doanh nghiệp
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã gia nhập vào thị trƣờng thế giới nhiều hơn. Sản phẩm và dịch vụ mang thƣơng hiệu Việt đang dần đƣợc khẳng định trên thế giới. Doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tích lũy nhiều hơn kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, một điểm yếu còn tồn tại trong đa phần các doanh nghiệp - mà phần thực trạng tình hình tranh chấp về điều kiện giao dịch chung đã phân tích - chính là sự yếu kém về nghiệp vụ giao dịch kinh doanh quốc tế. Điểm yếu này sẽ đƣợc khắc phục hữu hiệu khi vận dụng điều kiện giao dịch chung. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi đƣợc nhận thức về điều kiện giao dịch chung và có sự quan tâm đầy đủ tới việc xây dựng các hợp đồng mẫu.
Nhìn ra nƣớc ngoài chúng ta thấy rằng, hầu hết các doanh nghiệp xây dựng bản điều kiện giao dịch chung thƣờng là các tập đoàn lớn, các hiệp hội, các liên đoàn… Trong khi đó, các doanh nghiệp của ta quá nhỏ bé so với các tập đoàn đó. Với doanh số của hoạt động xuất nhập khẩu còn thấp, các doanh nghiệp chƣa chú trọng tới hoạt động nâng cao nghiệp vụ giao dịch kinh doanh quốc tế cũng nhƣ kỹ thuật soạn thảo hợp đồng. Chính vì vậy, việc thu gom đầu mối, tạo nên những doanh nghiệp tƣơng đối lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu là điều rất cần thiết. Mặt khác, các tập đoàn lớn, các tổng công ty, các hiệp hội, câu lạc bộ doanh nghiệp có thể xây dựng những bản điều kiện chung mẫu cho các doanh nghiệp trong tổ chức của mình tham khảo.
Muốn có các điều khoản trong bản điều kiện giao dịch chung phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện và cơ sở vật chất của mình, các doanh nghiệp cần có sự tổng kết về nghiệp vụ. Trên cơ sở tổng kết nhƣ vậy, doanh nghiệp mới xác định đƣợc cách xử lý có lợi nhất về nghiệp vụ trong hoạt động của mình. Từ đó các điều khoản của bản điều kiện giao dịch chung mới hợp lý.
Về phƣơng diện pháp lý, hợp đồng sử dụng điều kiện giao dịch chung là tài liệu rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Do đó, nó cần đƣợc soạn thảo cẩn thận, chặt chẽ. Muốn vậy, cần phải tập trung những ngƣời giỏi về pháp luật, thành thạo về giao dich kinh doanh để soạn thảo điều kiện giao dịch chung. Sự tập trung nhƣ vậy chỉ có thể có đƣợc do nhận thức của doanh nghiệp về tính cấp thiết của điều kiện giao dịch chung, sự nhiệt tình của các nhà khoa học giúp đỡ của các cơ quan pháp luật…
Một khi đã có đầy đủ điều kiện soạn thảo điều kiện giao dịch chung nhƣ vậy, các doanh nghiệp cần phải soạn thảo nhiều bản đề vận dụng tùy từng trƣờng hợp cụ thể của giao dịch. Chẳng hạn:
- Về mỗi mặt hàng có thể có điều kiện giao dịch chung cho xuất khẩu và hợp đồng mẫu nhập khẩu
- Về mỗi điều kiện giao dịch lại có một bản điều kiện giao dịch chung riêng, ví dụ, có điều kiện giao dịch chung xuất khẩu theo điều kiện FOB, có điều kiện giao dịch chung xuất khẩu theo điều kiện CIF… - Về mỗi nhóm khách hàng giao dịch lại có một bản điều kiện giao dịch
riêng, ví dụ, có nhóm điều kiện giao dịch chung xuất khẩu gạo đi Đông Âu theo điều kiện FOB, có điều kiện giao dịch chung xuất khẩu gạo đi Singapore theo điều kiện CIF…