KẾT LUẬN VAØ KIẾN NGHỊ 5.1.BÌNH LUẬN VỀ KẾT QUẢ

Một phần của tài liệu Sử dụng các công cụ thống kê nhằm giảm tỷ lệ phế phẩm tại Công ty Thang Máy Thiên Nam - LV Đại Học Bách Khoa (Trang 69 - 73)

5.1. BÌNH LUẬN VỀ KẾT QUẢ

Sau khi áp dụng một số công cụ quản lý chất lượng tại Phân xưởng Gia Công-Công ty Thiên Nam, nhìn chung kết quả của phương pháp áp dụng đã mang lại kết quả tốt, đáp ứng được mục tiêu đề tài và góp phần cải thiện tình hình chất lượng tại phân xưởng. Tác giả đã thực hiện phân tích các dạng sai hỏng nào quan trọng và tác động nhiều tác động bằng biểu đồ Pareto, qua đó tìm ra những dạng sai hỏng nào cần ưu tiên có biện pháp cải tiến. Tiếp theo là tìm hiểu tất cả các nguyên nhân có thể dẫn đến những sai hỏng này bằng cách dựa vào các báo cáo của công ty và Biểu đồ Nhân Quả. Từ đó tìm ra các nguyên nhân chính và có biện pháp cải tiến, khắc phục phòng ngừa thích hợp. Một số biện pháp cải tiến được đưa ra và triển khai tại phân xưởng Gia Công.

Kết quả sau khi triển khai, tỷ lệ xảy ra sai hỏng cho một số dạng lỗi đã giảm, phản ánh tình hình chất lượng tại phân xưởng đang được cải thiện và phân xưởng đã có những biện pháp kiểm soát tốt hơn.

Đối với công ty, việc áp dụng công cụ Quản lý chất lượng đã giúp công ty có cái nhìn tổng quan về sai hỏng và các nguyên nhân hiện hữu và tiềm ẩn. Xác định một số nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ khuyết tật cao đã được xác định ở khâu nào, giúp ngăn ngừa tốt hơn cho những lần sau.

Nhưng theo bảng báo cáo chất lượng tháng 11 năm 2010 thì kết quả trên vẫn chưa thực sự tốt, điều đó sẽ phản ánh trong phần mô tả những hạn chế của đề tài.

5.2. KẾT LUẬN

5.2.1. Những điểm đạt được so với mục tiêu của đề tài

Luận văn đã giới thiệu được tổng quan về tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty Cổ phần thang máy Thiên Nam. Luận văn đã khái quát được tình trạng chất lượng hiện tại của công ty, những thuận lợi khó khăn công ty đang đối mặt cũng như là nêu ra được cơ sở lý thuyết ứng dụng để giải quyết vấn đề đó. Với mục tiêu nghiên cứu đề tài đặt ra ở chương 1 đó là xác định các các vấn đề chất lượng còn tồn tại tại phân xưởng gỗ của công ty, áp dụng các công cụ chất lượng tìm ra nguyên nhân, tác động đưa ra giải pháp khắc phục phòng ngừa nhằm loại bỏ các

dạng sai hỏng, luận văn đã bám sát rất chặt chẽ mục tiêu ban đầu và đạt được một số như sau:

Xác định vấn đề chất lượng hiện tại phân xưởng Gia Công. Đó là tỉ lệ chi tiết không phù hợp cao, nhiều sai hỏng dẫn đến gây gián đoạn sản xuất, ảnh hưởng đến kế hoạch chung của công ty, điều này gây thiệt hại về tài chính và khách hàng than phiền.

Từ việc xác định vấn đề chất lượng hiện tại công ty đang đối mặt, tác giả đã hình thành một số công cụ và cơ sở lý thuyết để giải quyết vấn đề, kết hợp một số công cụ quản lý chất lượng như biểu đồ xương cá, biểu đồ Pareto để tìm ra nguyên nhân và đánh giá tình hình kiểm soát chất lượng hiện tại của phân xưởng Gia Công. Tác giả đã hình thành một số biện pháp cải tiến, trong đó có một số biện pháp đã hành động, một số biện pháp vẫn đang được công ty thực hiện.

Đề tài thực hiện sẽ bổ sung vào cho hệ thống quản lý chất lượng của công ty, đây là công cụ không mới nhưng giúp công ty có thể biết được tác động và nguyên nhân gốc rễ của sản phẩm không phù hợp từ đó có những biện pháp thích hợp Lợi ích cụ thể do áp dụng một số biện pháp cải tiến mà công ty có thể đo lường đó là tỷ lệ sai hỏng đã giảm đã giảm rất đáng kể giữa trước và sau khi cải tiến.

Hình thành kinh nghiệm áp dụng Công cụ quản lý chất lượng cho các phân xưởng khác và tiến đến thực hiện triển khai áp dụng cho toàn bộ công ty để tiến hành các hành động ngăn ngừa và cải tiến chất lượng sản phẩm hay dịch vụ.

Đề tài mang lại cho tác giả nhiều kiến thức bổ ích không chỉ cho luận văn mà còn cho công việc sau này.

5.2.2. Hạn chế đề tài

Đề tài được thực hiện trong thời gian ngắn, nên một số yếu tố sai hỏng chưa thể phát hiện hết được, do đó một khi vấn đề chất lượng nãy sinh có thể không truy tìm được nguyên nhân ở đâu.

Do có hạn chế về nguồn lực nên một số dạng sai hỏng tại các công đoạn trong quá trình sản xuất chưa có những biện pháp khắc phục phòng ngừa nên kết quả chung của phương pháp cải tiến chưa cao.

Mặc dù tiến hành phân tích và đưa ra nhiều các biện pháp khắc phục phòng ngừa cho các dạng sai hỏng, nhưng khi tiến hành thì chỉ mới thực hiện được một vài biện pháp mang tính chất chung nhất, những dạng sai hỏng có nguyên nhân từ môi

trường vẫn chưa thể khắc phục trong một thời gian ngăn nên phần nào cũng ảnh hưởng đến kết quả chất lượng.

Việc phân tích nguyên nhân làm cơ sở cải tiến chất lượng chủ yếu được thực hiện dựa theo kết quả chất lượng trong hai tháng (tháng 9, tháng 10 năm 2010) nên chưa phản ánh đúng tình hình chất lượng. Đồng thời việc đánh giá hiệu quả của phương pháp cải tiến cũng chỉ mới dựa vào dữ liệu trong tháng 11 nên cũng chưa phản ánh đúng. Cần thực hiện việc đánh gia tiếp để phản ánh chính xác tình hình chất lượng tại phân xưởng trong trung hạn và dài hạn.

Biểu đồ Pareto, Xương cá còn đơn giản, chưa thể hiện chi tiết, đồng thời việc phân tích chủ yếu thực hiện bởi các thành viên trong nhóm, chưa tham khảo được nhiều đánh giá của các nhân viên khác trong phân xưởng nên dẫn đến việc cho điểm đánh giá theo chủ quan, chưa phản ánh chính xác được tình hình chất lượng thực tại phân xưởng.

Những biện pháp cải tiến đã thực hiện, tuy nhiên đây là những biện pháp cải tiến mang tính chất dài hạn hơn, nên trong thời gian ngắn chưa mang lại hiệu quả nhanh chóng, tình hình chất lượng tại phân xưởng chưa được cải thiện đáng kể.

5.3. KIẾN NGHỊ

Mặc dù đã thực hiện việc phân tích đánh giá tình hình chất lượng của công ty, đề ra và thực hiện một số các biện pháp khắc phục phòng ngừa nhưng nhìn chung kết quả vẫn chưa thực sự như mục tiêu của đề tài, vì vậy tác giả đề xuất phương hướng phát triển đề tài tiếp theo tại công ty Thiên Nam nhằm có thể nâng cao chất lượng của sản phẩm, quá trình như sau:

Tiếp tục thực hiện việc theo dõi, liệt kê các yếu tố sai hỏng, đánh giá tác động của các yếu tố sai hỏng đó đối với các dòng sản phẩm Thang máy để thực hiện đánh giá mức độ sai hỏng và nguyên nhân gốc rễ của những sai hỏng. Đồng thời để có thể phản ánh chính xác tình hình chất lượng, thì trong những lần phân tích tiếp theo cần thu thập dữ liệu trong một thời gian dài và việc phân tích nguyên nhân, tác động phải thực hiện chi tiết và khách quan chính xác do những cán bộ chất lượng thực hiện.

Việc áp dụng các công cụ khi phân tích cải tiến nên thực hiện theo định kỳ hàng từng quý, từng năm để có thể hoàn thiện việc áp dụng công cụ Quản lý chất lượng tại công ty.

Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng toàn diện của các sản phẩm, cần mở rộng áp dụng công cụ thống kê, 5S cho các phân xưởng khác trong công ty, từ

đó tiến tới không chỉ giới hạn ở cải tiến chất lượng sản phẩm mà còn cải tiến tất cả các yếu tố trong chuỗi tạo giá trị của công ty Thiên Nam

Đồng thời khi thực hiện các biện pháp cải tiến, cần phối hợp giữa nhiều bộ phận, giữa các cá nhân trong nhóm cải tiến chất lượng với tất cả công nhân viên trong công ty để mang lại kết quả tốt nhất cho việc cải tiến. Tranh thủ sự hỗ trợ từ các quản lý cấp cao ở công ty để có đủ nguồn lực để thực hiện công việc cải tiến.

Có thể nghiên cứu tác động qua lại của công cụ Thống kê, 5S và một số các công cụ quản lý chất lượng khác công ty đang áp dụng để có thể đề ra những biện pháp cải tiến phù hợp với hình hình chung của công ty.

Ngoài ra việc áp dụng công cụ Quản lý chất lượng cũng có thể triển khai trong các đơn vị sản xuất cùng ngành cũng như cho tất cả các ngành nghề khác. Tuy nhiên đối với từng công ty khác nhau trong từng trường hợp cụ thể cần xây dựng lại các tiêu chí đánh giá, phân tích chính xác để thu được kết quả cao nhất.

Như vậy, chương 5 đã tổng kết lại toàn bộ những gì mà luận văn đã thực hiện trong suốt thời gian qua từ 17/9/2010 đến 28/12/2010 và đây cũng là chương cuối cùng. Tiếp theo, một số tài liệu tham khảo đã được sử dụng trong luận văn cùng các phụ lục có liên quan sẽ được trình bày dưới đây.

Một phần của tài liệu Sử dụng các công cụ thống kê nhằm giảm tỷ lệ phế phẩm tại Công ty Thang Máy Thiên Nam - LV Đại Học Bách Khoa (Trang 69 - 73)