Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay (Trang 100)

Đổi mới tổ chức, hoạt động ngành thanh tra, cơ chế phối hợp trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN có ý nghĩa lớn trong việc giữ vững và phát huy vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong PCTN. Song, nó mới đạt một nửa của yêu cầu, nửa còn lại phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của pháp luật về PCTN. Hay nói cách khác, thanh tra nhà nƣớc chỉ có thể phát huy tốt nhất hiệu quả PCTN khi pháp luật về PCTN đƣợc hoàn thiện. Chiến lƣợc Quốc gia về PCTN đến năm 2020 nhận định một trong những nguyên nhân của tình trạng tham nhũng hiện nay là do pháp luật về PCTN chƣa hoàn thiện và đồng bộ. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về PCTN, trƣớc hết là Luật PCTN, các nghị định hƣớng dẫn và các văn bản có liên quan.

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về phòng ngừa tham nhũng.

Hoàn thiện các quy định về công khai, minh bạch trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị tại các điều 12, điều 14, điều 18, điều 21, điều 26 và điều 30 Luật PCTN: sửa đổi các quy định về công khai, minh bạch, sửa đổi bổ sung các quy định về bảo vệ bí mật của nhà nƣớc cũng nhƣ tăng hình thức chế tài đối với các hành vi vi phạm về công khai, minh bạch. Muốn ngăn ngừa tham nhũng cần minh bạch, nhất là trong lĩnh vực quản lý và sử dụng vốn nhà nƣớc, xây dựng, đất đai, tổ chức cán bộ…Bên cạnh đó xác định rõ các lĩnh

vực thuộc bí mật nhà nƣớc để tránh nguy cơ lợi dụng bí mật nhà nƣớc để bƣng bít thông tin cần phải công khai, trốn tránh trách nhiệm giải trình.

Sửa đổi bổ sung các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn, minh bạch hóa tài sản, nhu nhập của cán bộ, công chức. Đặc biệt cần bổ sung quy định về trách nhiệm của ngƣời đứng đầu đơn vị xảy ra tham nhũng. Hiện nay chế tài dành cho ngƣời đứng đầu cơ quan để xảy ra tham nhũng chƣa rõ ràng, chƣa đủ mạnh, nhiều trƣờng hợp trách nhiệm cá nhân ngƣời đứng đầu bị chuyển sang cho trách nhiệm tập thể.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về phát hiện và xử lý tham nhũng. Nếu

các biện pháp ngăn ngừa có hiệu quả, tham nhũng sẽ ít hơn về số vụ, tính nghiêm trọng, tuy nhiên hiện nay việc ngăn ngừa chƣa hiệu quả nên cần hoàn thiện các quy định để phát hiện nhiều hành vi tham nhũng, xử lý nghiêm các hành vi này.

Sửa đổi, bổ sung khái niệm về tham nhũng, nghiên cứu bổ sung quy định tham nhũng trong khu vực tƣ (quy định tại điều 1 và điều 3 Luật PCTN) và tăng các hành vi tham nhũng trong Luật PCTN (hiện nay có 12 hành vi) và nâng một số hành vi tham nhũng có mức độ nguy hiểm trong Luật PCTN lên thành tội phạm trong BLHS (hiện nay mới chỉ có 7 tội đƣợc quy định từ điều 278 đến điều 284).

Việc xác định các dấu hiệu tội phạm tham nhũng, đặc trƣng cấu thành tội phạm tham nhũng hiện nay còn có nhiều cách hiểu khác nhau, việc áp dụng khác nhau vì vậy cần xây dựng, ban hành các văn bản hƣớng dẫn cụ thể về dấu hiệu tham nhũng, hành vi tham nhũng để thuận lợi trong quá trình áp dụng. Bên cạnh đó, cần cụ thể hóa và hoàn thiện các quy định về bảo vệ nhân chứng, ngƣời tố giác tham nhũng tránh hành vi trả thù.

Thứ ba, hoàn thiện các quy định của các cơ quan PCTN: cần thành lập

kiện toàn các Ban chỉ đạo PCTN ở cấp trung ƣơng, địa phƣơng và các cơ quan PCTN độc lập.

Thứ tư, nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện pháp luật PCTN theo

hƣớng tăng hình thức phạt tiền; miễn trách nhiệm hình sự hoặc giảm hình phạt đối với những đối tƣợng đã thực hiện hành vi tham nhũng nhƣng chủ động khai báo, hợp tác trong điều tra, khắc phục hậu quả; hoàn thiện quy định xử lý tài sản tham nhũng; bổ sung quy định nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, bảo đảm cho việc thu hồi, tịch thu tài sản do tham nhũng mà có.

Thứ năm, vấn đề con ngƣời là nhân tố quyết định sự thành công của sự

nghiệp PCTN, trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp hoặc gián tiếp làm công tác PCTN. Vì vậy, cần đẩy mạnh đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về PCTN, phẩm chất chính trị, bản lĩnh đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử về tham nhũng để họ có đủ tài và đức để thực thi công vụ khách quan, trung thực.

Thứ sáu, nghiên cứu xây dựng chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý, đồng

thời tăng cƣờng chế độ trách nhiệm và xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức trong các cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng.

Ngoài ra, cần hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị

chuyên trách chống tham nhũng trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin, tố cáo về tham nhũng, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng; tăng cƣờng trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại. Đồng thời, nghiên cứu từng bƣớc áp dụng các biện pháp, kỹ thuật điều tra đặc biệt với trình tự, thủ tục, điều kiện chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả phát hiện hành vi tham nhũng.

3.2.3. Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả các kết luận, kiến nghị, quyết định của thanh tra nhà nước về tham nhũng

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)