92 của “Bài ca tháng 5” (Hoàng Cương – hợp âm chồng hai quãng 4 cách nhau một quãng 2: F – Bb – C – F) hay ở n.132 của “Mẹ Quê hương” (Nguyễn Bách – hợp âm chồng hai quãng 4 cách nhau một quãng 3: G – C – E – A).
Cần phải phát triển việc dùng hợp âm chồng quãng 4 và quãng 5 vì hai quãng này phù hợp với thang điệu thức và cách diễn cảm truyền thống của người Việt20.
19Phạm Phương Hoa, “Một số thủ pháp sáng tác tiêu biểu trong âm nhạc thế kỷ XX” (Nxb Âm nhạc, 2013), tr.153 – 157. tr.153 – 157.
20Nguyễn Bách, “Âm nhạc trong tiếng rao hàng của người Việt”, Thông báo khoa học số 17/ tháng 1-4-2006, Viện Âm nhạc, Hà Nội. 2006, Viện Âm nhạc, Hà Nội.