Canon đơn giản

Một phần của tài liệu một số vấn đề về hòa âm và phức điệu trong sáng tác hợp xướng của một số nhạc sĩ ở tp. hồ chí minh (Trang 40 - 42)

27 theo cách gọi của PGs Hoàng Đạm trong “Ph c iu th c hành” (Nxb Âm nhạc, 1997).

2.2.2.1.Canon đơn giản

Trong sáng tác hợp xướng Việt Nam, các tác giả sử dụng chủ yếu loại canon

đơn giản hoặc mô phỏng kiểu canon. Canon đơn giản về cơ bản chính là mô phỏng

đơn giản nhưng nhắc lại nhiều lần hơn.

Suốt 14 nhịp, từ n.138 đến 152, của “Bch Đằng Giang” Trần Văn Tín dùng thủ pháp canon đơn giản bằng cách cho giọng Nam nhắc lại giọng Nữ gần như

nguyên vẹn (âm nhạc lẫn ca từ) và bất ngờ chuyển giọng cấp II1 (mục 1.3.2.1, trang 26). Sau đó, từ n. 153 - 165 tác phẩm tiếp tục được phát triển cũng bằng canon đơn giản. Trong “M Quê hương” (Nguyễn Bách), từ nhịp 36 – 52, tác giả cũng dùng canon đơn giản để bè Nam đuổi theo bè Nữ bằng giai điệu pha lẫn giữa điệu Nam, hơi Xuân (C – D – F – G – A) với hơi Oán (C – E – F – G – A). Mô phỏng kiểu canon được Nguyễn Văn Nam sử dụng từ n.57 – n.68 của Đi ch hoa” để khởi xướng đoạn B (tác phẩm có cấu trúc A – épigraphe 1 – B – épigraphe 2 – A’). (ví dụ 19, Ph lc 2, tr. 10). Trong tác phẩm này ông còn dùng mô phỏng kiểu canon nhiều lần ở n. 19 – 28, n. 95 – 101, n.165 – 171.

Ví d 19Đi ch hoa” – Nguyễn Văn Nam

30

Đèn cù” (Viết Chung) chúng ta cũng gặp thủ pháp mô phỏng kiểu canon khi vào đầu đoạn III (n.67) như trong ví dụ 20, Ph lc 2, tr. 10.

Ví d 20Đèn cù” – Viết Chung

Một dạng mô phỏng kiểu canon khác là lặp lại những motif ngắn đuổi theo trên các bè còn lại để tạo hiệu quả như tiếng vọng (ví dụ 21, Ph lc 2, tr. 10). Thủ

pháp này được không ít nhạc sĩ sáng tác hợp xướng áp dụng. Chẳng hạn, trong 1307 nhịp của toàn bộ“Truyn Kiu” (thơ: Nguyễn Du; nhạc: VũĐình Ân) có 869 nhịp viết cho hợp xướng thì đã có đến 157 (18%) nhịp sử dụng kiểu nhắc lại này.

Ví d 21“Vit Nam tiếng hát t trái tim” – Ca Lê Thuần

Canon đơn giản còn được các tác giả Việt Nam vận dụng một cách sáng tạo như trong ví dụ 22, Ph lc 2, tr. 11). Qua đó, hai bè Soprano được đuổi bởi hai bè Tenor và bè Alto được đuổi bởi bè Basso.

Ví d 22 “Hành quân đêm” – Xuân Hồng – Minh Cầm

Một phần của tài liệu một số vấn đề về hòa âm và phức điệu trong sáng tác hợp xướng của một số nhạc sĩ ở tp. hồ chí minh (Trang 40 - 42)