Những điểm mạnh và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay (Trang 79)

2.3.1.1. Những điểm mạnh

Từ năm 2009 đến giữa năm 2014, công tác PCTN của thanh tra nhà nƣớc có nhiều chuyển biến tích cực, vai trò của thanh tra ngày càng thể hiện rõ nét hơn thông qua hoạt động thanh tra, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng nhƣ quản lý nhà nƣớc về PCTN, cụ thể:

Một là, công tác PCTN đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, góp

phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị. Đồng thời tác động mạnh mẽ, cảnh báo, răn đe và trừng phạt những tập thể, cá nhân có hành vi tham nhũng, nhất là các vụ việc tham nhũng lớn; góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc, đóng góp ý kiến quý báu để Đảng và Nhà nƣớc hoàn thiện hệ thông chính sách, pháp luật; thông qua đó củng cố niềm tin cho ngƣời dân vào bộ máy nhà nƣớc dƣới sự lãnh đạo của Đảng, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nƣớc, tạo niềm tin và cơ hội để Việt Nam tham gia việc hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng.

Hai là,PCTN ngày càng có hiệu quả thông qua công tác thanh tra của

thanh tra nhà nƣớc. Trong những năm qua, ngành thanh tra tăng cƣờng đẩy mạnh về số lƣợng các cuộc thanh tra (riêng nửa năm 2014 đã tiến hành hơn 90 nghìn cuộc thanh tra đối với hơn 391 nghìn tổ chức, cá nhân), tập trung vào nhiều lĩnh vực trong đó có các lĩnh vực nhạy cảm, thƣờng phát sinh tham nhũng, lãng phí nhƣ quản lý đất dai, xây dựng cơ bản, thực hiện các dự án đầu tƣ, quản lý vốn nhà nƣớc trong các doanh nghiệp…

Đặc biệt, ngành thanh tra đã có mặt kịp thời trong các vụ tham ô, tham nhũng, lãng phí nổi cộm đƣợc dƣ luận xã hội quan tâm, thanh tra vào cuộc các vụ tham nhũng đối với các tập thể, cá nhân có chức vụ và ảnh hƣởng lớn -

điều mà nhiều cơ quan phải e ngại. Thông qua các hoạt động thanh tra đã phát hiện và kiến nghị xử lý tình trạng thất thoát, lãng phí, bòn rút tài sản nhà nƣớc, xử hành chính hoặc chuyển cơ quan điều tra khởi tố các vụ án hình sự; ngân sách, tài sản của nhà nƣớc, doanh nghiệp đƣợc bảo vệ, kỷ cƣơng pháp luật đƣợc nâng cao.

Ba là, hoạt động giải quyết và tham mƣu giải quyết khiếu nại, tố cáo

của thanh tra nhà nƣớc có vai trò là một kênh quan trọng để phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng. Việc tiếp công dân, nhận đơn thƣ, giải quyết hoặc tham mƣu giải quyết không ngừng tăng về số lƣợng và hiệu quả. Thực tiễn trong các năm qua, qua các nguồn tin của quần chúng nhân dân, tổ chức và các phƣơng tiện thông tin đại chúng đƣợc gửi tới thanh tra nhà nƣớc đã phát hiện ngày càng nhiều vụ tham nhũng, trong đó có cả những vụ đặc biệt nghiêm trọng.

Bốn là, quản lý nhà nƣớc về PCTN - nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của

thanh tra nhà nƣớc, có nhiều chuyển biến tích cực. Những năm gần đây, thanh tra nhà nƣớc đã tham mƣu cho Quốc hội, Chính phủ ban hành nhiều luật, nghị định về PCTN; bản thân Thanh tra Chính phủ cũng ban hành nhiều thông tƣ về thực hành tiết kiệm, minh bạch, kê khai tài sản…Qua đó dần hoàn thiện thể chế PCTN. Đi đôi với hoạt động xây dựng pháp luật, công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật PCTN, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, minh bạch hóa và trách nhiệm giải trình đƣợc quan tâm. Việc giáo dục PCTN đƣợc đƣa vào nội dung đào tạo bậc đại học, các cơ quan, địa phƣơng thƣờng xuyên phối hợp với các cơ quan thanh tra tiến hành các hội thảo, báo cáo chuyên đề, giao lƣu, các cuộc thi về PCTN. Ngoài ra, thanh tra nhà nƣớc, đặc biệt là Thanh tra Chính phủ đã mở rộng hợp tác quốc tế, là thành viên của các diễn đàn khu vực và quốc tế về PCTN, thƣờng xuyên có các cuộc trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau để nâng cao năng lực chống tham nhũng của ngành.

2.3.1.2. Nguyên nhân

Phòng, chống tham ô, tham nhũng, lãng phí là công việc vô cùng khó khan, phức tạp, đòi sự quyết tâm lớn và triển khai đồng bộ các giải pháp của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân. Ngành thanh tra đã đóng góp đáng kể vào công cuộc PCTN. Có đƣợc kết quả này là do một số nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, thanh tra nhà nƣớc nhận đƣợc sự quan tâm, tin tƣởng của

Đảng, Nhà nƣớc và cả hệ thông chính trị trong việc thực hiện nhiệm vụ PCTN. Thanh tra nhà nƣớc có đƣợc cơ sở pháp lý vững chắc, có cơ chế, bộ máy nhân sự, cơ sở vật chất, tài chính… ngày càng tốt hơn, đây là cơ sở quan trọng trong việc phòng ngừa và chống lại các hành vi, biểu hiện tham nhũng, lãng phí.

Thứ hai, hệ thống chính sách, pháp luật nói chung và chính sách, pháp

luật về PCTN ngày càng hoàn thiện. Chiến lƣợc Quốc gia về PCTN đến năm 2020, Quy chế phối hợp Quốc tế về PCTN năm 2012 đƣợc ban hành; Luật PCTN đƣợc sửa đổi năm 2007, 2012 và tiếp tục đƣợc nghiên cứu, sửa đổi; Luật Thanh tra 2010, Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2011, Bộ luật Hình sự 1999 đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2009 cùng hoàng loạt các văn bản luật, nghị định, thông tƣ… đều đƣợc ban hành mới, có tính cập nhật, nhìn chung phù hợp với thực tiễn PCTN.

Thứ ba, tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nƣớc ngày càng đƣợc

củng cố, hoàn thiện và hiệu quả. Thanh tra nhà nƣớc đƣợc xác định là đầu mối PCTN quan trọng trong bộ máy hành chính; tổ chức, nhân sự đã đáp ứng cơ bản yêu cầu; năng lực, trình độ và đạo đức thanh tra tăng lên; cơ chế phối hợp hoạt động giữa thanh tra nhà nƣớc với các cơ quan, cá nhân, nhất là với cơ quan điều tra ngày càng rõ ràng, hiệu quả.

Ngoài ra, các yếu tố nhƣ trình độ dân trí ngày càng tăng, khả năng giám sát hoạt động của bộ máy nhà nƣớc của nhân đƣợc tốt hơn cũng nhƣ nỗ lực PCTN và việc phối hợp PCTN giữa thanh tra nhà nƣớc và các nƣớc trên thế giới góp phần không nhỏ vào kết quả của ngành thanh tra.

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)