Trong buôn bán quốc tế, hàng ngũ cốc là một mặt hàng có những đặc điểm:
- Khối lƣợng lớn
- Phẩm chất đƣợc tiêu chuẩn hoá cao
- Mỗi lô hàng có tính đồng đều cao
- Ngƣời sản xuất khá phân tán và thƣờng không trực tiếp xuất nhập khẩu. Với những đặc điểm này, mặc dù cách giải quyết vấn đề riêng lẻ có phần khác nhau, nhƣng từ lâu trong buôn bán quốc tế đã có những hình thức kỹ thuật thống nhất về ký kết hợp đồng.
Với ngành hàng này, vấn đề đƣợc lƣu tâm quy định trong phần điều kiện giao dịch chung thƣờng là:
- Về việc xác định phẩm chất và trạng thái của hàng ngũ cốc: cách xác định phẩm chất thƣờng đƣợc in sẵn hai, ba phƣơng án để các bên có thể
lựa chọn. Phổ biến nhất là sử dụng chỉ tiêu FAQ2, chỉ tiêu này đƣợc một tổ chức đƣợc chỉ định trong hợp đồng tiến hành xác định và công bố. Muốn vậy, lúc bốc hàng, ngƣời bán phải lấy mẫu đúng quy định, niêm phong theo thủ tục quy định. Sau khi thừa nhận là FAQ, mẫu cần đƣợc lƣu ở một tổ chức hay bên thứ ba do hai bên quy định trong hợp đồng.
Điều kiện giao dịch chung thƣờng chỉ định tổ chức kiểm tra chất lƣợng hàng hoá. Tuy nhiên, nếu ngƣời bán mạnh hơn về tài chính thì khi là bên soạn thảo hợp đồng, ngƣời bán sẽ đƣa vào hợp đồng điều khoản quy định rằng giấy chứng nhận phẩm chất của ngƣời bán cấp sẽ coi là giấy chứng nhận cuối cùng.
- Về đơn vị tính số lƣợng dung sai và cách tính giá dung sai
Hai hệ thống đo lƣờng thƣờng đƣợc dung là hệ thống Avoir Dupois đối với các hợp đồng của Anh, hệ thống Metric (mét hệ) đối với hợp đồng của lục địa châu Âu. Đơn vị đƣợc các doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất cho ngành hàng này là tấn: tấn dài (long ton) và tấn mét (metric ton). Đơn vị nhỏ hơn đƣợc dùng là kilogram hay pound. Cũng có khi ngƣời ta sử dụng đơn vị đo là dung tích nhƣ thùng (bushel), thùng lớn (quarter). Việc lựa chọn đơn vị cũng có sự khác biệt giữa doanh nghiệp các khu vực khác nhau, ví dụ các hợp đồng Đức Hà Lan3
lấy Tấn mét làm đơn vị số lƣợng, Antwerp4 lấy Tạ làm đơn vị, trong khi đó hợp đồng của Liên đoàn Calcutta Grain Oilseel and Rice Association tính theo đơn vị Bazar mound (1 đơn vị này ở Calcutta tƣơng ứng với 37,522kg, nhƣng ở Bombay chỉ là 12,7kg)
2
FAQ (Fair average quality) là chỉ tiêu sử dụng trong phƣơng pháp đánh giá phẩm chất thay đổi theo thời gian, khu vựa chọn mẫu. Theo phƣơng pháp này, các bên chỉ định một tổ chức xác định phẩm chất, tổ chức này sẽ lấy mẫu và công bố phẩm chất theo từng mốc thời gian.
3
Hợp đồng Đức Hà Lan là hợp đồng ngũ cốc do các thƣơng nhân Đức và các liên đoàn Hà Lan Comite vcn graanhandelaren, Rotterdam cùng nhau xây dựng.
4
“Phòng trọng tài và hoà giải về các loại hạt và hạt giống ở Anvers” – Chambre Arbitrale et de la Conciliation de graints et grains d‟Anvers – công bố 22 bản điều điều giao dịch chung trong đó có 19 mẫu dùng cho ngũ cốc và 3 mẫu dùng cho hạt có dầu và sản phẩm của nó.
Mức dung sai thƣờng thấy là 5% trên số lƣợng của cả tàu. Số lƣợng dung sai có thể đƣợc tính theo giá của hợp đồng nếu dung sai chỉ nằm trong một phạm vi nhất định. Thông thƣờng dung sai là 2% so với số lƣợng của hợp đòng thì tính theo giá hợp đồng, nếu quá 2% (nhƣng vẫn trong giới hạn 5%) thì tính theo giá thị trƣờng.
Nói chung nhiều hợp đồng không quy định trƣớc các biện pháp cần giải quyết số lƣợng hàng thƣc giao vƣợt quá mức dung sai. Một vài hợp đồng của Antwerp quy định rằng: "ngƣời mua không buộc phải nhận số hàng vƣợt quá 5% số lƣợng ghi trong hợp đồng". Trái với cách giải quyết này, hợp đồng Đức Hà Lan chỉ cho ngƣời mua quyền chọn một trong hai cách thanh toán: thanh toán theo giá hợp đồng hoặc theo giá thị trƣờng tại cảng đến vào ngày kết thúc việc dỡ hàng. Thoạt nhìn tƣởng quy định này khắt khe với ngƣời mua, nhƣng thực tế nó lại đảm bảo quyền cho ngƣời mua. Bởi vì, nếu ngƣời mua không cần tới số lƣợng hàng đƣợc giao vƣợt thì ngƣời này sẽ bán ngay tại địa phƣơng và tính theo giá thị trƣờng. Khi giá thị trƣờng cao hơn giá hợp đồng, ngƣời mua chỉ thanh toán theo giá hợp đồng và hƣởng phần chênh lệch. Khi giá thị trƣờng thấp hơn giá hợp đồng, ngƣời mua sẽ tính với ngƣời bán theo giá thị trƣờng, tức là không bị lỗ vốn.
- Về việc tăng giá và hạ giá: Hạ giá thƣờng xảy ra khi phẩm chất hàng giao kém so với mẫu hàng hoặc so với chỉ tiêu FAQ. Một số hợp đồng quy định rất chi tiết về việc hạ giá khi tăng mức phần trăm tạp chất, ví dụ nhƣ hợp đồng Đức Hà Lan về ngũ cốc có quy định mức hạ giá đối với lúa mạch đen nhƣ sau: "Nếu tạp chất vƣợt quá nhiều % thì hạ giá 0,5% cho các % thứ nhất, thứ hai, thứ ba và hạ giá 1% cho các tỷ lệ % thứ tƣ, thứ năm, thứ sau".
Đa số các bản điều kiện giao dịch chung đề công nhận rằng nếu hao hụt dƣới 1% thì coi đó là hao hụt tự nhiên, không có vấn đề hạ giá.
Hàng ngũ cốc có đặc điểm là mau hƣ hỏng, cho nên ngƣời ký hợp đồng thƣờng quan tâm đến những quy định về thời hạn giao hàng và hậu quả của việc giao hàng chậm.
Trong hầu hết các điều kiện giao dịch chung của London, Đức, Hà Lan hoặc Antwerp đều có điều khoản "cấm đoán" (probihition clause) quy định rằng: "Nếu hợp đồng không thể thực hiện được hoàn toàn hoặc một phần do có lệnh cấm xuất khẩu, vì phong toả cấm vận hay chiến tranh thì hợp đồng - hoặc bộ phận chƣa đƣợc thực hiện đƣợc của hợp đồng - sẽ phải đƣợc huỷ bỏ".
Trong trƣờng hợp bất khả kháng nhƣ gặp đình công ở cảng bốc hoặc cảng dỡ, hợp đồng thƣờng cho phép ngƣời bán hoãn giao hàng trong một khoảng thời gian nhất định, thƣờng là 4 tuần. Nếu việc đình công kéo dài quá thời gian này thì, theo hợp đồng của Đức cho phép hai bên có thể kéo dài thêm một thời hạn nữa (có thể là 3 tuần); còn hợp đồng của Anh thì lại quy định hai bên có thể thoả thuận chấm dứt hợp đồng; các hợp đồng của Paris không hạn chế việc kéo dài thời hạn giao hàng với điều kiện ngƣời bán phải thông báo cho ngƣời mua về việc gặp trƣờng hợp bất khả kháng, trong vòng 48 tiếng đồng hồ sau khi hết thời hạn giao hàng lần thứ nhất.
Quy định về việc chậm giao hàng của hợp đồng London trong thƣơng vụ nhập hàng từ Ấn Độ5
nhƣ sau:
"Nếu một bên không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng thì bên kia, sau khi thông báo bằng thƣ hoặc điện, có quyền tiếp tục hoặc không tiếp tục hợp đồng nhƣng phí tổn về việc này do đƣơng sự không hoàn thành nghĩa vụ phải chịu.
Nếu ngƣời bán giao hàng chậm, ngƣời mua có quyền đòi bồi thƣờng, mức bồi thƣờng thiệt hại theo thực tế do việc giao chậm gây nên. Nếu hai bên không có thoả thuận về việc bồi thƣờng, trị giá bồi thƣơng sẽ do trọng
5
Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, PGS.Vũ Hữu Tửu 1995 Chuyên đề Những hợp đồng mẫu trong buôn bán quốc tế về hàng có khối lƣợng lớn.
tài quyết định. Không có một điều kiện nào của hợp đồng hay một hành động nào có liên quan tới hợp đồng có thể dung làm cơ sở để ngƣời mua đòi bồi thƣờng số lãi bị bỏ lỡ trong một hợp đồng khác mà ngƣời mua đã ký với ngƣời đó, trừ khi trọng tài ra nghị quyết bồi thƣờng về việc này"
- Về việc kiểm tra hàng hoá: Tất cả các hợp đồng ngũ cốc đều quy định việc kiểm tra phẩm chất bằng cách chọn mẫu và phân tích chọn mẫu.
Các hợp đồng của Anh thƣờng quy định việc chọn mẫu tại cảng dỡ hàng, trong thời gian dỡ hàng. Hợp đồng bán FOB của Paris 6lại quy định chọn mẫu trƣớc khi bốc hàng, đây có lẽ là một ngoại lệ trong ngành buôn bán ngũ cốc nhƣng là một ngoại lệ có lợi cho ngƣời bán.
Chi phí kiểm tra hàng hoá thƣờng đƣợc chia đều cho cả hai bên. Riêng với hợp đồng mua hàng của doanh nghiệp London 7, chi phí này do ngƣời bán chịu. Có trƣờng hợp, hợp đồng lại quy định: "không ai chịu thay cho ngƣời khác", nghĩa là nếu kiểm tra ở cảng đi thì do ngƣời bán chịu, nếu kiểm tra ở cảng đến thì do ngƣời mua chịu.