Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng biện pháp cải tiến

Một phần của tài liệu Sử dụng các công cụ thống kê nhằm giảm tỷ lệ phế phẩm tại Công ty Thang Máy Thiên Nam - LV Đại Học Bách Khoa (Trang 65 - 69)

PHÙ HỢP TẠI XƯỞNG GIA CÔNG 4.1 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ GÂY NÊN TỶ LỆ LỖI CAO

4.3.2. Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng biện pháp cải tiến

Một số biện pháp cũng đã phát huy tác dụng, tuy nhiên do hạn chế về nguồn lực nên việc triển khai cũng không đạt được như sự mong muốn.

Nhận xét

Sau khi triển khai áp dụng một số cải tiến phương pháp quản lý chất lượng đối với phân xưởng Gia công trong tháng 9, tháng 10 thì tình hình chất lượng thực tế tại xưởng sản xuất trong tháng 11 như sau:

Bảng 4.8: Số lượng sản phẩm không phù hợp của xưởng Gia Công- tháng 11 năm 2010

Tháng 11/2010

Số chi tiết sản xuất 7469

Số chi tiết không phù hợp 248

Tỷ lệ không phù hợp 3.31%

Tỷ lệ không phù hợp theo chính sách chất

lượng 3.00%

(Nguồn: Phòng Quản lý chất lượng-Công ty Thiên Nam)

2.10%1.50% 1.50% 2.00% 2.70% 1.30% 3.20% 5.20% 2.20%2.40% 5.10% 3.31% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng Tỷ lệ khơng phù hợp Tỷ lệ theo chính sách chất lượng

Trong bảng báo cáo kết quả sai hỏng trong tháng 11-2010 nhìn chung tỷ lệ sai hỏng của các chi tiết trong phân xưởng Gia Công có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, đặc biệt là các dạng sai hỏng đang tiến hành cải tiến đồng thời xuất hiện thêm một số dạng sai hỏng khác chưa phát sinh khi phân tích ở trong tháng 9 và tháng 10. Tỷ lệ sai hỏng chung của toàn bộ phân xưởng giảm xuống còn 3.3 % trong tháng 11, tuy nhiên vẫn cao hơn mức cho phép của toàn bộ công ty/ Nguyên nhân có thể lý giải đó là:

- Việc áp dụng một số biện pháp cải tiến đã giúp phát hiện tốt hơn các dạng sai hỏng, ít bị sót khi qua các công đoạn khác. Số lượng sản phẩm rút mẫu cao hơn nhiều, nên cũng phản ánh chính xác hơn tình hình chất lượng của phân xưởng. - Trong tháng, số lượng sản phẩm sản xuất nhiều hơn do đã vào cao điểm sản

xuất, nên việc xảy ra sai hỏng nhiều là khó tránh khỏi.

- Việc triển khai chương trình cải tiến chất lượng mới thực hiện được một tháng và mới chỉ thực hiện được một số giải pháp căn bản nên ít nhiều cũng chưa phát huy tác dụng ngay trong tháng 11, tuy nhiên trong những tháng tiếp theo chắc chắn sẽ phát huy hiệu quả hơn.

Bảng báo cáo tình hình Sản phẩm/Chi Tiết không phù hợp ở phân xưởng Gia Công trong tháng 11-2010

Bảng 4.9: Bảng báo cáo không phù hợp ở phân xưởng Gia Công trong tháng 11- 2010

STT

Tên chi tiết/cụm chi tiết

Đơn

vị Nguyên nhân

Số

lượng Tỷ lệ %

1 Tay gá công tắc Cái Gia công theo thiết kế cũ 51 20.56%

2 Đầu tay truyền Cái Gia công sai 34 13.71%

3 Thanh dọc sàn cố

định Cây Do phôi Tole của nhà cung cấp 26 10.48%

4 Tấm gia cường thanh

giống car Tấm Do dập sai 22 8.87%

5 Tay đè kiếm cửa XĐ Cái Gia công sai 18 7.26%

6 Yếm cửa chậm Cái Sai bản vẽ 15 6.05%

7 Long đền Philip M12 mỏng nên khi siết bị

vênh Cái Do nhập về không đạt theo chuẩn kỹ thuật yêu cầu 14 5.65%

STT

Tên chi tiết/cụm chi tiết

Đơn

vị Nguyên nhân

Số

lượng Tỷ lệ %

9 Yếm cửa tầng Cái Nhìn sai bản vẽ 12 4.84%

10 Chân vách hông Cây Gia công không kiểm tra 10 4.03%

11 Tấm sàn car Cái Sai vật liệu 8 3.23%

12 Mặt button car bị

móp và xướt Cái Do công trường của chi nhánh làm móp. 6 2.42%

13 Ống dẫn hướng shoes Cái Tận dụng phôi dư 5 2.02%

14 Sill nhôm bi móp

rảnh Cái Do quá trình vận chuyển bị móp 4 1.61%

15

Tay vịnh không liên

kết được với vách car Cái

Do đội gia công nhằm mà QC kiểm tra không phát

hiện 4 1.61%

16

Cánh cửa car Cái Do gia công và không cập nhận yêu cầu tính năng 2 0.81% 17 Đố cửa không có vị

trí. gắn photocell Cái

Sai sót thiết kế lẫn lộn cửa

xinđa với Thiên Nam 2 0.81%

18 Đà dọc chassi Cây Gia công sai chiều 1 0.40%

Tổng cộng 248 100.00%

(Nguồn: Phòng Quản lý chất lượng-Công ty Thiên Nam)

Nhìn chung tình hình chất lượng tuy chưa thực sự tốt nhưng được cải thiện đáng kể. Một số sai hỏng của những tháng trước vẫn còn, ví dụ như sai ở các Tay gá công tắc, Đầu Tay truyền, Phôi Tole không phù hợp, nhưng số lượng các chi tiết không phù hợp này trong tháng giảm rất đáng kể, đồng thời, nguyên nhân chính của những sai hỏng này là lỗi gia công sai do con người đã giảm, chứng tỏ hiệu quả của những chương trình đào tạo đã phát huy tác dụng, tay nghề của công nhân viên đã được cải thiện, trong thời gian tới, nếu tiếp tục phát huy tốt, chắc chắn tình hình chất lượng tại xưởng gia công sẽ được cải thiện đáng kể

Tổng chi tiết không phù hợp trong tháng cũng giảm đáng kể, tổng chi tiết không phù hợp chỉ còn 248 chi tiết, đây là con số đẹp so với các năm trước và quan trọng là trong thời kỳ cao điểm của sản xuất cuối năm.

Vẫn còn nhiều dạng sai hỏng, tuy nhiên những sai hỏng có tác động lớn đến tình hình và chi phí chất lượng cao đã giảm đáng kể.

Một số dạng sai hỏng mới đã xuất hiện trong tháng, ngoài những lỗi đã phân tích ở trên. Tuy nhiên số lượng ít, và không tác động nhiều nến tình hình chất lượng chung của phân xưởng

Nguyên nhân của một số sai hỏng còn tồn tại

- Một số dạng sai hỏng mang tính truyền thống, đặc thù của công ty Thiên Nam trong một thời gian dài, nhất thời khó có thể khắc phục ngay được. Ví dụ như lỗi tận dụng Phôi Dư, do đặc thù của việc thi công trường dẫn đến các chi tiết dễ bị trầy xước.

- Việc áp dụng những biện pháp cải tiến chỉ mới thực hiện trong thời gian ngắn và mới áp dụng một vài biện pháp căn bản nên hiệu quả mang lại chưa cao, cần có thêm thời gian để đánh giá chính xác lại tình hình chất lượng và hiệu quả của phương pháp cải tiến

- Một số dạng sai hỏng mang tính khách quan như do điều kiện môi trường làm việc, điều kiện sản xuất. Những yếu tố này khó có thể loại bỏ ngay trong một thời gian ngắn ngay được. Hiện tại công ty chỉ có thể áp dụng biện pháp cải tiến đối với những yếu tố chủ quan như con người, máy móc, phương pháp… nên việc cải tiến chưa hoàn toàn giải quyết hết những dạng sai hỏng. Nhưng trong tương lai, ban lãnh đạo công ty đang có chương trình đầu tư mới về cơ sở hạ tầng và điều kiện làm việc để nâng cao hiệu quả trong sản xuất.

- Ý thức làm việc và trình độ kỹ thuật của một bộ phận công nhân chưa đạt yêu cầu. Mặc dù các lớp đào tạo có tổ chức nhưng ít nhiều chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

- Nguồn cung cấp nguyên vật liệu chưa thực sự ổn định về số lượng và chất lượng. Chiến lược của công ty Thiên Nam trong thời gian sắp tới là lựa chọn các nhà cung cấp đáng tin tưởng để đảm bảo nguồn nguyên liệu của công ty

- Kiềm soát nguyên vật liệu đầu vào vẫn thực hiện chưa tốt, để xót nhiều vật liệu chất lượng kém, ảnh hưởng đến chất lượng chi tiết gia công.

Tóm tắt chương 4

Chương 4 đã thực hiện các công việc: Nhận dạng và phân tích vấn đề sản phẩm không phù hợp vượt định mức tại Xưởng gia công, xác định nguyên nhân chính của ba lỗi: gia công sai bản vẽ, sai nguyên vật liệu khi gia công và trầy xướt bề mặt inox, đề xuất và đánh giá các giải pháp, hạn chế.

Chương 5 sẽ nêu lên những bình luận của tác giả về kết quả thực hiện, các kết luận, kiến nghị những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện luận văn.

CHƯƠNG 5:

Một phần của tài liệu Sử dụng các công cụ thống kê nhằm giảm tỷ lệ phế phẩm tại Công ty Thang Máy Thiên Nam - LV Đại Học Bách Khoa (Trang 65 - 69)