Thực tế vai trò của thanhtra nhà nƣớc trong

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay (Trang 60)

tham nhũng

2.2.1. Thực tế vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra

Từ năm 2009 đến hết tháng 6 năm 2014, ngành thanh tra tiếp tục có những đóng góp quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc và PCTN. Trong hoạt động thanh tra về kinh tế - xã hội, hàng năm toàn ngành đã tiến hành thanh tra hàng ngàn cuộc trên nhiều lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, điện lực, quản lý và sử dụng đất đai, việc thực hiện các chƣơng trình, dự án, cụ thể:

- Năm 2009, ngành thanh tra đã triển khai 3.745 cuộc thanh tra trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, 10.037 cuộc thanh tra kinh tế - xã hội và 46.690 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã phát hiện nhiều tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trên các lĩnh vực; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 829 tập thể, 3.186 cá nhân; xử phạt vi phạm hành chính 103.405 tổ chức, cá nhân; đặc biệt qua thanh tra phát hiện và chuyển cơ quan điều tra xử lý 95 vụ việc, 112 cá nhân có dấu hiệu tham nhũng [27, tr. 22].

- Năm 2010, toàn ngành thanh tra đã triển khai 102.845 cuộc thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, quản lý kinh tế xã hội, trong đó 2.672 cuộc thanh tra trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, 11.147 cuộc thanh tra kinh tế - xã hội và 89.026 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã phát hiện thiếu sót, sai phạm về kinh tế là 7.815 tỷ đồng, 27.862 ha đất các loại; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nƣớc 3.567,1 tỷ đồng, 21.693 ha đất (đã thu hồi đƣợc 493,25 tỷ đồng, 2.307 ha đất); xử phạt

vi phạm hành chính 908,5 tỷ đồng; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 4.246,7 tỷ đồng; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 830 tập thể, 2.849 cá nhân; xử phạt vi phạm hành chính 112.074 tổ chức, cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 62 vụ việc và 78 cá nhân có dấu hiệu tham nhũng [28, tr.11].

- Năm 2011, toàn ngành thanh tra đã triển khai 75.600 cuộc thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, quản lý kinh tế xã hội, trong đó 8.875 cuộc thanh tra hành chính và 66.725 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã phát hiện thiếu sót, sai phạm về kinh tế là 8.507 tỷ đồng, 286.408 ha đất các loại; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nƣớc 5.123 tỷ đồng, 11.845 ha đất (đã thu hồi đƣợc 776 tỷ đồng, 981 ha đất); xử phạt vi phạm hành chính 8.011 tỷ đồng; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 3.473 tỷ đồng; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 1.363 tập thể, 2.180 cá nhân; xử phạt vi phạm hành chính 166.151 tổ chức, cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 83 vụ việc, 102 ngƣời có dấu hiệu tham nhũng [29, tr.17].

- Năm 2012, toàn ngành đã triển khai 9.685 cuộc thanh tra hành chính (thanh tra hành chính 7.654 cuộc; kiểm tra trách nhiệm 2.031 cuộc) trên các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, quản lý kinh tế xã hội và 168.702 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành của 527.544 tổ chức, cá nhân. Qua thanh tra đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nƣớc 29.866 tỷ đồng (thanh tra hành chính 19.384 tỷ; thanh tra, kiểm tra chuyên ngành 10.482 tỷ), 1.530 ha đất; xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 13.192 tỷ đồng. Tổng số tiền đã thu 15.346 tỷ đồng (thanh tra hành chính thu 2.994 tỷ đồng và thanh tra chuyên ngành thu 12.352 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 35,73%; đã thu 1.275 ha đất, đạt tỷ lệ 83,17%); xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý 31.129 tỷ đồng, đã xử lý 21.549 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 69,22%, kiến nghị xử lý kỷ

luật hành chính đối với 1.033 tập thể, 2.212 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý đối với 59 vụ việc, 104 ngƣời có các hành vi tham nhũng, làm trái các quy định của nhà nƣớc về quản lý kinh tế [31, tr.13].

- Năm 2013, toàn ngành đã triển khai 6.133 cuộc thanh tra hành chính và 197.690 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm 327.014 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nƣớc 25.226 tỷ đồng, 3.653 ha đất; xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 3.095 tỷ đồng; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý 8.283 tỷ đồng, 428 ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 1.586 tập thể, 2.675 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 72 vụ việc, 75 ngƣời. Đặc biệt, trong số này có nhiều vụ “đình đám” có sự góp sức của thanh tra nhà nƣớc nhƣ vụ Nguyễn Đức Kiên, vụ Huỳnh Thị Huyền nhƣ…phát hiện sai phạm, tham ô hàng chục nghìn tỷ đồng, đề nghị khởi tố hơn 10 bị can [32, tr.20].

- Sáu tháng đầu năm 2014, theo số liệu mới nhất cho thấy ngành thanh tra đã triển khai gần 3.400 cuộc thanh tra hành chính và hơn 85.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tại gần 391.000 tổ chức, cá nhân. Qua thanh tra, phát hiện gần 300.000 tổ chức, cá nhân có vi phạm với số tiền gần 5.200 tỷ đồng. Xử lý tham nhũng là hoạt động trọng tâm của các cơ quan thanh tra. Trong 6 tháng đầu năm, các cơ quan điều tra đã thụ lý gần 300 vụ, hơn 800 bị can phạm tội tham nhũng, gây thiệt hại hơn 2.300 tỷ đồng và hơn 11 ha đất; thu hồi gần 500 tỷ đồng và 8 ha đất, trong đó thanh tra nhà nƣớc chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra là 45 vụ và 43 ngƣời [33, tr.10].

Kết quả phát hiện, xử lý hoặc chuyển hồ sơ đề nghị khởi tố các hành vi tham nhũng của ngành thanh tra từ năm 2009 đến hết tháng 6 năm 2014 đƣợc thể hiện thông qua một số số liệu cơ bản sau đây:

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp số liệu PCTN của ngành thanh tra thông qua công tác thanh tra từ năm 2009 đến hết tháng 6 năm 2014

Năm Số vụ Số tiền sai phạm (tỷ đồng) Xử lý kỷ luật Đề nghị khởi tố Tập thể nhân Số vụ Số người 2009 122 6.100 829 3.186 92 115 2010 150 7.815 791 2.849 62 78 2011 161 8.507 1.363 2.180 83 102 2012 156 29.866 1.033 2.212 59 104 2013 178 25.226 1.586 2.675 72 75 Quý I+II/2014 83 16.320 812 1.510 45 43 Tổng số 850 93.834 6.414 14.612 413 517 Nguồn: [27]; [28]; [29]; [31]; [32]. 6 .1 0 0 7 .8 1 5 8 .5 0 7 2 9 .8 6 6 2 5 .2 2 6 1 6 .3 2 3301 2927 2282 2316 2750 1553 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 0.000 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 2009 2010 2011 2012 2013 Quý I + II/2014 Người Tỷ đồng Số tiền (Tỷ đồng ) Số người bị XLKL và ĐNKT

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện số tiền, số người bị kỷ luật và đề nghị khởi tố do tham nhũng của ngành thanh tra thông qua công tác thanh tra

từ năm 2009 đến hết tháng 6 năm 2014

Nhìn vào kết quả trên ta thấy:

Một là, số vụ, số ngƣời có hành vi tham nhũng thông qua hoạt động

thanh tra tăng lên hàng năm tăng lên. Điều này nói lên hiệu quả thanh tra, hiệu quả PCTN có tăng lên do ngành thanh tra đẩy mạnh về số lƣợng, chất lƣợng các cuộc thanh tra, năng lực cán bộ thanh tra tăng lên… Song nó cũng phản ánh một thực tế là tình trạng tham nhũng vẫn phức tạp và có chiều hƣớng tăng, vấn đề là có phát hiện đƣợc hay không.

Hai là, qua 5 năm, riêng giá trị tài sản tham nhũng bằng tiền (không tính

tài sản là giá trị quyền sử dụng đất, ngoại tệ) bị thanh tra phát hiện đã tăng hơn 4 lần (hơn 6 nghìn tỷ năm 2009 lên hơn 25 nghìn tỷ năm 2013), riêng 6 tháng đầu năm 2014 đã gấp gần 3 lần năm 2009. Từ năm 2012 đến nay, giá trị tài sản tham nhũng tăng đột biến do thanh tra phát hiện nhiều vụ án tham nhũng quy mô lớn. Đây chỉ là con số của ngành thanh tra, không bao gồm tài sản mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát hiện và tài sản tham nhũng không bị phát hiện. Đây thực sự là vấn đề đáng lo ngại trong điều kiện nƣớc ta còn nghèo, đang tích cực thu hút vốn đầu tƣ và thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp.

Ba là, số lƣợng vụ và số ngƣời bị đề nghị khởi tố chiếm tỷ lệ thấp so

với số tập thể, cá nhân bị xử lý hành chính. Điều này đƣợc lý giải bởi có nhiều vụ tham nhũng ở mức độ nhẹ, chƣa đủ cấu thành tội phạm, song cũng thể hiện một sự thật là tính quyết liệt của thanh tra chƣa cao, thanh tra chƣa triệt để, còn nặng về việc xử lý nội bộ cũng nhƣ quá trình phối hợp với các cơ quan tố tụng còn nhiều vƣớng mắc.

Tóm lại, qua 5 năm hoạt động thanh tra tiếp tục có chuyển biến tích cực, công tác thanh tra đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác quản lý nhà nƣớc. Nội dung thanh tra từng năm theo đúng định hƣớng, đi sâu vào việc chấp hành chính sách, pháp luật và công tác quản lý nhà nƣớc của các cấp, các ngành; việc quản lý, sử dụng vốn của các doanh nghiệp nhà nƣớc; việc thực hiện các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và nhất là đã triển

khai đƣợc công tác thanh tra chuyên đề diện rộng về quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai. Qua thanh tra, đã phát hiện, xử lý đƣợc nhiều vi phạm pháp luật, đề xuất nhiều kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục những bất cập, sơ hở trong quản lý và trong ban hành chính sách, pháp luật.

Tuy nhiên, một số bộ, ngành, địa phƣơng triển khai kế hoạch thanh tra còn chậm, lúng túng (nhất là thanh tra chuyên đề về đất đai); việc xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra chƣa đƣợc khắc phục triệt để; một số cuộc thanh tra còn kéo dài. Việc kiểm tra, giám sát, đánh giá rút kinh nghiệm từ các cuộc thanh tra chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc; việc đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra tuy đã có cố gắng nhƣng nhìn chung còn chậm, chƣa triệt để, tỷ lệ thu hồi sau thanh tra đạt tỷ lệ thấp.

Thanh tra trách nhiệm triển khai nhiều, nhƣng hiệu quả chƣa cao, sự tác động và chuyển biến sau thanh tra còn chậm. Trong thanh tra chuyên ngành gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc cả về tổ chức và hoạt động; hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành còn chậm. Công tác quản lý nhà nƣớc về thanh tra vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, kết quả đạt đƣợc còn ở mức khiêm tốn. Sự phối hợp, kết hợp trong công tác thanh tra có có lúc chƣa chặt chẽ, đòi hỏi phải đƣợc tăng cƣờng, củng cố trong thời gian tới.

2.2.2. Thực tế vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo

Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo không chỉ bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, đảm bảo trật tự quản lý nhà nƣớc mà còn góp phần to lớn trong công cuộc PCTN. Từ năm 2009 đến hết tháng 6 năm 2014, thanh tra nhà nƣớc đã tiếp hàng trăm ngàn lƣợt công dân, tiếp nhận hàng chục nghìn đơn, thƣ khiếu nại, tố cáo. Qua hoạt động đó, thanh tra phát hiện, xử lý hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý nhiều vụ tham nhũng, điển hình là các năm:

khiếu nại, tố cáo, với 3.214 đoàn đông ngƣời; tiếp nhận, xử lý 170.704 đơn thƣ khiếu nại, tố cáo; giải quyết 70.040 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; kiểm tra rà soát, xác định số vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, bức xúc, kéo dài, trong đó, có 1.692 vụ việc cần phải kiểm tra, xem xét lại; đã xây dựng kế hoạch và giải quyết đƣợc 1.037 vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài. Trong đó riêng Thanh tra Chính phủ đã xử lý 21.565 trong tổng số 22.645 đơn thƣ tiếp nhận (giảm 48,8% so với năm 2009), trong đó 7.115 (31,42%) đơn đủ điều kiện xử lý; còn lại là đơn trùng lặp, đơn nặc danh, đơn không rõ nội dung và địa chỉ ngƣời tố cáo. Thanh tra Chính phủ đã thanh tra, kiểm tra, xem xét 362 vụ việc, trong đó có 88 vụ việc Thủ tƣớng Chính phủ giao (đã báo cáo Thủ tƣớng 69 vụ việc).

Kết quả là trong năm 2010, ngành thanh tra phát hiện 133 vụ tham nhũng, 193 ngƣời có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tài sản là 633,7 tỷ đồng, đã thu 122,2 tỷ đồng, kiến nghị xử lý hành chính đối với 53 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra hình sự 21 vụ, 30 ngƣời, xử lý trách nhiệm 13 ngƣời đứng đầu. Trong đó, một số vụ điển hình có sự tham gia hiệu quả của thanh tra nhà nƣớc nhƣ đã đƣợc phát hiện và và khởi tố một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng nhƣ: vụ thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tại Công ty cổ phần hàng không Jetstar Pacific; vụ nhận hối lộ của Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV). Một số vụ án, vụ việc có dấu hiệu tham nhũng liên quan đến nƣớc ngoài nhƣ vụ lợi dụng ảnh hƣởng đối với ngƣời có chức vụ, quyền hạn để trục lợi của Giám đốc Ban quản lý Dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trƣờng nƣớc - TP. Hồ Chí Minh... [28, tr.31]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Năm 2011, khiếu nại, tố cáo có giảm về số lƣợng đơn thƣ nhƣng số vụ việc, số đoàn đông ngƣời tăng. Tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn còn nhiều phức tạp và thƣờng xẩy ra ở những địa bàn công tác quản lý nhà nƣớc còn nhiều bất cập hoặc địa bàn triển khai nhiều dự án có thu hồi đất của ngƣời dân. Bên cạnh đó, trong một số thời điểm có diễn ra sự kiện chính trị - xã hội

quan trọng (bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2011-2016) số lƣợt công dân (và đoàn đông ngƣời) cũng nhƣ số lƣợng đơn thƣ khiếu nại, tố cáo có tăng đột biến. Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ ban hành nhiều kế hoạch về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thành lập các tổ công tác kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 và việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, bức xúc, kéo dài tại nhiều địa phƣơng.

Kết quả năm 2011: Thanh tra Chính phủ đã chỉ đạo tăng cƣờng thanh tra, phát hiện các hành vi tham nhũng để xử lý kịp thời, đồng thời tổng hợp kết quả công tác PCTN của các cơ quan chức năng để báo cáo Chính phủ. Tổng kết năm, ngành Thanh tra phát hiện 150 vụ, 320 ngƣời có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tài sản là 267.411 triệu đồng 9,4 ha đất; kiến nghị thu hồi 263.370 triệu đồng, 6,3 ha đất; đã thu 79.530 triệu đồng, kiến nghị xử lý hành chính đối với 11 tập thể, 134 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra hình sự 76 vụ, 159 ngƣời, xử lý trách nhiệm 32 ngƣời đứng đầu. Một số Bộ, ngành, địa phƣơng tích cực phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng nhƣ: Bộ Công thƣơng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, các tỉnh Ninh Thuận, Nghệ An, Bình Định, Tiền Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp… [31, tr.28].

- Năm 2013 các cơ quan nhà nƣớc đã tiếp 380.331 lƣợt công dân đến khiếu nại, tố cáo (giảm 2% so với năm 2012), với 4.481 đoàn đông ngƣời (giảm 1,2%)

Các cơ quan hành chính nhà nƣớc tiếp nhận, xử lý 215.789 đơn thƣ khiếu nại, tố cáo. Các cơ quan hành chính nhà nƣớc đã giải quyết 39.013/43.932 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, trách nhiệm đƣợc giao, đạt tỷ lệ trên 88,8%. Trong đó Thanh tra Chính phủ đã xử lý 16.553 trong tổng số 16.903 đơn

thƣ tiếp nhận, trong đó có 5.124 (chiếm 31%) đơn đủ điều kiện xử lý (có 4.096

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay (Trang 60)