Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả các kết luận, kiến nghị, quyết định

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay (Trang 102)

chỉnh thì cũng giống nhƣ “tờ giấy đặt trong ngăn bàn” thì đối với kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý về của ngành thanh tra cũng vậy, nếu không đƣợc tôn trọng và thực hiện thì cũng không phát huy đƣợc vai trò, giá trị và không thể hiện đƣợc quyền lực nhà nƣớc. Kết quả theo dõi, đôn đốc, kiểm tra sau thanh tra có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quyết định hiệu lực hoạt động thanh tra nhà nƣớc đồng thời là dấu mốc xác định hoạt động của ngành thanh tra có đạt đƣợc hiệu quả đề ra hay không.

Bên cạnh những mặt đạt đƣợc, việc thực hiện các kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, hành vi tham nhũng,lãng phí còn nhiều bất cập, hạn chế cần có những giải pháp hoàn thiện cơ chế này, đảm bảo hiệu lực của hoạt động thanh tra.

Một là, hoàn thiện cơ sở pháp lý về theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc

thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý của thanh tra. Luật Thanh tra 2010 đã cố gắng nhất định về vấn đề này nhƣ: Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị, kết luận của Thanh tra Chính phủ. Tổng Thanh tra Chính phủ có quyền kiến nghị với Thủ tƣớng Chính phủ xem xét trách nhiệm, xử lý ngƣời thuộc thẩm quyền quản lý của Thủ tƣớng không thực hiện kết luận, kiến nghị, xử lý về thanh tra… Nhƣng trƣớc mắt, Thanh tra Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu, ban hành văn bản đầy đủ liên quan đến nội dung này, cụ thể nhƣ:

- Bổ sung các quy định về chế tài xử lý đối với các trƣờng hợp không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý của thanh tra. Đặc biệt là chế tài buộc Thủ trƣởng cơ quan quản lý chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện kết luận thanh tra và đối tƣợng thanh tra phải thực hiện kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra.

- Cần quy định thời gian cụ thể về thời gian về thực hiện các kết luận thanh tra đối với từng cấp, từng cơ quan và chế độ thông tin báo cáo giữa các cơ quan để có sự chỉ đạo, rà soát thực hiện các kết luận, kiến nghị thanh tra.

ban hành thông tƣ quy định và hƣớng dẫn quy trình xử lý sau thanh tra, bảo đảm xử lý sau thanh tra đƣợc thống nhất, đồng bộ và tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý của thanh tra nhà nƣớc.

Hai là, tăng cƣờng tổ chức thực hiện pháp luật về theo dõi, đôn đốc,

kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị và quyết định về thanh tra. Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, kết luận và quyết định xử lý sau khi thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN; tăng cƣờng trách nhiệm của Thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc; nâng cao chất lƣợng các kiến nghị, kết luận và quyết định về thanh tra cũng nhƣ xây dựng cơ chế thẩm định dự thảo các kiến nghị, kết luận, quyết định của thanh tra nhà nƣớc; thực hiện công khai, minh bạch kết luận, quyết định xử lý về thanh tra và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

Ba là, xây dựng quy chế phối hợp làm việc giữa các cơ quan thanh tra,

cơ quan điều tra, cơ quan kiểm sát, ngân hàng, kho bạc, mặt trận tổ quốc, công đoàn, đoàn thanh niên, thanh tra nhân dân, cơ quan báo chí… Cơ chế phối hợp cần xác định rõ vấn đề phạm vi, phƣơng thức, khung thời gian của các cơ quan trong việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý của thanh tra; trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; xử lý cán bộ Đảng sai phạm; tạm giữ và thu hồi tiền vi phạm, tranh thủ sự kiểm tra, giám sát của thanh tra nhân dân và các tổ chức trong việc thực hiện các kiến nghị, quyết định của ngành thanh tra [37, tr.106].

3.2.4. Nâng cao năng lực, đạo đức và có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay (Trang 102)