Chồng âm, chồng hợp âm và hợp âm song song

Một phần của tài liệu một số vấn đề về hòa âm và phức điệu trong sáng tác hợp xướng của một số nhạc sĩ ở tp. hồ chí minh (Trang 32 - 33)

17 PGS TS Nguyễn Thị Nhung, “Giáo trình Phân tích tác phẩm âm nhạc – Quyển 1” (Nhạc viện HàN ội, 2006), tr

1.4.2. Chồng âm, chồng hợp âm và hợp âm song song

Cũng theo TS Phạm Phương Hoa21, một trong những thủ pháp hòa âm được dùng nhiều trong âm nhạc thế kỷ XX là chng âm chng hp âm. Về cách chồng âm, các tác giả sử dụng khá tự do, từ chồng quãng 2 đến quãng 4, quãng 5 và thậm chí không theo một quy tắc nhất định nào cả. Việc chồng hợp âm là một cách tạo sự

uyển chuyển, thoáng cho việc phát triển hợp âm trong các bè hợp xướng, đặc biệt vấn đề khó khăn về dấu giọng của tiếng Việt. Chúng ta nên phát triển thủ pháp này nhiều hơn nữa. Trong những tác phẩm khảo sát chúng tôi chỉ ghi nhận được hai tác phẩm có sử dụng chồng hợp âm, đó là: “Hành quân đêm” (Xuân Hồng – Minh Cầm) ở nhịp 107 [hai bè Nữ diễn hợp âm Fm, bậc IV chồng lên trên hợp âm Cm, bậc I do 2 bè Nam đảm nhiệm] và nhịp 112 [hai bè Nữ diễn hợp âm Cm, bậc I chồng lên trên hợp âm Fm, bậc IV do 2 bè Nam đảm nhiệm]; “Tr li Trường Sơn” (Thế Bảo), chương III, ở nhịp 126 – 128 và n.144 – 146 (hợp xướng dùng hợp âm Em và Em7, trong khi dàn nhạc dùng G – D9 – G), ở n.230 (hợp xướng: Em; dàn nhạc G6), ở n.236 (hợp xướng: Bm; dàn nhạc D)

Cách sử dụng hợp âm âm song song là một khuynh hướng hòa âm của thế kỷ

XX, khác biệt so với các thế kỷ trước22. Khuynh hướng này thường gặp trong khí nhạc. Ở “Cung đàn bc mnh” (Hải Linh), từ nhịp 116 – 140, n.202 – 241 có sử

dụng thủ pháp này; trong đó, 2 bè Nam đảm nhiệm các hợp âm song song đệm cho bè Nữ solo hoặc hát đồng âm. Đây là trường hợp duy nhất mà chúng tôi ghi nhận

được sau khi phân tích 18 tác phẩm đã chọn.

Tuy không phải là chuyển động tốt trong hòa âm và phức điệu nhưng chuyển

động song song hoặc cùng hướng giữa 4 bè (SATB) vẫn là lựa chọn hàng đầu của một số tác giả trước khó khăn về dấu giọng tiếng Việt. Do đó, hợp âm song song và chồng âm song song là một thủ pháp cần được lưu tâm.

21

Phạm Phương Hoa, “Một s th pháp sáng tác tiêu biu trong âm nhc thế k XX” (Nxb Âm nhạc, 2013), tr.86 – 92.

22

Một phần của tài liệu một số vấn đề về hòa âm và phức điệu trong sáng tác hợp xướng của một số nhạc sĩ ở tp. hồ chí minh (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)