Một số kinh nghiệm nƣớc ngoài về phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay (Trang 47)

1.3.1. Một số kinh nghiệm nước ngoài về phòng, chống tham nhũng

1.3.1.1. Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng ở Trung Quốc

Cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Chính phủ Trung Quốc đã thu đƣợc những kết quả quan trọng giúp tăng tính minh bạch và cải thiện hình ảnh của Chính phủ trong dân chúng. Hàng trăm quan chức tham nhũng đã bị trừng phạt vì đã nhận hối lộ, chiếm đoạt tài sản nhà nƣớc hoặc xâm hại lợi ích của nhân dân.

Ban Thanh tra đã điều tra nhiều vụ việc trực tiếp ảnh hƣớng tới “túi tiền” của ngƣời dân, đặc biệt là các loại lệ phí bất hợp pháp do các tổ chức giáo dục và y tế tự tiện áp đặt. Chiến dịch loại bỏ các loại lệ phí trái phép cũng đòi hỏi chính quyền địa phƣơng sửa đổi 382 điều quy định trái với các chính sách của Chính phủ về lệ phí giáo dục. Đến nay, hơn 1.448 khoản lệ phí trái phép đã bị xóa.

Ban thanh tra cũng kiểm tra hiệu quả hoạt động của các chính quyền địa phƣơng và các doanh nghiệp nhà nƣớc để bảo đảm rằng các quan chức và các nhà quản lý doanh nghiệp đã tạo ra sự minh bạch về quyền hạn quản lý cho ngƣời dân có thể giám sát. Chính quyền Trung Quốc đã có quyết định thay thế ngƣời đứng đầu các cơ quan chống tham nhũng của một số thành phố lớn nhƣ Bắc Kinh, Thƣợng Hải, Thiên Tân…

Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc cũng luôn coi trọng việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, giáo dục chính trị tƣ tƣởng và tác phong liêm chính trong toàn Đảng, bởi theo họ giáo dục đạo đức là hàng đầu, tu dƣỡng bản thân là cơ bản. Vì vậy, Trung Quốc đã tăng cƣờng giáo dục lý luận để nâng cao nhận thức về bản chất trong sáng của Đảng cũng nhƣ phẩm chất đạo đức, tác phong liêm chính trong mỗi cán bộ, đảng viên; giáo dục tác phong sống giản dị, lành mạnh, đồng cam cộng khổ với nhân dân của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, có chức, có quyền, có điều kiện nhận hối lộ; giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật.

Nhờ việc áp dụng các biện pháp mạnh tay này mà nạn tham nhũng ở Trung Quốc tuy ở mức cao nhƣng bƣớc đầu đã đƣợc kiểm soát.

1.3.1.2. Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng ở Singapore

Trong bảng xếp hạng của Tổ chức minh bạch thế giới, Singapore thƣờng nằm trong nhóm các nƣớc ít tham nhũng nhất thế giới (năm 2012, Singapore đứng thứ năm trong nhóm nƣớc trong sạch nhất, chỉ sau Đan Mạch, Phần Lan, New Zealand và Thụy Điển).

Để có vị trí này, Singapore đã trải qua một quá trình chống tham nhũng không ít khó khăn. Khi đảng Nhân dân hành động (PAP) của ông Lý Quang Diệu lên lắm quyền, họ nhận thức rằng phải chống tham nhũng thì mới đạt đƣợc mục tiêu phát triển. Trong ba yếu tố tạo nên tham nhũng, ban đầu Singapore chƣa thể làm gì với yếu tố lƣơng bổng vì năm 1960, Singapore vẫn

là nƣớc nghèo với GDP trên đầu ngƣời chỉ 443 USD/năm. Vì vậy, Chính phủ tập trung vào hai yếu tố gây tham nhũng còn lại: giảm thiểu cơ hội tham nhũng và tăng cƣờng hình phạt.

Theo luật của Singapore, một ngƣời có thể bị khép tội tham nhũng ngay cả khi ngƣời đó chƣa nhận tiền hối lộ, vì ý định phạm pháp đã đủ để khép tội ngƣời này. Công dân Singapore phạm tội nhận hối lộ ở nƣớc ngoài cũng bị xử nhƣ phạm pháp trong nƣớc. Khi bị cáo qua đời, để tránh tình trạng “hy sinh đời bố, củng cố đời con, tòa án có quyền ra lệnh trưng thu tài sản có được từ

tham nhũng cho đến khi nào đủ mới thôi” [24, tr.218].

1.3.1.3. Kinh nghiệm chống tham nhũng từ Hồng Kông

Đặc khu Hồng Kông, Trung Quốc, 40 năm về trƣớc, từng là một trong những thành phố có tỷ lệ tham nhũng cao nhất thế giới, nhƣng nay trở thành miền đất dữ đối với các tham quan. Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, Hồng Kông của những năm 70 thế kỷ trƣớc giống nhƣ Argentina ngày nay thuộc hàng các nƣớc có tỷ lệ tham nhũng cao, chỉ đạt mức điểm 34/100 và xếp thứ 106. Thế nhƣng sau 40 năm, nƣớc này đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc, đạt mức điểm 75, đứng thứ 15 trên 177 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc diện điều tra, trên cả Nhật Bản (thứ 18) và Mỹ (thứ 19).

Quá trình thay đổi chỉ đƣợc bắt đầu từ sau các cuộc biểu tình của cƣ dân Hồng Kông năm 1974, vào lúc cảnh sát trƣởng thành phố Peter Godber bỏ trốn khi bị điều tra với các cáo buộc tham nhũng.

Vụ việc này buộc chính quyền thành phố thành lập Ủy ban độc lập chống tham nhũng (ICAC), với quyền hạn điều tra rộng khắp. Những thay đổi này không chỉ nhằm vào các quan chức. Cách tiếp cận của Hồng Kông có ba hƣớng chính, bao gồm biện pháp trừng phạt, công tác giáo dục và phƣơng án phòng ngừa.

ICAC hƣ cấu ra các tình huống đạo đức khó xử mà nhân vật trung thực luôn là ngƣời chiến thắng. Sau khi áp dụng biện pháp trên với hai thế hệ, thái độ của ngƣời dân Hông Kông trƣớc vấn đề tham nhũng đã có sự biến chuyển lớn. Từ giáo dục, hiện na ngƣời dân Hồng Kông không khoan dung trƣớc các hành vi phạm luật còn có tác dụng tăng cƣờng nền tảng đạo đức của xã hội trên cả việc công cũng nhƣ việc tƣ. Những ngƣời phạm luật sẽ bị bạn bè, đồng nghiệp đặt biệt danh và sỉ nhục.

1.3.2. Giá trị tham khảo đối với thanh tra nhà nước ở Việt Nam

Qua nghiên cứu khái quát về các chủ trƣơng, giải pháp PCTN của một số nƣớc, có thể rút ra vài bài học kinh nghiệm cho thanh tra nhà nƣớc ở Việt Nam để ngày càng làm tốt hơn vai trò của mình trong thời gian tới.

Thứ nhất, các nƣớc đều quyết tâm chống tham nhũng nhƣng mức độ

quyết tâm khác nhau, trong đó, nƣớc nào có ban lãnh đạo tối cao và ngƣời đứng đầu thực sự quyết tâm chống tham nhũng, không nƣơng nhẹ khi xử lý những quan chức cấp cao tham nhũng và bản thân họ thực sự liêm khiết, thì cuộc đấu tranh ở nƣớc đó sẽ có hiệu quả cao (Singapo), số vụ tham nhũng giảm nhiều. Vì vậy, thanh tra nhà nƣớc cần chống tham nhũng quyết liệt, tham mƣu cho Đảng, Nhà nƣớc các biện pháp hữu hiệu để chống tham nhũng.

Thứ hai,thanh tra nhà nƣớc cần xác định chống tham nhũng là công

việc lâu dài, phải tiến hành thƣờng xuyên, liên tục, nếu lơ là thì tham nhũng sẽ trỗi dậy ngay.

Thứ ba, trong đấu tranh chống tham nhũng, phòng ngừa là giải pháp cơ

bản, có tính chiến lƣợc và mang lại hiệu quả cao. Để phòng ngừa tốt, thanh tra cần chú ý tham mƣu, kiến nghị, triển khai việc giáo dục đạo đức và quản lý chặt chẽ đội ngũ công chức; thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, nhất là hoạt động tài chính, tuyển dụng, đề bạt công chức.

Thứ tư, các nƣớc đang phát triển và kém phát triển coi trọng việc thành lập các cơ quan chống tham nhũng chuyên trách có quyền lực lớn. Vì vậy, trong phạm vi của mình, ngành thanh tra cần xây dựng, hoàn thiện các cơ quan chuyên trách chống tham nhũng ở cả phƣơng diện tổ chức, quyền hạn và hoạt động. Trƣớc mắt cần củng cố, kiện toàn Cục Chống tham nhũng, về lâu dài cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng các thiết chế chống tham nhũng độc lập khác trong ngành thanh tra.

Kết luận chƣơng 1

Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận về tham nhũng, tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nƣớc cho thấy thanh tra nhà nƣớc có vai trò quan trọng trong PCTN. Thanh tra nhà nƣớc góp phần đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nƣớc, ngăn ngừa những mầm mống của tham nhũng; thanh tra pháp hiện, xử lý những hành vi tham nhũng và so với các phƣơng thức khác, thanh tra là công cụ hữu hiệu để nhà nƣớc PCTN hiệu quả. Việc đánh giá vai trò của thanh tra trong PCTN cần căn cứ vào các tiêu chí đƣợc xây dựng một cách khoa học, dựa trên căn cứ pháp luật nhƣng có tính đến các đặc điểm đặc thù của ngành thanh tra. Bên cạnh đó, việc học hỏi kinh nghiệm của nƣớc ngoài sẽ giúp cho thanh tra nhà nƣớc phát huy tốt hơn vai trò của mình, góp phần quan trọng cùng với cả hệ thống chính trị kìm chế và đẩy lùi tham nhũng. Vai trò của thanh tra nhà nƣớc trên thực tế đƣợc thể hiện nhƣ thế nào sẽ đƣợc đề cập cụ thể trong phần chƣơng 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA THANH TRA NHÀ NƢỚC TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM

2.1. Quy định của pháp luật về vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong phòng, chống tham nhũng

2.1.1. Quy định trong Luật thanh tra 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành

Luật Thanh tra 2010 là văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành cao nhất điều chỉnh tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nƣớc. Theo đó, cơ quan thanh tra nhà nƣớc trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nƣớc về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN theo quy định của pháp luật. Trong quá trình hoạt động, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an, Viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là hành vi tham nhũng. Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan thanh tra nhà nƣớc trong PCTN đƣợc thể hiện trong các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhƣ Thanh tra Chính phủ và các cơ quan thanh tra khác (Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện).

2.1.1.1. Thanh tra Chính phủ

Theo điều 1 Nghị định số 83/2012/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ thì:

Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về công tác thanh tra , tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN trong pha ̣m vi cả

nƣớc; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN theo quy định của pháp luật [4, Điều 1].

Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ còn có vai trò xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; hƣớng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luât về PCTN; tổng hợp báo cáo kết quả về PCTN cũng nhƣ thực hiện hợp tác quốc tế về PCTN.

Điều 2 của Nghị định trên đã cụ thể hóa vai trò, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ trong PCTN nhƣ:

- Tổ chƣ́ c, chỉ đạo, hƣớng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN và PCTN trong công tác thanh tra;

- Thanh tra việc thực hiện pháp luật về PCTN tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ; chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc phát hiện hành vi tham nhũng; thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; đôn đốc việc xử lý ngƣời có hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý cán bộ của Đảng và Chính phủ;

-Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xây dựng hệ thống dữ liệu chung về PCTN;

- Phối hợp với Kiểm toán Nhà nƣớc, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ƣơng về PCTN trong việc cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác PCTN; tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp PCTN.

2.1.1.2. Các cơ quan thanh tra khác

Các cơ quan thanh tra nhà nƣớc khác nhƣ Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và

chống tham nhũng thông qua việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra các đối tƣợng chịu sự quản lý của Thủ trƣởng cơ quản lý hành chính nhà nƣớc cùng cấp; thực hiện hiện hoạt động PCTN theo quy định của pháp luật; tổng hợp báo cáo kết quả về PCTN.

Nhƣ vậy, Luật Thanh tra 2010 đã quy định cụ thể chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan thanh tra, đồng thời các mặt hoạt động khác của các cơ quan thanh tra nhà nƣớc xét cho cùng là phục vụ công tác phòng ngừa và chống tham nhũng. Bên cạnh đó, Luật Thanh tra 2010 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành so với Luật Thanh tra 2004 có nhiều điểm tiến bộ trong việc quy định vai trò của thanh tra trong PCTN. Đặc biệt là trao quyền nhiều hơn cho các cơ quan thanh tra và trƣởng đoàn thanh tra, thanh tra có quyền chủ động thực hiện một số hoạt động mà trƣớc đây không cho phép cũng nhƣ đặt ra yêu cầu PCTN ngay trong hoạt động thanh tra để đảm bảo kết quả thanh tra đƣợc đúng đắn.

2.1.2. Quy định trong Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản có liên quan có liên quan

Luật PCTN và các văn bản hƣớng dẫn đều quy định thanh tra phối hợp với các cơ quan để phòng ngừa và chống tham nhũng: Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nƣớc, điều tra, viện kiểm sát, toà án thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử có trách nhiệm chủ động phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị việc xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về quyết định của mình. Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nƣớc, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với nhau và phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý ngƣời có hành vi tham nhũng và phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về kết luận, quyết định của mình trong quá trình thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc tham nhũng.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện, cộng tác với cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nƣớc, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong việc phát hiện, xử lý ngƣời có hành vi tham nhũng.

2.1.3. Quy định trong Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2011 và các văn bản có liên quan văn bản có liên quan

Hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những phƣơng thức phát hiện tham ô, tham nhũng, lãng phí hiệu quả trong những năm qua. Thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan nhà nƣớc nói chung và thanh tra nhà nƣớc nói riêng phát hiện, xử hoặc đề nghị xử lý nhiều sai phạm trong quản lý kinh tế, đất đai, xây dựng cơ bản… Chính vì vậy, pháp luật về khiếu nại, tố cáo ngày càng hoàn thiện với việc Quốc hội ban hành Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2011. Đây là hai văn bản pháp lý chuyên ngành quan trọng bậc nhất, điều chỉnh các quan hệ trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Xuất phát từ vị trí, vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong PCTN thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, Luật Khiếu nại quy định thanh tra nhà nƣớc có nhiều nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo thông qua việc trao cho ngƣời đứng đầu các cơ quan thanh tra nhà nƣớc, cụ thể:

Thẩm quyền của Tổng thanh tra Chính phủ

1. Giúp Thủ tƣớng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)