27 theo cách gọi của PGs Hoàng Đạm trong “Ph c iu th c hành” (Nxb Âm nhạc, 1997).
2.3. GIẢI QUYẾT PHỨC ĐIỆU TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CA TỪ 1.Dùng nguyên âm thay cho t ừ ngữ
Một trong những đặc điểm vượt trội của phức điệu so với hòa âm là tính độc lập giữa các bè. Các kỹ thuật đối âm của âm nhạc phức điệu giúp cho các bè tuy có các bè tuy có giai điệu tương đối khác nhau nhưng vẫn có mối quan hệ khắng khít vì bè này thường mô phỏng ý nhạc của bè khác. Khi viết ca từ cho một đoạn nhạc hợp xướng viết theo phong cách phức điệu, chúng ta nên để bè mang giai điệu chính (bè khởi, P, xuất hiện trước tiên) giữ nguyên vẹn bản văn còn ở các bè khác, chỉ cần giữ lại những chữ căn bản nói lên được ý chính của câu văn, bỏ bớt những từ phụ
(trợ từ, thán từ,...) không cần thiết, và nếu cần thì thay bằng các nguyên âm. Đây là một cách để dễ thích ứng dấu giọng của ca từ với phần âm nhạc. Ngoài ra, trong thủ
pháp đối âm không mô phỏng (hay đối vị tương phản) khi các bè diễn nguyên âm bằng những nốt có trường độ lớn hơn bè chính (để có sự tương phản theo quy tắc
đối âm) thì bè chính lại nổi bật hơn và người nghe càng dễ nhận ra ca từ hơn. Chúng ta quan sát cách dùng này trong ví dụ 24, Phụ lục 2, tr. 11.
Ví dụ 24 – “Đi cấy – Đi cầy” – HồĐăng Tín
Nếu cho các bè nhập xướng hay kết thúc mà không mô phỏng theo quy tắc đối âm, nghĩa là mỗi bè cứ giữ nguyên ý nhạc khác nhau với ca từ khác nhau thì không khỏi gây rối cho người nghe. Việc dùng nguyên âm (hoặc từ đơn tận cùng bằng nguyên âm) thay cho từ ngữ phối hợp với quy tắc đối âm trong nhạc phức điệu sẽ
giúp giải quyết hiệu quả vấn đề dấu giọng, vốn vẫn là khó khăn hàng đầu khi sáng tác nhạc hợp xướng tiếng Việt.