Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay (Trang 82)

2.3.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu mà thanh tra nhà nƣớc đạt đƣợc trong PCTN thì vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế trong hệ thống các cơ quan PCTN nói chung và thanh tra nhà nƣớc nói riêng. Theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, năm 2012 Việt Nam vẫn đứng ở nhóm nƣớc có tỷ lệ tham nhũng cao (xếp thứ 122 trên tổng số 176 quốc gia và vùng lãnh thổ), năm 2013 có tiến bộ hơn nhƣng vẫn ở vị trí 117 trên tổng số 177 quốc gia và vùng lãnh thổ với mức độ chống tham nhũng chỉ đạt 31/100 điểm. “Tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội phạm, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức lối sống…chưa

được ngăn chặn, đẩy lùi” [1, tr.64]. Kết quả đó là hạn chế, bất cập chung của

cả bộ máy, trong đó có hạn chế của thanh tra nhà nƣớc, thể hiện ở các mặt: - Hiệu quả hoạt động thanh tra chƣa cao nên việc phát hiện, xử lý tham nhũng còn hạn chế. Thanh tra nhà nƣớc mặc dù tiến hành hành ngàn cuộc thanh tra hàng năm nhƣng chất lƣợng các các thanh tra chƣa cao, nặng về hình thức, chƣa thực sự cứng rắn trong kết luận thanh tra và kiến nghị xử lý thanh tra; số lƣợng các vụ tham nhũng, lãng phí, thất thoát tài sản do thanh tra phát hiện chƣa tƣơng xứng với nhiệm vụ và năng lực của ngành thanh tra, chƣa tƣơng xứng với việc phát hiện của các cơ quan khác và nhân dân; nhiều cuộc thanh tra kéo dài, kết luận thanh tra chung chung, chƣa chỉ mức độ sai phạm và nguyên nhân của các sai phạm đó; các kiến nghị sau thanh tra chƣa đƣợc thực hiện triệt để, khó xử lý các cán bộ, công chức có vị trí cao, khó thu hồi tài sản của ngân sách nhà nƣớc.

- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn nhiều bất cập. Nhiều vụ khiếu nại để kéo dài, giải quyết không triệt để, đặc biệt là khiếu nại đông ngƣời; kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo chƣa thực thực sự khả thi; quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nhiều trƣờng hợp không đƣợc đối

tƣợng tôn trọng và thực hiện nghiêm; việc thu hồi tài sản cho nhà nƣớc, xử lý trách nhiệm ngƣời có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo chƣa đủ mạnh.

- Sự phối hợp giữa thanh tra nhà nƣớc với các bộ, ngành, các cơ quan, tổ chức ở trung ƣơng và địa phƣơng trong PCTN chƣa thật sự khăng khít, hài hòa. Chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan thanh tra với các cơ quan có chức năng kiểm tra, kiểm toán, giám sát nhiều khi chồng chéo, cơ chế phối hợp chƣa thật sự hiệu quả. Đặc biệt, thanh tra chỉ có quyền đƣa kết luận và kiến nghị, việc quyết định hình thức, mức độ xử lý về nguyên tắc lại thuộc về thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp; các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng đƣợc chuyển sang cơ quan điều tra nhƣng sau đó sự theo dõi, nắm bắt việc xử lý của thanh tra là rất mờ nhạt.

- Vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong PCTN thể hiện trong việc xây dựng thể chế pháp luật, tuyên truyền, nhận định đánh giá về tham nhũng cũng nhƣ hợp tác quốc tế về PCTN chƣa thật sự nổi bật. Các văn bản đƣợc thanh tra nhà nƣớc ban hành hoặc tham mƣu ban hành nhanh bị lạc hậu, còn thiếu, nhiều quy định không khả thi và cơ chế bảo đảm không cao (chẳng hạn quy định kê khai tài sản cán bộ, công chức); hình thức và phƣơng pháp tuyên truyền, giáo dục mang tính hình thức cao; sự tham gia vào các diễn đàn PCTN khu vực và quốc tế chƣa thể hiện đƣợc vai trò của Việt Nam, việc áp dụng các kinh nghiệm PCTN từ các nƣớc tiên tiến còn lúng túng.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Thứ nhất, về chủ quan, đây là nguyên nhân quan trọng khiến thanh tra

nhà nƣớc chƣa thể phát huy hết vai trò, sứ mệnh to lớn của mình trong PCTN. Tổ chức bộ máy thanh tra nói chung và bộ máy thanh tra chuyên trách PCTN bộc lộ nhiều bất cập cần sửa đổi, đặc biệt số lƣợng cơ quan thanh tra chuyên trách PCTN quá ít dẫn đến quá tải khi thực hiện nhiệm vụ. Số lƣợng cán bộ, công chức chuyên trách PCTN tại Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, Thanh

tra tỉnh, thanh tra sở, Thanh tra huyện rất hạn chế, nhiều ngƣời đang trong thời kỳ đào tạo bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ, chế độ đãi ngộ thấp trong khi công việc đòi hỏi tập trung cao và sức ép lớn khiến không ít cán bộ, công chức hoặc khó hoàn thành nhiệm vụ hoặc dễ bị mua chuộc.

Hệ thống pháp luật hiện hành còn nhiều bất bập, cụ thể:

- Pháp luật chƣa thể chế hóa để đƣa thanh tra nhà nƣớc trở thành lực lƣợng chủ đạo, tiên phong, là “khắc tinh” của tham ô, lãng phí. Thẩm quyền của thanh tra nhà nƣớc còn bị giới hạn bởi nhiều yếu tố, chƣa trao đủ quyền cho đoàn thanh tra và thanh tra viên khi tiến hành nhiệm vụ; quy định nghĩa vụ, trách nhiệm báo cáo, giải trình và phối hợp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân với thanh tra nhà nƣớc trong PCTN còn lỏng lẻo.

- Pháp luật có quy định về tính độc lập tƣơng đối của thanh tra nhƣng chƣa đảm bảo đƣợc sự độc lập tƣơng đối của thanh tra trên thực tế. Bên cạnh đó, các kiến nghị, kết luận, quyết định của thanh tra trên thực tế, trong nhiều trƣờng hợp, không đƣợc thực hiện đầy đủ, kịp thời.

Bên cạnh đó, tính minh bạch trong hoạt động PCTN của chính bản thân các cơ quan thanh tra còn nhiều hạn chế. Hiện nay có sự xung đột rất lớn giữa yêu cầu công khai, minh bạch trong Luật Thanh tra, Luật PCTN với Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nƣớc năm 2000, trong đó việc thanh tra, xử lý các hành vi tham nhũng còn đƣợc hiểu khác nhau, có là bí mật nhà nƣớc hay không, trƣờng hợp nào đƣợc công khai, trƣờng hợp nào không đƣợc công khai, từ đó dẫn đến sự tùy ý của các cơ quan thanh tra trong việc công khai, không công khai hay chƣa công khai.Điều này dễ tạo cơ hội cho các tiêu cực trong quá trình phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng, giảm đi hiệu quả của thanh tra trong PCTN.

Ngoài những nguyên nhân trên, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu, chƣa đồng bộ, quá trình hợp tác quốc tế về PCTN mới đạt kết quả ở bề nổi,

chƣa đi vào chiều sâu là những nguyên nhân chủ quan mà thanh tra nhà nƣớc cần sớm khắc phục để trở thành lực lƣợng tiên phong, chủ đạo trong sự nghiệp đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.

Thứ hai, về khách quan, công tác phòng ngừa, chống tham nhũng là công

việc phức tạp, đòi hỏi sự tập trung rất cao sự chỉ đạo, điều hành cũng nhƣ nỗ lực của cả hệ thống chính trị; gắn liền với hiệu quả xây dựng thể chế và cải cách bộ máy nhà nƣớc và nền hành chính, cải cách tƣ pháp; liên quan đến việc đổi mới, nâng cao chất lƣợng hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc và chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức…Để thực hiện tốt các công việc trên đòi hỏi phải có thời gian, có bƣớc đi phù hợp và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cũng nhƣ sự đồng tình, ủng hộ chững nhƣ phát huy tốt vai trò giám sát của xã hội.

Đặc biệt, chủ thể của tham nhũng, lãng phí, quan liêu là các cán bộ, công chức, trong đó có nhiều ngƣời giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý nên việc PCTN của thanh tra nhà nƣớc gặp nhiều khó khăn. Họ là ngƣời có trình độ, thƣờng am hiểu pháp luật, có mối quan hệ rộng rãi, thậm chí nhiều ngƣời từng làm các công việc liên quan đến thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán… nên che giấu hành vi tham nhũng tinh vi, có nhiều biện pháp để đối phó gây khó khăn cho công tác thanh tra, phát hiện, xử lý tham nhũng.

Ngoài ra, ở nhiều cơ quan, đơn vị, cấp ủy, ngƣời đứng đầu chƣa thật sự quyết tâm, quyết liệt trong công tác chống quan liêu, chống các biểu hiện tiêu cực, thâm chí còn thơ ơ, bao che cho các cá nhân tham nhũng. Tất cả những nguyên nhân trên là khó khăn, trở ngại để phát huy vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong PCTN.

Kết luận chƣơng 2

Qua nghiên cứu thực trạng vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong PCTN cho thấy:

Vai trò của thanh tra trong PCTN đã đƣợc khẳng định, ngành thanh tra đã có đóng góp đáng kể vào công cuộc phòng ngừa và chống tham nhũng. Thông qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện các quy định khác của pháp luật, mỗi năm ngành thanh tra đã phát hiện, xử lý hàng trăm hành vi tham nhũng, xử lý kỷ luật và đề nghị khởi tố hàng nghìn ngƣời; thanh tra góp phần giữ gìn trật tự kỷ cƣơng trong quản lý nhà nƣớc. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền PCTN, xây dựng và hoàn thiện thể chế PCTN cũng nhƣ hợp tác quốc tế trong PCTN ngày càng có chiều sâu, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, nhìn một cách khách quan, thanh tra nhà nƣớc chƣa thể hiện đƣợc đúng tầm vóc, sứ mệnh của mình trong PCTN. Việc phát hiện, xử lý tham nhũng thông qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn ít, chƣa nghiêm, chƣa triệt để; pháp luật PCTN còn nhiều bất cập; công tác tuyên truyền còn nặng về hình thức, hiệu quả chƣa cao; hợp tác quốc tế mới chỉ cho kết quả bƣớc đầu. Thực trạng trên xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Từ các nguyên nhân đó, các phƣơng hƣớng, giải pháp tăng cƣờng vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong PCTN sẽ đƣợc đề cập ở chƣơng 3.

Chương 3

PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG VAI TRÒ CỦA THANH

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)