Phƣơng hƣớng tăng cƣờng vai trò của thanhtra nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay (Trang 87)

3.1. Phƣơng hƣớng tăng cƣờng vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong phòng, chống tham nhũng trong phòng, chống tham nhũng

3.1.1. Sự cần thiết phải tăng cường vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng

3.1.1.1. Xuất phát từ tác hại nghiêm trọng của tham nhũng và thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng chưa hiệu quả

Tham nhũng, tham ô, lãng phí là một nhóm hiện tƣợng xã hội đặc biệt. Đặc biệt kể từ tên gọi, tính chất, hành vi và đối tƣợng. Xem xét lịch sử hình thành của các hiện tƣợng trên cho thấy, chúng phát sinh, tồn tại và phát triển theo quá trình hình thành và phát triển của nhà nƣớc, tác động tiêu cực tới bộ máy nhà nƣớc, làm sai lệch chức năng của các cơ quan nhà nƣớc, làm mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan nhà nƣớc. Trên thực tế cho thấy bản chất của mỗi con ngƣời khi sinh ra là thiện “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, trải qua quá trình sinh trƣởng tính bản ác của con ngƣời cũng phát triển, và phải khẳng định một điều chắc chắn rằng, con ngƣời ai cũng tham. Tham rất nhiều, tham tự do, tham hòa bình, tham lao động. Nhƣng điều cần bàn đến ở đây là “Nhũng”. Chính là “Nhũng” đã mang lại sự lệch lạc, phản ánh sự thận tiêu cực về xã hội. Mà sự thật “Nhũng” này chỉ có bộ máy lãnh đạo, cán bộ công chức, ngƣời có quyền mới có thể gây ra, tuy không phải đa số nhƣng phần lớn là tại các cơ quan công quyền đều có hiện tƣợng này. Thực tế cho thấy tham nhũng không chỉ xảy ra ở Việt Nam, mà nó xảy ra trên tất cả các quốc gia, các nƣớc các vùng lãnh thổ, trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội, làm băng hoại các giá trị đạo đức, đe dọa sự phát triển bền vững của quốc gia và thế giới nói chung cũng nhƣ của từng bộ máy quản lý nói riêng.

Công cuộc PCTN ở nƣớc ta trong những năm qua, dù đƣợc quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, song tham nhũng vẫn tăng về số vụ và mức độ nghiêm trọng; số vụ tham nhũng nghiêm trọng ngày càng nhiều, làm giảm lòng tin vào Đảng, Nhà nƣớc của nhân dân, giảm lòng tin và cơ hội hợp tác với quốc tế. Tham nhũng trở thành một trong bốn nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ.

Do đó hoạt động phòng, chống tham những, tham ô, lãng phí nói chung ở đây là hết sức quan trọng. Kinh nghiệm PCTN, tham ô, lãng phí cho thấy công tác phòng ngừa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc xây dựng, thực hiện và duy trì một chiến lực PCTN, tham ô, lãng phí sẽ đem lại hiệu quả cao nhất để đẩy lùi các tệ nạn trên. Trong chiến lƣợc chung đó, Thanh tra Chính phủ cùng thanh tra các bộ, ngành, địa phƣơng đóng một vai trò quan trọng. Từ yêu cầu, đòi hỏi của công tác PCTN cũng nhƣ thực trạng tham nhũng diễn nhƣ hiện nay, thanh tra nhà nƣớc cần đổi mới toàn diện, thực hiện tốt chức năng phòng ngừa và chống tham nhũng của mình đáp ứng sự tin tƣởng của Nhà nƣớc và xã hội.

3.1.1.2. Xuất phát từ yêu cầu giữ vững niềm tin của nhân dân và làm trong sạch bộ máy nhà nước

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định và nhấn mạnh vai trò, sức mạnh của dân, của khối đại đoàn kết trong dân: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong” “Dân nhƣ nƣớc, có thể đẩy thuyền đi, cũng có thể lật thuyền”.

Trong công cuộc xây dựng đất nƣớc, càng phải thể hiện rõ đạo đức “vì nhân dân mà phục vụ” của mỗi cán bộ, đảng viên.Chính sự tận tuỵ của cán bộ, đảng viên sẽ củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, qua đó khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nƣớc của toàn dân tộc, tạo thành động lực cách mạng đƣa đất nƣớc sớm thoát khỏi khó khăn, khẳng định vị thế trên chính trƣờng quốc tế.

Tệ quan liêu, tham nhũng và suy thoái về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên làm cho bộ máy của Đảng và Nhà nƣớc suy yếu, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc giảm sút, “điều làm cho nhân dân còn nhiều bất bình, lo lắng, bức xúc nhất hiện nay là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng, chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của

một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn còn rất nghiêm trọng” [3, tr.188].

Sức mạnh toàn dân trong thời chiến chính là vũ khí lớn nhất, mạnh nhất để đánh bại kẻ thù xâm lƣợc, giặc đói, giặc dốt…. Thời bình, lòng dân hƣớng vào bộ máy lãnh đạo, đặt niềm tin của mình vào các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên nạn tham ô, tham nhũng, lãng phí đã len lỏi vào nhiều bộ, ban, ngành, nhiều cấp lãnh đạo, nhiều cấp chính quyền. Từ đó lòng dân tin vào bộ máy lãnh đạo cũng ngày càng giảm sút một cách rõ rệt. Điển hình nhƣ vụ tham nhũng tại Tập đoàn tàu thủy Việt Nam Vinalines, với con số nợ, tham ô lên tới hàng ngàn tỷ đồng, nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt liên đới và liên quan. Đó chỉ là một trong hàng trăm,hàng nghìn vụ tham nhũng, tham ô phát hiện đƣợc.

Nâng cao đƣợc vai trò của thanh tra cũng tức là giảm tham nhũng, thanh tra góp phần phòng ngừa nguyên nhân, nguồn gốc tham nhũng, ngăn chặn hành vi tham nhũng từ lúc còn manh nha; thanh tra phát hiện, xử lý các tập thể, cá nhân hoặc kiến nghị xử lý hành vi tham nhũng; thanh tra tham mƣu cho Đảng, Nhà nƣớc ban hành, sửa đổi chính sách, pháp luật…Tất cả những hoạt động, nội dung đó, nếu làm tốt, nhân dân sẽ tin tƣởng hơn, bộ máy nhà nƣớc sẽ hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn, bạn bè quốc tế tin tƣởng và sẵn sàng hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là đầu tƣ vốn vào Việt Nam.

3.1.1.3. Xuất phát từ thực tế tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nước còn hạn chế, bất cập

Ngày 23/11/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban thanh tra đặc biệt, cơ quan thanh tra đầu tiên của nƣớc ta. Gần 70

năm qua ngành thanh tra đã khẳng định đƣợc vị trí, vai trò quan trọng của mình trong giữ gìn kỷ cƣơng pháp luật, trong công tác dấu tranh phòng và chống tham nhũng, tham ô và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Muốn phòng ngừa và chống tham nhũng hiệu quả thì thanh tra phải mạnh. Sức mạnh có đƣợc từ nhiều yếu tố, trong đó tổ chức và hoạt động có vai trò quyết định. Nếu tổ chức đƣợc xây dựng tốt, hoạt động hiệu quả thì tham nhũng sẽ giảm. Những năm gần đây, Đảng, Nhà nƣớc rất quan tâm đến việc xây dựng mô hình, bộ máy và kiện toàn hoạt động của thanh tra nhà nƣớc qua việc ban hành hàng loạt các văn bản quan trọng nhƣ Pháp lệnh Thanh tra 1990, Luật Thanh tra 2004, Luật Thanh tra 2010 cùng hàng loạt các văn bản luật, văn bản dƣới luật có liên quan. Nhìn chung tổ chức bộ máy, nhân sự, chức năng nhiệm vụ, sự phối hợp và hiệu quả hoạt động của thanh tra đã có nhiều tiến bộ và chuyển biến tích cực so với trƣớc. Tuy nhiên, sau gần 5 năm ban hành, Luật Thanh tra 2010 và các văn bản hƣớng dẫn đã bộc lộ một số hạn chế, làm giảm vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong PCTN.

Thứ nhất, thấy rõ sự phụ thuộc quá lớn của các cơ quan thanh tra nhà

nƣớc vào cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp cả về về tổ chức, nhân sự, kinh phí, trong việc xây dựng chƣơng trình, kế hoạch thanh tra, trong quá trình tiến hành thanh tra cũng nhƣ trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo và quản lý nhà nƣớc về PCTN. Điều này phần nào ảnh hƣởng đến tính chủ động và độc lập trong hoạt động thanh tra.

Thứ hai, tổ chức nhân sự còn hạn chế, trừ Thanh tra Chính phủ, còn lại

nhìn chung các cơ quan thanh tra có số lƣợng nhân sự ít, nhiều ngƣời không đủ chuyên môn sâu trong các lĩnh vực thanh tra chuyên ngành (xây dựng, y tế, tài chính,…) cộng với khối lƣợng công việc rất lớn, sức ép áp lực cao làm giảm hiệu quả hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và quản lý nhà nƣớc về PCTN.

Thứ ba, thời hạn các cuộc thanh tra thƣờng kéo dài, vi phạm thời gian theo quy định của pháp luật, không đáp ứng đƣợc yêu cầu khẩn trƣơng, kịp thời của công tác quản lý nhà nƣớc. Hàng năm, số lƣợng đoàn thanh tra không thực hiện đúng tiến độ theo quy định pháp luật và phải chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện chiếm tỷ lệ khá cao.

Thứ tư, về việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và ban hành kết

luận thanh tra, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo còn chậm về thời gian, dàn trải, chung chung, chƣa chỉ ra đƣợc nguyên nhân chủ yếu phát sinh vi phạm.

Thứ năm, các Kết luận thanh tra, Kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo

mặc dù luật quy định thuộc quyền hạn của cơ quan thanh tra, nhƣng trên thực tế vẫn phải chờ xin ý kiến của cấp trên vì thƣờng liên quan đến trách nhiệm quản lý của các cán bộ chủ chốt. Mặt khác, việc thi hành chủ yếu phụ thuộc vào thủ trƣởng cơ quan quản lý và ý thức chấp hành của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Vì vậy, kỷ cƣơng, kỷ luật trong quản lý hành chính bị giảm sút.

Thứ sáu, thanh tra nhà nƣớc chƣa chủ động trong việc tiến hành thanh

tra, công tác quản lý nhà nƣớc về PCTN còn chậm chạp, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo còn lúng túng.

Thứ bảy, hoạt động thanh tra vẫn còn sự chồng chéo về chức năng,

nhiệm vụ giữa Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh với Thanh tra sở, ngành. Trên thực tế, có những doanh nghiệp của Trung ƣơng đóng trên địa bàn địa phƣơng vừa chịu sự kiểm tra, thanh tra của Thanh tra bộ quản lý chuyên ngành, vừa chịu sự kiểm tra, thanh tra của Thanh tra sở và Thanh tra tỉnh. Sự chồng chéo nhƣ trên xuất phát từ lý do, nền hành chính của nƣớc ta hiện nay có xu hƣớng chia cắt theo chiều ngang. Cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng có đầy đủ các quyền (nhƣng cấp độ thấp hơn) gần nhƣ các cơ quan trung ƣơng [39, tr.12].

3.1.1.4. Xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của hội nhập trên tất cả các lĩnh vực là cơ hội với chúng ta để thu hút và học hỏi kinh nghiệm phát triển trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong những năm qua Việt Nam đã tích cực hội nhập trên các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, văn hóa, giáo dục, vốn đầu tƣ, lao động… tăng cƣờng tham gia các diễn đàn song phƣơng và đa phƣơng, “hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế

được mở rộng, vị thế uy tín quốc tế của nước ta được nâng cao” [1, tr.17].

Vấn đề sống còn trong quan hệ đối ngoại là lòng tin, mà cụ thể là lòng tin vào nhà nƣớc, vào đội ngũ cán bộ, công chức. Khi lòng tin giảm sút hoặc lung lay, các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài và cả ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài sẽ hạn chế hợp tác với nƣớc ta, hạn chế đầu tƣ, tiếng nói của nƣớc ta trên các diễn đàn thế giới không đƣợc coi trọng.

Tham nhũng ở nƣớc ta còn diễn ra phổ biến, phức tạp, làm cho hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, cán bộ, công chức bị lệch lạc, mất đi niềm tin trong công chúng, mất niềm tin đối với bạn bè quốc tế. Một số vụ tham nhũng điển hình ở Việt Nam làm giảm lòng tin trong cộng đồng quốc tế nhƣ vụ Huỳnh Ngọc Sỹ - Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính Thành phố Hồ Chí Minh kiêm Giám đốc Ban Quản lý PMU Đông - Tây nhận hối lộ khiến cho việc Việt Nam bị Nhật Bản dừng cấp các khoản vay vốn ƣu đãi ODA hoặc gần đây nhất là việc bắt tam giam, khởi tố các lãnh đạo Ban Quản lý dự án đƣờng sắt vì có dấu hiệu nhận hối lộ của các công ty Nhật Bản để trúng thầu khiến Nhật Bản phải xem xét lại các khoản cho vay ODA với Việt Nam…Tất cả các vụ án trên, cùng hoàng loạt các biểu hiện quan liêu, thiếu minh bạch, cơ chế nhiều tầng nấc, thủ tục hành chính rƣờm ra tạo ra những rào cản để nƣớc ngoài vào Việt Nam và Việt Nam tiến ra nƣớc ngoài.

Nếu phát huy hết đƣợc vai trò của thanh tra nhà nƣớc sẽ góp phần quan trọng ngăn chặn, từng bƣớc đẩy lùi tham nhũng, minh bạch hóa, tăng trách nhiệm giải trình, hạn chế quan liêu…Tạo ra niềm tin và điều kiện để “mở

3.1.2. Phương hướng tăng cường vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng

Nhận thức rõ tầm quan trọng của PCTN, các văn kiện của Đảng, Nhà nƣớc đều khẳng định cần tăng cƣờng đẩy mạnh công tác PCTN, nâng cao vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong PCTN. Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21 tháng 08 năm 2006 của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí năm 2006, Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ƣơng khoá IX, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Chiến lƣợc PCTN đến năm 2020 cùng hàng loạt các văn bản khác đã xác định rõ phƣơng hƣớng, giải pháp, bƣớc đi cho việc phòng ngừa, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Trong đó, nhận mạnh vai trò của thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, đặc biệt là thanh tra. Phƣơng hƣớng tăng cƣờng vai trò của thanh tra nhà nƣớc trong thời gian tới đƣợc xác định dựa trên tình hình tham nhũng trong nƣớc, đặt trong tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc và hội nhập quốc tế. Phƣơng hƣớng hoàn thiện vai trò của thanh tra nhà nƣớc gồm những nội dung cơ bản sau:

Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật thanh tra,

pháp luật PCTN nói riêng. Tăng cƣờng quyền hạn của cơ quan thanh tra trong công tác thanh tra, phòng ngừa, chống tham nhũng và giải quyết các công việc chuyên môn của mình. Hoạt động thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo đóng vai trò then chốt trong phát hiện xử lý các hành vi tham nhũng, do đó yêu cầu phải nâng cao hơn nữa chất lƣợng cán bộ, quy chế làm việc phải tập trung, khoa học hơn, và thanh tra nhà nƣớc phải chủ động hơn trong các hoạt động PCTN.

Hai là, cần xây dựng hệ thống cơ quan thanh tra thành hệ thống thống

nhất cao, rõ ràng về thẩm quyền và chức năng nhiệm vụ, tránh chồng chéo, không hiệu quả.

Ba là, thanh tra nhà nƣớc cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng khác của nhà nƣớc nhƣ công an, kiểm sát, kiểm toán,… để làm tốt vai trò và trách nhiệm đƣợc giao.

Bốn là, tăng cƣờng công khai, minh bạch trong hoạt động PCTN. Hoàn

thiện các quy định về công khai, xác định rõ các trƣờng hợp thuộc bí mật nhà nƣớc và đảm bảo việc công khai minh bạch hoạt động PCTN trên thực tế.

Năm là, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả các kết luận, kiến nghị, quyết định

của thanh tra trong PCTN, đảm bảo những kết luận, kiến nghị, quyết định do thanh tra ban hành phải đƣợc các tổ chức, cá nhân tôn trọng và thực hiện nghiêm túc.

Sáu là, tăng cƣờng tự đổi mới và hoàn thiện trong nội bộ ngành thì

thanh tra cần phải tăng cƣờng học hỏi, hợp tác với các nƣớc trong khu vực và thế giới, để tạo thành một hệ thống liên kết chia sẻ những kinh nghiệm thanh tra để cùng phát triển, tạo thành một môi trƣờng có tính liên kết cao, một thế giới chống tham nhũng.

Một phần của tài liệu Vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay (Trang 87)