Tình hình chất lượng

Một phần của tài liệu Sử dụng các công cụ thống kê nhằm giảm tỷ lệ phế phẩm tại Công ty Thang Máy Thiên Nam - LV Đại Học Bách Khoa (Trang 38 - 41)

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 3.1.GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP

3.5.2.Tình hình chất lượng

Theo báo cáo tình hình chất lượng của toàn công ty trong năm 2009, thì tỷ lệ chất lượng một số tháng rất tốt, tuy nhiên trong một vài tháng tỷ lệ sản phẩm không phù hợp cao vượt quá mức cho phép rất nhiều. Đồng thời theo ý kiến của các chuyên gia chất lượng trong công ty thì tỷ lệ không phù hợp theo báo cáo chưa chính xác, chưa phản ánh tình hình thực tế tại công ty

Hình 3.1: Sản phẩm không phù hợp của công ty Thiên Nam trong năm 2009

(Nguồn: Phòng Quản lý chất lượng-Công ty Thiên Nam)

Theo báo cáo thì sản phẩm thang máy Thiên Nam bị than phiền nhiều nhất là bị hư cửa, cửa khó mở, hay bị kẹt. Sau khi tham khảo ý kiến các anh bên phòng kỹ thuật thì lỗi này đa số do chất lượng các chi tiết do Thiên Nam sản xuất. Sau khi xem xét các báo cáo thì tác giả nhận thấy tỷ lệ sản phẩm không phù hợp của các chi tiết này cao hơn mức quy định.

Đối với công ty Thiên Nam tỉ lệ sản phẩm không phù hợp thường được khống chế ở mức <= 3%.

phân xưởng Gia Công mười tháng đầu năm thì tỷ lệ sai hỏng còn ở mức cao và cao hơn mặt bằng chung của toàn công ty, chính vì thế Xưởng Gia Công được tác giả chọn làm phạm vi nghiên cứu cho đề tài.

Bảng 3.1: Số lượng sản phẩm không phù hợp của xưởng Gia Công- 10 tháng đầu năm 2010 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số chi tiết sản xuất 4911 5212 5120 6126 5527 6541 7454 6723 5708 8569 Số chi tiết không phù hợp 103 78 102 165 72 209 388 148 137 457 Tỷ lệ không phù hợp 2.1% 1.5% 2.0% 2.7% 1.3% 3.2% 5.2% 2.2% 2.4% 5.1% Tỷ lệ theo chính sách chất lượng 3.0% 3.0% 3.0 % 3.0 % 3.0 % 3.0 % 3.0% 3.0 % 3.0 % 3.0%

(Nguồn: Phòng Quản lý chất lượng-Công ty Thiên Nam)

Sử dụng biểu đồ kiểm soát dạng đơn giản sẽ thấy công đoạn gia công thực sự đang có vấn đề chất lượng cần giải quyết.

Tỷ lệ sản phẩm khơng phù hợp năm 2010-Xưởng gia cơng

2.1%1.5% 1.5% 2.0% 2.7% 1.3% 3.2% 5.2% 2.2%2.4% 5.1% 0.0% 1.0% 2.0% 3.0% 4.0% 5.0% 6.0% 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tháng Tỷ lệ khơng phù hợp Tỷ lệ theo chính sách chất lượng

Qua tính toán và nhìn vào biểu đồ chất lượng của phân xưởng Gia Công, ta thấy trong tháng 7 và tháng 10, tỷ lệ sản phẩm không phù hợp cao đột biến và cao hơn mức cho phép của công ty Thiên Nam.

Các lỗi thông thường xảy ra ở bộ phận này cũng được bộ phận quản lý chất lượng thống kê. Khi các lỗi này xảy ra sẽ gây rất nhiều tốn kém cho nhà máy vì sẽ phát sinh chi phí ở các khoản sau: chi phí làm lại, chi phí loại bỏ, chi phí xử lý… Ngoài ra còn chưa kể đến loại chi phí vô hình nhưng có tác động rất lớn đến doanh số của nhà máy, đó là khi lắp ráp thành sản phẩm lỗi và đến tay người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của công ty.

Muốn cạnh tranh tốt trên thị trường, công ty cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng và vị thế cạnh tranh của sản phẩm. Chất lượng là yếu tố quan trọng song để có thể làm chủ được nó là một vấn đề không đơn giản.

Tóm tắt chương 3

Chương ba đã giới thiệu tổng quan công ty Cổ phần Thang Máy Thiên Nam về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, những thuận lợi và khó khăn. Đồng thời mô tả hiện trạng kiểm tra, quản lý chất lượng mà công ty đang thực hiện, cụ thể là tại xưởng Gia công, từ đó làm cơ sở cho những phân tích sâu hơn ở chương bốn: Giải quyết vấn đề

Tiếp theo, chương bốn là chương trọng tâm, phần lớn mục tiêu nghiên cứu của đề tài sẽ được trình bày trong chương này.

CHƯƠNG 4:

Một phần của tài liệu Sử dụng các công cụ thống kê nhằm giảm tỷ lệ phế phẩm tại Công ty Thang Máy Thiên Nam - LV Đại Học Bách Khoa (Trang 38 - 41)