văn bản có liên quan
Hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những phƣơng thức phát hiện tham ô, tham nhũng, lãng phí hiệu quả trong những năm qua. Thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan nhà nƣớc nói chung và thanh tra nhà nƣớc nói riêng phát hiện, xử hoặc đề nghị xử lý nhiều sai phạm trong quản lý kinh tế, đất đai, xây dựng cơ bản… Chính vì vậy, pháp luật về khiếu nại, tố cáo ngày càng hoàn thiện với việc Quốc hội ban hành Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2011. Đây là hai văn bản pháp lý chuyên ngành quan trọng bậc nhất, điều chỉnh các quan hệ trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Xuất phát từ vị trí, vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong PCTN thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, Luật Khiếu nại quy định thanh tra nhà nƣớc có nhiều nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo thông qua việc trao cho ngƣời đứng đầu các cơ quan thanh tra nhà nƣớc, cụ thể:
Thẩm quyền của Tổng thanh tra Chính phủ
1. Giúp Thủ tƣớng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
2. Trƣờng hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tƣớng Chính phủ hoặc kiến nghị ngƣời có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần
thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với ngƣời vi phạm [21].
Thẩm quyền của Chánh thanh tra các cấp
1. Giúp thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp khi đƣợc giao.
2. Giúp thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trƣởng trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Trƣờng hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp hoặc kiến nghị ngƣời có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với ngƣời vi phạm [21, Điều 24, 25].
Đối với việc tiếp nhận cũng nhƣ giải quyết tố cáo, Luật Tố cáo 2011 trao cho thanh tra nhà nƣớc nhiều quyền hơn, qua đó góp phần phát hiện và xử lý tốt hơn các hành vi tham nhũng, cụ thể thanh tra có trách nhiệm sau đây:
- Xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của ngƣời đứng đầu cơ quan hành chính nhà nƣớc cùng cấp khi đƣợc giao;
- Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà ngƣời đứng đầu cơ quan cấp dƣới trực tiếp của ngƣời đứng đầu cơ quan hành chính nhà nƣớc cùng cấp đã giải quyết nhƣng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trƣờng hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị ngƣời đứng đầu cơ quan hành chính nhà nƣớc cùng cấp xem xét, giải quyết lại.
Là ngƣời đứng đầu ngành thanh tra, Luật Tố cáo 2011 trao cho Tổng Thanh tra Chính phủ những quyền hạn rất lớn, cụ thể:
- Xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tƣớng Chính phủ khi đƣợc giao;
- Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trƣởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhƣng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trƣờng hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Thủ tƣớng Chính phủ xem xét, giải quyết lại [19, Điều 23].
2.1.4. Nhận xét, đánh giá chung các quy định của pháp luật về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng