3.1. XU HƢỚNG SỬ DỤNG ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TẠI VIỆT NAM VIỆT NAM
Hiện nay trên thế giới chƣa có nghiên cứu chính thức nào về việc áp dụng điều kiện giao dịch chung của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi tác giả sử dụng công cụ tìm kiếm của google (google search) với từ khoá “General Terms and Conditions + +” thì có khoảng 3,7 triệu kết quả. Tuy chƣa xem xét đƣợc hết nội dung các kết quả, nhƣng có thể thấy phần lớn kết quả trên là điều kiện giao dịch chung của các doanh nghiệp. Điều này có thể thấy việc sử dụng điều kiện giao dịch chung đang trở nên rất phổ biến.
Ngày nay khi công nghệ đã đi vào mọi mặt của đời sống cũng nhƣ sản xuất kinh doanh thì việc giao dịch trên mạng đã đƣợc ứng dụng nhiều trong các hoạt động giao dịch kinh doanh quốc tế. Ngƣời tiêu dùng Việt Nam ngày nay đã quen với cụm từ “mua hàng qua mạng” hay các doanh nghiệp cũng đã bắt đâu tìm kiếm đối tác qua các công cụ tìm kiếm trên mạng. Một trong những đặc điểm của việc giao dịch kinh doanh trên mạng đấy là không tồn tại hoặc tồn tại rất ít việc đàm phán nội dung hợp đồng. Chúng ta có thể thấy, đa phần tại phần giao dịch (contact us) của các web bán hàng sẽ là một bản hợp đồng có sẵn các điều khoản, ngƣời tiêu dùng và đối tác chỉ còn một việc là điền thông tin của mình vào nếu đồng ý giao dịch. Đây chính là tiền đề cho việc sử dụng điều kiện giao dịch chung cho các doanh nghiệp khi muốn tìm kiếm khách hàng qua mạng.
Hội nhập - yếu tố tác động nhiều nhất đến các nét văn hoá trong kinh doanh - là một trong những nguyên nhân chính của sự ra đời những quy tắc hay những tập quán trong hoạt động kinh doanh. Khi các quy tắc, tập quán này đã đƣợc phổ biến ở nhiều quốc gia đã tạo tiền đề cho xu hƣớng chuyên môn hoá trong ký kết hợp đồng. Sự đồng nhất hoá các nghiệp vụ kinh doanh
quốc tế giữa các quốc gia, khu vực sẽ tạo nên tính ổn định trong các điều khoản đƣợc lựa chọn đƣa vào bản điều kiện giao dịch chung của các doanh nghiệp. Và khi các điều khoản đã trở nên quen thuộc thì sự e ngại từ những bất cập của điều kiện giao dịch chung sẽ đƣợc giải toả. Khi đó, điều kiện giao dịch chung sẽ là giải pháp tối ƣu cho việc tiết kiệm thời gian soạn thảo và đàm phán hợp đồng.
Nếu nhƣ thời gian đầu ra đời, điều kiện giao dịch chung chủ yếu phục vụ cho các hoạt động thƣơng mại trong ngành hàng có khối lƣợng lớn nhƣ lƣơng thực thì ngày nay nó đã trở nên phổ biến hơn và đã xuất hiện không chỉ ở những hợp đồng có đối tƣợng hữu hình mà còn cả những hợp đồng hàng hoá vô hình. Các ngành có nhiều đối tƣợng khách hàng nhỏ lẻ nhƣ: ngân hàng, bảo hiểm, vận tải… lại chính là ngành sử dụng điều kiện giao dịch chung nhiều và chuyên nghiệp nhất.
Việc thiết lập những điều kiện giao dịch chung nhằm áp dụng đồng đều cho mọi khách hàng, trƣớc tiên vì mục tiêu hợp lý hoá bán hàng. Qua đó, các bên đều có thể “tiết kiệm” đƣợc thời gian, sức lực trong đàm phán và thoả thuận. Xa hơn nữa và thực tiễn đã thừa nhận là, thông qua việc thiết lập các quy tắc bán hàng thống nhất, các nhà cung cấp cùng với các hiệp hội nghề nghiệp của mình đã phát triển nhiều chủng loại hợp đồng cụ thể mà nhà làm luật chƣa hề biết tới. Điều này có ý nghĩa về nhiều phƣơng diện:
Một là, thông qua đó, các nhà cung cấp hình thành đƣợc những “luật chơi riêng” của mình. Đây cũng là yếu tố thể hiện bản sắc và uy tín của doanh nghiệp, là điều kiện và yếu tố hình thành khả năng và cơ hội cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hai là, thông qua những điều kiện giao dịch chung, pháp luật hợp đồng sẽ đƣợc cụ thể hoá trong những chủng loại giao dịch cụ thể. Theo nghĩa đó, điều kiện giao dịch chung có chức năng mang tính điều chỉnh hành vi. Chúng đƣợc coi là sự phát triển tiếp tục những tƣ tƣởng của nhà làm luật.
Ba là, khi đƣợc áp dụng trong một quan hệ hợp đồng, các điều kiện giao dịch chung có khả năng ngăn ngừa những rủi ro nhận thức của các bên tham gia quan hệ hợp đồng liên quan đến việc giải thích hợp đồng. Bên cạnh đó, các điều kiện giao dịch chung cũng là công cụ hữu hiệu của việc phân chia rủi ro pháp lý, trách nhiệm giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng.